4 tay súng sát hại 17 binh sĩ
Quân đội Ấn Độ thông báo rạng sáng 18-9, bốn tay súng đã đột nhập vào căn cứ bộ binh ở Uri (bang Jammu & Kashmir) gần biên giới Pakistan và nổ súng.
Giao tranh xảy ra suốt nhiều giờ (ảnh). 17 binh sĩ thiệt mạng, khoảng 20 binh sĩ bị thương, bốn tên xâm nhập bị tiêu diệt. Đây là vụ tấn công đẫm máu nhất trong khu vực này từ nhiều năm nay.
Bạo lực bắt đầu bùng nổ trở lại tại khu vực Kashmir vào đầu tháng 7 sau khi thủ lĩnh ly khai Burhan Wani bị cơ quan an ninh Ấn Độ tiêu diệt. Các vụ đụng độ xảy ra sau đó đã làm 87 người chết và hàng ngàn người bị thương. Kashmir là khu vực tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan từ năm 1947.
Bộ Nội vụ Ấn Độ nhận định vụ tấn công căn cứ ở Uri là vụ tấn công xuyên biên giới nhưng chưa biết tổ chức nào đứng sau vụ tấn công. Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Rajnath Singh đã hủy chuyến đi đến Nga và Mỹ. Ông lên án Pakistan là nhà nước khủng bố nhưng không buộc trực tiếp Pakistan đứng sau vụ tấn công.
TNL
Theo PLO
Pháp thiết lập lực lượng vệ binh quốc gia 84.000 quân
Sau cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng ngày 3-8, Bộ trưởng Nội vụ Pháp Bernard Cazeneuve tuyên bố mục tiêu của chính phủ là tăng quân số lực lượng vệ binh quốc gia lên đến 84.000 quân vào năm 2019.
Số quân này gồm 40.000 quân thuộc Bộ Quốc phòng và 44.000 quân thuộc Bộ Nội vụ.
Sau vụ tấn công khủng bố bằng xe tải tại Nice đêm 14-7 (84 người thiệt mạng), Tổng thống Franois Hollande đã mong muốn thành lập vệ binh quốc gia làm nhiệm vụ hỗ trợ cho quân đội và cảnh sát đối phó với nguy cơ khủng bố. Lực lượng này sẽ được thành lập từ quân dự bị tác chiến.
Sau các vụ tấn công khủng bố vào đầu năm 2015, Pháp đã điều động quân đội tham gia chiến dịch Sentinelle nhằm tăng cường bảo vệ các địa điểm trọng yếu. Nay Bộ trưởng Nội vụ Bernard Cazeneuve giải thích sẽ sử dụng vệ binh quốc gia thay cho quân đội vì không thể điều động quân đội thường xuyên. Hiện có khoảng 10.000 binh sĩ tham gia chiến dịch Sentinelle.
TNL
Theo PLO
Nga nắm thóp Trung Quốc bằng vũ khí Nga và Trung Quốc hợp tác tập trận nhằm cảnh báo Mỹ rằng ưu thế về hàng hải của Mỹ ở châu Á đã kết thúc. Tổng thống Nga Vladimir Putin đang quay sang Đông Á để phá thế cô lập về ngoại giao và tìm kiếm thêm thị trường mới nhằm vực dậy kinh tế Nga đang khó khăn do cấm vận...