4 thói quen xấu trong bữa ăn nhiều người mắc phải
Hiện nay 90% người Việt có những thói quen xấu này trong bữa ăn, khiến bệnh tật sớm tìm đến. Vì vậy, hãy tự tránh xa và thay đổi ngay nếu không muốn gây hại đến sức khỏe.
Gắp thức ăn cho người khác gây mất vệ sinh và dễ lây nhiễm bệnh
Theo nghiên cứu, trong khoang miệng của mỗi người có chứa hơn 80 triệu vi khuẩn khác nhau, trong đó bao gồm những vi khuẩn có lợi và cũng có rất nhiều vi khuẩn gây nên các bệnh về dạ dày, đường tiêu hóa hay viêm gan,… cho nên, việc gắp thức ăn cho người khác bằng đũa của mình chính là nguyên nhân truyền các bệnh như viêm họng, dạ dày, quai bị.
Ảnh minh họa
Mặc khác, chưa chắc món ăn đó phù hợp với khẩu vị của người được gắp thức ăn. Như thế lại gây nên sự khó xử cho đối phương. Chính vì thế, hãy thay đổi thói quen gắp thức ăn vào bát người khác
Vừa ăn vừa xem tivi ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Xu hướng nạp nhiều thức ăn hơn mức bình thường do quá tập trung vào tivi. Theo các nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm thực phẩm và thương hiệu Mỹ ở Đại học Cornell đã xem xét và nghiên cứu rằng, những người vừa xem tivi vừa ăn, họ có xu hướng ăn nhiều hơn 30-35% hơn những người bình thường. Vừa ăn vừa xem tivi còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, nhất là ảnh hưởng đến bao tử.
Dùng đồ nóng – lạnh xen kẽ gây hại đường ruột
Ảnh minh họa
Vừa ăn một món nóng, vừa uống một chút đồ lạnh sẽ đem lại cho tất cả chúng ta cảm giác ngon miệng hơn. Tuy nhiên, thói quen này lại đem lại cảm giác khó chịu cho dạ dày vì nóng lạnh đột ngột có thể gây khó tiêu, viêm co thắt dạ dày. Theo thời gian, nó có thể gây ra viêm dạ dày hoặc viêm ruột.
Vừa ăn vừa sử dụng điện thoại
Video đang HOT
Vừa ăn vừa dùng điện thoại sẽ khiến não bộ bị phân tâm và không tập trung vào việc ăn uống khiến thức ăn không được nhai kỹ càng, lúc này dạ dày sẽ tiết axit và enzyme không đủ, dẫn đến thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, trên màn hình điện thoại chứa rất nhiều loại vi khuẩn và bụi bẩn nhiều hơn những gì chúng ta nhìn thấy. Trong đó, có đến 16% điện thoại chứa những loại vi khuẩn đặc biệt nguy hiểm như Ecoli, vi rút cúm MRSA,… Và việc chúng ta vừa ăn vừa sử dụng điện thoại chính là con đường đưa những vi khuẩn có hại đó vào cơ thể con người gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
7 loại thực phẩm nhất quyết đừng ăn khi bụng rỗng kẻo hại dạ dày
Không phải bất cứ thực phẩm nào cũng phù hợp để ăn khi đói. Nếu lựa chọn sai thực phẩm chẳng những không thể thỏa mãn cơn đói mà còn hại sức khỏe.
Giáo sư Yu Kang - Khoa Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện Đại học Y Liên minh Bắc Kinh liệt kê những loại thực phẩm mọi người không nên ăn khi đói có thể gây tổn hại tới sức khỏe.
1. Quả hồng
Tuyệt đối không nên ăn quả hồng khi bụng rỗng bởi quả hồng chứa nhiều pectin và axit tannic. Các chất trên phản ứng với axit dạ dày tạo thành các khối gel không hòa tan, dễ tạo thành sỏi dạ dày.
Nếu sỏi này không được đào thải ra ngoài theo đường tự nhiên có thể dẫn tới tình trạng tắc nghẽn đường tiêu hóa, gây đau bụng trên, nôn mửa, thậm chí nôn ra máu... rất nguy hiểm. Do đó, nếu muốn ăn hồng nên ăn khi bụng chưa đói tránh gây tổn hại tới dạ dày.
2. Đồ uống lạnh
Thời tiết mùa hè nóng bức nên nhiều người rất thích uống các loại đồ uống lạnh. Tuy nhiên nên tránh uống nhiều loại thực phẩm đông lạnh khi bụng đói bởi nó sẽ gây tổn hại đường tiêu hóa, dẫn đến rối loạn phản ứng hóa học enzyme khác nhau và gây ra các bệnh về đường tiêu hóa.
Đặc biệt, phụ nữ ăn đồ uống lạnh khi bụng đói trong kỳ kinh nguyệt cũng có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt.
3. Chuối
Chuối chín chứa hàm lượng đường cao, và lượng lớn ăn vào khi bụng đói có thể gây mất cảm giác ngon miệng và đôi khi gây ra chứng trào ngược axit và ợ nóng.
Ngoài ra, lượng đường tự nhiên cao trong chuối có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và chuối sẽ tạm thời khiến bạn cảm thấy buồn ngủ. Các nghiên cứu tiết lộ rằng chuối chứa lượng đường cao, tạo ra năng lượng trong cơ thể, nhưng nếu ăn vào lúc bụng đói, năng lượng sẽ bị cạn kiệt sau vài giờ.
4. Thực phẩm nhiều đường
Đường là một loại thực phẩm dễ tiêu hóa và hấp thụ. Nếu bạn ăn nhiều đường khi bụng đói, cơ thể con người không thể tiết ra đủ insulin để duy trì giá trị bình thường của lượng đường trong máu trong một thời gian ngắn, sẽ khiến đường trong máu tăng đột ngột và ức chế sự thèm ăn.
5, Khoai lang
Khoai lang chứa tannin và nướu, có thể kích thích thành dạ dày tiết ra nhiều axit dạ dày và gây khó chịu như ợ nóng nếu ăn khi bụng rỗng. Hơn nữa, trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa. Không nên ăn khoai lang khi đói.
6. Cam
Cam quả thực rất bổ dưỡng và nhiều người thích uống nước cam. Mặc dù bổ nhưng chớ nên ăn cam khi bụng đói bởi cam chứa nhiều axit hữu cơ, axit trái cây, axit maslinic, axit citric,... Ăn cam hay uống nước cam khi bụng đói sẽ làm tăng axit dạ dày và gây kích ứng bất lợi cho niêm mạc dạ dày, gây đầy bụng, ợ hơi và phun nước axit.
7. Đồ ăn cay
Nhiều người có sở thích ăn cay nên thường thích ăn các món ăn vặt có vị cay khi đói. Tuy nhiên điều này không hề có lợi cho dạ dày. Ăn đồ cay khi đói gây kích thích hệ tiêu hóa và niêm mạc dà dày. Bạn hãy tránh tìm tới đồ ăn cay khi đói.
Nên ăn gì khi bụng đói?
Khi mọi người đói, để giúp ích cho sức khỏe và thỏa mãn cơn thèm ăn nên chọn các thực phẩm lành mạnh dưới đây:
Quả hạch: Các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều giàu protein và chất xơ nên có thể nhanh chóng giảm cơn đói, tăng cường hệ tiêu hóa và duy trì độ pH trong dạ dày.
Bột yến mạch: Yến mạch giàu chất xơ cũng giúp bạn bớt đói và no lâu hơn. Bột yến mạch còn giúp tạo ra một lớp màng bảo vệ dạ dày tránh bị axit hydrochloric phá hủy.
Dưa hấu: Dưa hấu có chứa nhiều nước có thể cung cấp đủ chất lỏng cho dạ dày. Ngoài ra ăn dưa hấu còn giúp tăng cường miễn dịch.
Trứng: Ăn trứng khi bụng rỗng nhất là bữa sáng sẽ có thể cắt giảm lượng calo trong cơ thể, giúp bạn no lâu, kiểm soát cơn đói.
Lúa mạch: Lúa mạch rất có lợi cho sự vận hành hệ tiêu hóa, đồng thời đây cũng là cả một nguồn protein, chất sắt và vitamins dồi dào bổ sung cho cơ thể khi thiếu năng lượng.
Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt: Loại bánh mì ngũ cốc không qua quá trình lên men này bao gồm hàm lượng lớn carbohydrates và các chất dinh dưỡng có lợi cho da dày của bạn. Đây là gợi ý tốt cho một bữa sáng tràn đầy năng lượng.
Trẻ nhỏ tuổi bị nôn nhiều, dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm Nôn ói không chỉ là triệu chứng của các bệnh lý đường tiêu hóa, trẻ bị nôn còn có thể là biểu hiện của bệnh lý của các cơ quan khác hoặc bệnh lý toàn thân. Ảnh minh họa Hiện tượng nôn xảy ra khi có yếu tố kích thích trung tâm nôn ở não bộ như ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng...