4 thói quen khi ăn thịt gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
Thịt là thực phẩm không thể thiếu trong những bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, có những thói quen tiêu thụ thịt sai cách dẫn đến những tác hại không tốt cho sức khỏe.
Những thói quen khi ăn thịt gây hại cho sức khỏe
Để tránh những tác hại không đáng có khi ăn thịt, bạn hãy cẩn thận tránh những thói quen sau:
Ảnh minh họa
Dùng thịt không đảm bảo vệ sinh thực phẩm
Các loại thịt không đảm bảo nguồn gốc có thể chứa nhiều loại vi khuẩn hay các mầm bệnh… Ăn những loại thịt này sẽ có thể gây ngộ độc hoặc khiến độc tố tích tụ rong cơ thể. Hãy cẩn thận khi lựa chọn thực phẩm bạn nhé.
Ảnh minh họa
Món thịt nướng thơm lừng khiến người ta say mê nhưng đáng tiếc lại không tốt cho sức khỏe bởi khi thịt bị cháy, chúng sẽ sản sinh ra các hợp chất gây hại. Khi thường xuyên dùng thịt nướng thì các chất độc hại từ phần thịt bị cháy xém sẽ tích tụ các hợp chất này, lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư. Để tránh những tác hại trên bạn nên tránh nướng thịt quá cháy hoặc tránh những phần thịt bị cháy. Hãy nghiên cứu những phương pháp chế biến mới để bảo vệ sức khỏe của bản thân nhé.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Dùng thịt rã đông sai cách
Khi bảo quản và rã đông bạn nên chú thực hiện đúng cách để đảm bảo độ tươi ngon và an toàn cho sức khỏe. Nhiều người thường có thói quen rã đông thịt ở nhiệt độ tự nhiên hay ngâm chúng vào nước, tuy tiện lợi nhưng cách này làm tăng vi khuẩn hoặc mất chất dinh dưỡng của thịt. Vậy nên để rã đông thịt thì hãy đặt chúng vào ngăn mát tủ lạnh hay đặc chúng vào túi kín trước khi ngâm vào nước.
Ảnh minh họa
Chỉ ăn thịt không ăn rau
Nhiều bạn thường có thói quen chỉ ăn thịt mà không ăn rau. Thường xuyên mắc phải thói quen này sẽ khiến bạn gặp phải các vấn đề về tiêu hoá. Do hàm lượng chất xơ không đủ để hỗ trợ quá trình chuyển hoá thức ăn. Lười ăn rau xanh cũng khiến cơ thể khó hấp thụ dinh dưỡng và gây tích tụ mỡ thừa. Do vậy, bạn hãy cân bằng các loại thực phẩm này trong bữa ăn để hỗ trợ tiêu hoá tốt nhất.
Bất thường xuất hiện trên cơ thể cho thấy các cơ quan nội tạng quá "bẩn"
Chúng ta không nhìn thấy được cơ quan nội tạng trong cơ thể. Nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng dưới đây, chứng tỏ các cơ quan nội tạng này "quá bẩn".
Các cơ quan nội tạng trong cơ thể chuyển hóa mọi lúc, trong quá trình chuyển hóa sản sinh ra các chất thải như axit uric, các gốc tự do và carbon dioxide. Ngoài ra, một số virus và vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể, sau khi bị "giết" cũng sẽ để lại chất thải. Tuy nhiên nếu có quá nhiều chất thải, cơ thể không xử lý kịp thời, sẽ dễ dàng tích tụ thành chất có hại, là nguồn gốc của nhiều bệnh.
Cơ quan nội tạng "bẩn" sẽ có những biểu hiện gì?
Những dấu hiệu trên cơ thể, cho thấy 5 cơ quan nội tạng quá "bẩn"
1. Gan và túi mật: Đ ường gờ nổi hoặc vết lõm trên bề mặt móng tay, móng chân
Gan đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, phá vỡ chất béo, rượu và đường, cũng như tổng hợp các loại protein khác nhau và phân hủy mầm bệnh. Túi mật và gan có liên quan rất chặt chẽ với nhau. Axit béo dư thừa, cholesterol, glucose, rượu,... xâm nhập vào gan và túi mật, nếu quá trình trao đổi chất không kịp thời và tích lũy quá mức trong thời gian dài có thể gây viêm gan mạn tính hoặc viêm túi mật.
Các biểu hiện chính là các đường gờ nổi hoặc vết lõm trên bề mặt móng và móng yếu, đau nửa đầu, chán ăn. Ngoài ra, bệnh nhân có chuyển hóa sắc tố mật bất thường có thể bị vàng da, nổi mụn ở hai bên mặt, tâm trạng kém bất thường và tăng sản vú.
2. Tim phổi: Mất ngủ, ngủ hay mơ, khó thở, tim đập nhanh, nổi mụn trên trán, loét lưỡi và da xỉn màu
Những người có chức năng phổi kém sẽ đi kèm với các mức độ khác nhau của suy tim mạn tính
Máu tĩnh mạch của tim cần phải được chuyển đổi thành máu động mạch thông qua lưu thông của phổi, sau đó cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nhưng phổi có khả năng tự bảo vệ kém và rất dễ bị tổn thương.
Hút thuốc trong thời gian dài, ở trong môi trường khói bụi, khói dầu ăn và virus sẽ xâm nhập vào phổi qua đường hô hấp, gây tổn thương tế bào phổi, thở kém, làm giảm hàm lượng oxy trong máu, do đó làm tăng gánh nặng cung cấp máu cho tim, không có lợi cho sức khỏe của tim.
Nói chung những người có chức năng phổi kém sẽ đi kèm với các mức độ khác nhau của suy tim mạn tính. Các triệu chứng chính là mất ngủ, ngủ hay mơ, khó thở, tim đập nhanh, nổi mụn trên trán, loét lưỡi và da xỉn màu.
3. Lá lách và dạ dày: Tăng sắc tố trên mặt, cơ thể tích tụ nhiều chất béo, loét miệng, nổi mụn quanh môi, miệng đắng và hôi, trào ngược axit và ợ nóng.
Vào mùa hè, trời nóng và ẩm ướt, lá lách và dạ dày là nơi dễ bị tổn thương nhất. Một mặt, độ ẩm có xu hướng tích tụ trong lá lách và dạ dày trong một thời gian dài, có thể dẫn đến giảm chức năng tiêu hóa của lá lách, tế bào lympho và các chức năng khác, tăng khả năng viêm loét dạ dày.
Mặt khác, nhiệt độ cao có thể dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn và làm suy giảm chất dinh dưỡng trong thực phẩm, ăn những thực phẩm bị nhiễm khuẩn có thể gây ra bệnh dạ dày cấp tính.
Các triệu chứng chính là tăng sắc tố trên mặt, cơ thể tích tụ nhiều chất béo, loét miệng, nổi mụn quanh môi, miệng đắng và hôi, trào ngược axit và ợ nóng.
4. Thận:
Thận giúp duy trì sự trao đổi nước và cân bằng nội môi trong cơ thể, nhưng rất nhiều mồ hôi bay hơi trong thời tiết nhiệt độ cao, cơ thể dễ rơi vào tình trạng thiếu nước và gây tăng gánh nặng cho thận. Việc thiếu nước sẽ làm giảm hiệu quả của thận trong việc lọc protein, muối vô cơ và glucose, khiến một số chất còn lưu lại trong thận, từ đó gây thiệt hại nhất định cho cầu thận, khiến đường huyết, huyết áp và kali máu không ổn định, dễ gây sỏi thận hoặc xuất hiện tình trạng giữ nước và natri. Các triệu chứng chính là phù mí mắt và chi dưới sau khi thức dậy vào buổi sáng, dễ bị mệt mỏi, vùng eo và đầu gối bị đau.
5. Ruột: Đầy hơi, táo bón
Ruột "bẩn" sẽ có triệu chứng như đầy hơi, táo bón, lỗ chân lông to...
Ruột được chia thành hai phần, ruột non và ruột già. Thức ăn đi vào ruột non từ dạ dày, phần lớn quá trình tiêu hóa và hấp thu được hoàn thành ở ruột non. Phần còn lại của thức ăn ở ruột già trong 12- 24 giờ và được thải ra khỏi cơ thể.
Tuy nhiên, thu nạp lượng lớn thực phẩm nhiều chất béo, nhiều đường,... có thể dẫn đến giảm nhu động đường tiêu hóa, gây khó tiêu và phân khô. Một khi các chất có hại tích tụ trong ruột trong thời gian dài, chúng có thể được tái hấp thu vào máu qua gan. nó cũng có thể gây viêm da và các bệnh khác.
Các triệu chứng chính là đầy hơi, táo bón, lỗ chân lông to, mụn ở cằm và da mặt xỉn màu.
Virus phòng thí nghiệm nếu để "sổng chuồng", nhân loại có thể đối diện đại dịch chết người Đây là những virus, vi khuẩn cực kỳ nguy hiểm, gọi chung là mầm bệnh, được con người tạo ra dùng cho mục đích nghiên cứu nhưng do quản lý yếu kém, chúng "sổng chuồng" khiến nhân loại nhiều phen hú vía. Ảnh minh họa Theo các chuyên gia về bệnh lây nhiễm, người đầu tiên có công phát hiện ra virus là...