4 tàu Trung Quốc lại vào Senkaku/Điếu Ngư
Lực lượng bảo vệ bờ biển số 11 tại Naha, tỉnh Okinawa, Nhật Bản cho biết, 4 tàu hải giám Trung Quốc đã xâm nhập vùng lãnh hải xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông khoảng 11h45 sáng 22-12. Bất chấp sự cảnh báo từ phía Nhật Bản, 4 tàu trên lưu lại khu vực này đến 15h30 mới rời đi theo hướng Nam – Tây Nam.
Đây là lần thứ hai kể từ khi Trung Quốc đơn phương tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông và là lần thứ 53 trong năm nay, Trung Quốc cho tàu đi vào khu vực quần đảo tranh chấp này.
Tại Tokyo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Chikao Kawai đã gọi điện cho Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản Trình Vĩnh Hoa để phản đối sự xâm nhập của 4 tàu tuần tra Trung Quốc và kêu gọi phía Trung Quốc kiềm chế hành động của mình. Ông Chikao Kawai cảnh báo, nếu các tàu của Bắc Kinh tiếp tục các hành động khiêu khích như vậy, thì nước này có nguy cơ làm tổn hại đến triển vọng đối thoại mang tính xây dựng nhằm giảm bớt căng thẳng.
Cùng ngày, Cục Hải dương nhà nước Trung Quốc xác nhận 4 tàu tuần tra đi vào khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là các tàu mang số hiệu CCG 2337, 2102, 2112 và 2151.
Theo ANTD
Video đang HOT
Mỹ giúp Việt Nam mua tàu tuần tra biển
Tại cuộc gặp gỡ báo chí chiều 16/12 ở Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ Kerry tuyên bố Mỹ sẽ cung cấp gói tài trợ 32,5 triệu đô la để giúp các quốc gia Đông Nam Á tăng cường bảo vệ khả năng pháp luật trên biển, như mua tàu tuần tra, đào tạo.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry trong cuộc họp báo chung với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chiều ngày 16/12 tại Hà Nội.
Gói tài trợ này sẽ bao gồm đào tạo và mua tàu tuần tra cao tốc cho các lực lượng cảnh sát biển, dựa vào những chương trình hiện có như sáng kiến Vịnh Thái Lan.
"Gói tài trợ này sẽ giúp các quốc gia Đông Nam Á thực hiện các hoạt động nhân đạo và bảo vệ lãnh hải của họ, đặc biệt hòa bình, ổn định ở Biển Đông là một ưu tiên hàng đầu của chúng tôi và các nước trong khu vực", vị Ngoại trưởng cho biết thêm.
Ông cũng nhấn mạnh gói tài trợ không liên quan gi đên tuyên bô gân đây cua cac nươc khac. "Xây dưng cam kêt giup cac nươc ASEAN tăng cương kha năng hoat đông trên biên cua minh la môt trong những chinh sach cua My đa co tư lâu. Đây không phai phan ưng nhanh trươc môt hanh đông nao đo", ông nói.
Ông John Kerry cũng nhấn mạnh đến chính sách "tái cân bằng" của Hoa Kỳ hướng về Châu Á-Thái Bình Dương là một ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Obama từ khi nhậm chức. "Tái cân bằng" tức là một sự tập trung mạnh mẽ hơn vào Đông Nam Á, hiện nay là một phần trọng yếu của chính sách của Hoa Kỳ cũng như quan hệ của Hoa Kỳ với ASEAN", Ngoại trưởng Hoa Kỳ cho hay.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng bày tỏ quan ngại sâu sắc tới vùng phòng không Trung Quốc mới tuyên bố thiết lập vào tháng trước trên Hoa Đông. Theo Ngoại trưởng John Kerry, trong buổi hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, ông đã cho biết, Hoa Kỳ không công nhận vùng phòng không của Trung Quốc và tuyên bố của Trung Quốc sẽ không làm thay đổi cách thức Hoa Kỳ thực hiện các hoạt động quân sự của mình trong khu vực.
"Đó là một quan ngại mà chúng tôi đã nói thẳng thắn và trực tiếp với Trung Quốc: Vùng này không nên được xác lập và Trung Quốc không nên có những hành động đơn phương tương tự ở những nơi khác trong khu vực và đặc biệt là ở Biển Đông", Ngoại trưởng John Kerry cho hay.
Xem xét thành lập trường Đại học Fulbright tại Việt Nam
Trong cuộc gặp với báo chí tại Hà Nội trong khuôn khổ chuyến công du Việt Nam đầu tiên trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ, ông John Kerry cũng bày tỏ ấn tượng của ông với sự phát triển năng động của thủ đô Hà Nội nói riêng cũng như Việt Nam nói chung.
"Khi tôi hạ cánh ở Hà Nội năm 1991 với vai trò dân sự và là một thượng nghị sĩ, tôi nhớ như in một thành phố Hà Nội khác hẳn bây giờ. Đường phố tràn ngập xe đạp và hầu như không có xe máy, cũng như không có nhiều khách sạn."
Theo ông, giờ đây Việt Nam đã trở thành quốc gia hiện đại và một đối tác quan trọng của Hoa Kỳ. Có tới 40% dân số Việt Nam ở tuổi dưới 25 đầy năng động.
Ngoại trưởng John Kerry cũng đề cập đến 4 lĩnh vực mà Việt Nam và Hoa Kỳ đang tập trung thúc đẩy theo chiều sâu đó là: giáo dục-đào tạo; thương mại, môi trường và biến đổi khí hậu và hợp tác tăng cường an ninh khu vực cũng như cứu trợ nhân đạo và thiên tai.
Ông Kerry cho biết, hiện nay có tới hơn 16.000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Hoa Kỳ. Ông cũng bày tỏ vui mừng trước tăng trưởng thương mại ấn tượng giữa hai quốc gia. Thương mại hai chiều đã tăng gấp hơn 50 lần lên 25 tỷ đô la vào năm 2012 so với năm 1995.
Ngoại trưởng Mỹ cho biết thêm, tiếp nối sự thành công của Chương trình đào tạo Fulbright, Mỹ sẽ xem xét việc thành lập một trường Đại học Fulbright ngay tại Việt Nam trong tương lai gần.
Nam Hằng
Theo Dantri
Căng thẳng tiếp tục leo thang, 3 tàu Trung Quốc xâm nhập Senkaku Ngày 8-12, lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết, 3 tàu hải cảnh Trung Quốc lại xâm nhập vào khu vực gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Biên đội tàu cảnh sát biển Trung Quốc Ba tàu cảnh sát biển Trung Quốc là Hải Cảnh 2166, Hải Cảnh 2350 và Hải Cảnh 2506 đã đi...