4 Thiền Viện Trúc Lâm nổi tiếng nhất “Dải chữ S”
Trên dải đất hình chữ S hiện nay có rất nhiều Thiền viện Trúc lâm, nhưng 4 Thiền viện sau đây nổi tiếng cả nước bởi vừa đem lại cho người lui tới cảm giác thanh bình, tĩnh mịch và còn được thiên nhiên ưu ái ban tặng một bức tranh sơn thủy hữu tình, cảnh quan tuyệt đẹp, đó là: Trúc Lâm Tây Thiên, Trúc Lâm Phương Nam, Trúc Lâm Đà Lạt, Trúc Lâm Yên Tử.
Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên
Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên nằm ở xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, cách trung tâm Tp.Hà Nội khoảng 85 km về phía tây. Thiền viện Tây Thiên được xây dựng trên nền của một thiền tự cổ có từ thế kỷ III, là thiền viện được xây dựng trong thời gian ngắn nhất và kinh phí xây dựng thấp nhất, bởi thiền viện có sự góp sức, góp công của người dân, các nghệ nhân và các làng nghề cũng công đức rất nhiều.
Thiền viện được xây dựng từ tháng 4/2004, hoàn thành sau hơn 1 năm vào ngày 25/11/2005 với kinh phí tổng cộng khoảng hơn 30 tỷ đồng.. Trong truyền thuyế đây là một trong những nơi phát tích sớm nhất của Phật giáo ở Việt Nam.
Vào thế kỷ thứ III, có một vị hòa thượng tên là Khương Tăng Hội dừng chân ở nơi đây, sau đó dựng chùa truyền giáo, vì thế nơi đây chính là cái nôi của Phật giáo Việt Nam. Đến với Tây Thiên là đến với miền đất có suối reo, thác đổ, núi no xanh biếc, có hồ sen, vườn tiên, khe giải oan, am gió, thang mây, thác bạc… cảnh quan rất hữu tình.
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam nằm trong khu Lộ Vòng Cung thuộc TP Cần Thơ. Thiền viện được công xây dựng vào ngày 16/7/2013 và đến 17/5/2014 thiền viện được khánh thành, tổng diện tích là 38.016 m2, kinh phí khoảng 145 tỷ. Chính điện lợp ngói tám mái theo phong cách của nhà Trần. Tổ điện lợp ngói bốn mái theo phong cách triều Lý. Lầu trống, gác chuông lợp ngói mười hai mái, làm theo kiểu tháp chuông ở Chùa Keo (Thái Bình)… Bên trong có tượng Phật Thích Ca bằng đồng nặng 3,5 tấn, còn lại toàn bộ hệ thống tượng thờ tại đây đều được làm bằng gỗ thủy tùng.
Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt được xây dựng bên cạnh hồ Tuyền Lâm. Giữa điện thờ tượng Phật Thích Ca cao 2 m, tay phải cầm cành hoa sen. Bên phải là Bồ Tát Văn Thù đang cưỡi sư tử. Bên trái là Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi con voi trắng 6 ngà. Phía bên phải của chính điện là lầu chuông với quả đại hồng chung nặng khoảng 1,1 tấn. Toàn chính điện có diện tích khoảng 192 m2, mang đậm phong cách nhà Phật. Thiền viện rất hút du khách với vẻ uy nghiêm, không gian thì thoáng đãng.
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử
Video đang HOT
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử còn có tên gọi khác là Chùa Lân, hay Long Động Tự nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đây là ngôi chùa do vua Trần Nhân Tông xây dựng vào năm 1293. Chùa nằm trên một quả đồi có hình dáng giống 1 con lân. Các công trình chính của ngôi chùa gồm: chính điện, nhà thờ Tổ, lầu trống, lầu chuông, La Hán đường, nhà tăng… Chùa có tượng đồng Thích ca mâu ni nặng gần 4 tấn và tượng Bồ Đề Đạt Ma làm bằng gỗ, nặng khoảng 3,2 tấn.
Đó là 4 Thiền viện Trúc lâm nổi tiếng nhất cả nước, đến nơi đây, phật tử và du khách vừa được đắm chìm trong không gian nhà Phật, vừa được đắm chìm trong không gian tĩnh mịch, cảnh quan sơn thủy hữu tình, bốn bề đều rất đẹp.
Ngắm vẻ bình yên trong Thiền viện Trúc Lâm (Đà Lạt)
Thiền viện Trúc Lâm là một trong ba thiền viện lớn nhất ở Việt Nam tọa lạc tại đường Trúc Lâm Yên Tử (thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng).
Thiền viện Trúc Lâm được bao bọc bởi những rừng thông bạt ngàn, phía dưới là hồ Tuyền Lâm, mang lại không khí trong lành và mát mẻ.
Thiền viện được chia làm 4 khu vực chính là nội viện tăng, nội viện ni, ngoại viện và tịnh thất hòa thượng. Mỗi khu vực sẽ có những đặc điểm và các hoạt động sinh hoạt khác nhau.
Hoạt động thiền tăng được chia làm 2 khu chính: Nội viện tăng (khu vực dành cho du khách tham quan) và Nội viện ni (khu vực dành cho nữ tu).
Bên trong Thiền viện Trúc lâm là những công trình kiến trúc độc đáo xen kẽ với rất nhiều loài hoa đẹp, giống hoa lạ và quý hiếm, được các hòa thượng mang từ khắp nơi trên thế giới về ươm trồng. Vẻ đẹp của Thiền viện mang lại sự bình yên cho du khách tham quan.
Dưới đây là một số hình ảnh bên trong thiền viện trong một buổi sớm:
Cổng Thiền viện Trúc Lâm từ phía hồ Tuyền Lâm.
Thiền viện Trúc Lâm nằm trên núi Phụng Hoàng
Cổng tam quan ở Thiền viện Trúc Lâm có nhiều du khách "check - in".
Ngôi Chính Điện chính là địa điểm vô cùng thiêng liêng tại thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt.
Phía bên trong thiền viện còn có những vườn hoa rực rỡ.
Tại thiền viện còn có khu Nội Viện Ni - Khu vực dành cho nữ tu.
Bên trong Nội Viện Ni có những công trình kiến trúc khá độc đáo và có cảnh quan trang nhã.
Thấp thoáng trong những khu vườn nhiều hoa lá là tượng Phật bà Quan âm.
Những tấm đá khắc dòng chữ nhà Phật.
Ni cô đang cặm cụi làm vườn.
Từ sáng sớm, nhiều du khách đã có mặt ở khu Chánh niệm Nội Viện Ni.
Mặt ngoài của nhà Chánh niệm là những bức tranh nổi khá lớn.
Bên trong ngôi Chính điện được thờ tự đơn giản và chứa đựng nhiều điều ý nghĩa của nhà Phật.
Tượng Phật được đặt trong khu Chánh niệm của Nội Viện Ni.
Điểm dễ nhận thấy khi tới Thiền viện Trúc Lâm là khung cảnh bình yên trong mỗi con đường, hàng cây, màu xanh hoa lá và không khí trong lành của Đà Lạt.
Suối nước nóng Bình Châu: Trải nghiệm du lịch có 1 0 2 Suối nước nóng Bình Châu thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, nằm trên quốc lộ 55, xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc. Suối nước nóng Bình Châu là một trong 6 suối nước nóng nổi tiếng nhất của Việt Nam và nằm giữa rừng nguyên sinh Bình Châu rộng lớn. Hiện nay, suối nằm trong khu bảo tồn Bình Châu -...