4 sai lầm phổ biến trong việc bảo quản và sử dụng lại thức ăn thừa vào mùa hè mà nhiều người mắc phải
Vào mùa hè, thực phẩm nhanh bị hư hỏng, thức ăn thừa bảo quản sai cách rất chóng ôi thiu và trở thành lý do khiến các ca ngộ độc thực phẩm tăng nhanh.
Thời tiết mùa hè nắng nóng, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, vi sinh vật phát triển, gây nấm mốc, hư hỏng các loại thực phẩm, đặc biệt là thức ăn thừa. Để bảo quản thức ăn thừa một cách an toàn, nhiều người cho rằng chỉ cần đặt chúng vào tủ lạnh, khi nào dùng thì lấy ra là xong.
Tuy nhiên, chính suy nghĩ tưởng chừng đơn giản này lại là một trong những sai lầm phổ biến khi bảo quản và sử dụng lại thức ăn thừa vào mùa hè mà nhiều người mắc phải. Dưới đây là 4 sai lầm như thế, mong rằng bạn không mắc phải cái nào.
1. Để thức ăn thừa ngoài nhiệt độ phòng hơn 2 giờ
Nếu bảo quản thức ăn thừa ở nhiệt độ phòng, vi sinh vật có thể sinh sôi nhanh chóng và gây hư hỏng thực phẩm.
Vì vậy, không nên bảo quản thực phẩm đã nấu chín quá 2 giờ ở nhiệt độ phòng. Tất cả thực phẩm chín cần được làm nguội và cho vào tủ lạnh kịp thời, nhiệt độ tủ lạnh tốt nhất là dưới 5 độ C. Đối với thức ăn thừa cũng vậy, sau khi kết thúc bữa ăn, bạn nên cất nó vào tủ lạnh càng sớm càng tốt (trong vòng 2 tiếng sau khi chế biến xong).
2. Bảo quản thức ăn thừa trong tủ lạnh quá 3 ngày
Ngay cả khi thực phẩm được bảo quản trong tủ lạnh, nhiều loại vi sinh vật vẫn sinh sôi, có thể mang đến những nguy cơ về mất an toàn thực phẩm. Vì vậy, thức ăn thừa nên được bảo quản trong tủ lạnh không quá 3 ngày.
Video đang HOT
Bạn có thể dán một nhãn nhỏ lên phần thức ăn thừa để đánh dấu thời gian cất trữ, nếu đã quá 3 ngày kể từ khi cất trữ thì không nên sử dụng nữa.
3. Hâm nóng thức ăn thừa sai cách
Bất kể thức ăn thừa được bảo quản như thế nào trước đó, chúng ta cũng nên làm nóng nó ở nhiệt độ trên 60 độ C trước khi ăn. Vì hầu hết các vi sinh vật sẽ mất hoạt tính ở nhiệt độ trên 60 độ C.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần giảm thiểu số lần hâm nóng lại thức ăn thừa bởi việc hâm nóng nhiều hơn một lần có thể làm mất chất dinh dưỡng của thức ăn, thậm chí khiến chất dinh dưỡng bị biến tính, không có lợi cho sức khỏe.
Do đó, với lượng thức ăn thừa lớn, bạn nên phân chia nó ra thành các phần nhỏ vừa đủ ăn cho một bữa để hạn chế số lần hâm nóng lại thức ăn thừa.
4. Rã đông ở nhiệt độ phòng
Đối với những loại thức ăn thừa cần cất trữ trong ngăn đá tủ lạnh, khi lấy ra sử dụng, bạn chắc chắn sẽ phải rã đông nó. Nhiều người có thói quen để thức ăn thừa đông đá ra nhiệt độ phòng để rã đông, tuy nhiên, đây là cách làm không đúng.
Với lượng thức ăn lớn, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để rã đông nó theo cách này. Hơn nữa, rã đông ở nhiệt độ phòng có thể tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh chóng của vi sinh vật và mang đến các mối nguy hại về an toàn thực phẩm.
Rã đông bằng lò vi sóng dù an toàn hơn một chút nhưng cũng không thực sự hiệu quả. Sau khi rã đông bằng lò vi sóng, bạn cần hâm nóng lại thức ăn ở nhiệt độ trên 60 độ C ngay lập tức để ngăn cản sự phát triển của vi sinh vật.
Cách rã đông tốt nhất là rã đông trong môi trường lạnh, bạn hãy để thức ăn thừa đóng đá xuống ngăn mát (lạnh) của tủ lạnh, việc làm này có thể làm giảm sự sinh sản của vi sinh vật. Sau khi cảm thấy lớp đá trong thực phẩm đã tan bớt, bạn có thể mang ra và hâm nóng để tiêu thụ, cách này vừa an toàn vừa thuận tiện.
Nguồn và ảnh: Nhật báo Thanh niên Bắc Kinh, QQ, Kknews, Eat This
3 loại củ quả càng bảo quản trong tủ lạnh càng nhanh hỏng, thậm chí ăn vào còn có thể gây ngộ độc
Để bảo quản thực phẩm, đặt chúng trong tủ lạnh có lẽ là biện pháp hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, 3 loại củ quả này càng được để trong tủ lạnh thì càng nhanh hỏng.
Tủ lạnh là thiết bị điện hầu như nhà nào cũng có, đặc biệt, người ta còn gọi nó là "tủ lạnh đa năng", thực phẩm mua về như rau, củ, quả, thủy sản, thịt... đều có thể bảo quản trong tủ lạnh để dùng được trong thêm vài ngày nữa. Tuy nhiên, điều gì cũng có ngoại lệ của nó.
Không phải tất cả các loại thực phẩm hàng ngày của chúng ta đều có thể được bảo quản trong tủ lạnh. Đặc biệt là 3 loại củ quà này, việc đặt chúng trong tủ lạnh không những đẩy nhanh quá trình thối hỏng mà còn có thể khiến chúng trở thành thuốc độc, một khi ăn vào là các triệu chứng ngộ độc sẽ ập tới.
1. Cà chua
Cà chua có thể chế biến thành các món ăn khác nhau, ăn kèm với những món khác cũng rất ngon với đầy đủ hương vị. Môi trường ưa thích của cà chua là ở nhiệt độ phòng, thấp nhất là 12 độ C. Nếu để cà chua trong nhiệt độ dưới 4 độ C, bảo quản lạnh càng lâu thì nó càng dễ bị "chết cóng", đẩy nhanh quá trình thối hỏng của cà chua.
Đồng thời, việc bảo quản cà chua trong tủ lạnh cũng rất dễ ảnh hưởng đến hương vị của nó, dù vào mùa cà chua có hương vị đậm đà nhất, bạn cũng nên mua về ăn ngay. Nếu mua quá nhiều, bạn có thể bảo quản chúng ở những nơi mát mẻ, thông thoáng.
Đối với cà chua xanh chưa chín, mọi người không nên mua, chúng có khả năng chứa một lượng lớn solanin, tiêu thụ quá nhiều chất này sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc solanin, dẫn đến triệu chứng buồn nôn, nôn, đau bụng, ù tai, thậm chí là viêm dạ dày ruột.
2. Dưa chuột
Dưa chuột và cà chua luôn là sự kết hợp ăn ý khi bạn muốn giảm cân, chúng đều có hàm lượng calo thấp và nhiều nước, hương vị lại đậm đà. Có lẽ cũng vì chúng quá "thân thiết" với nhau nên dưa chuột cũng có đặc tính sợ lạnh giống cà chua.
Dù không bị tê cóng khi để trong tủ lạnh như cà chua nhưng dưa chuột vốn là loại quả ưa tính ấm.
Trong trường hợp bình thường, nếu thời gian bảo quản trong tủ lạnh quá 3 ngày, dưa chuột không chỉ mất đi vị ngon ban đầu mà còn bị mất độ ẩm, bề mặt của nó cũng dễ bị nổi những đốm tương tự như khi ngâm nước.
Lúc này, bạn đừng vội rửa sạch ăn luôn mà hãy cắt dưa chuột trước, bên trong có màu vàng cũng là dấu hiệu cho thấy dưa chuột không thể ăn được nữa. Điều này không chỉ bởi ăn dưa chuột ở tình trạng này không cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể mà nó thậm chí còn làm tăng áp lực đường tiêu hóa.
Vì vậy, cách tốt nhất để bảo quản dưa chuột là bảo quản ở nơi thoáng mát, tốt nhất nên ăn trong vòng 2 ngày.
3. Khoai tây
Nhiều người cho rằng, khoai tây có hạn sử dụng rất lâu, do đó, bảo quản nó trong tủ lạnh có thể ăn được cả tháng. Thực tế không phải vậy, khoai tây không ưa lạnh, nếu để lâu trong tủ lạnh, chúng nhanh chóng bị "xâm chiếm" bởi chất độc solanin do quá trình mọc mầm sinh ra. Lúc này, giá trị dinh dưỡng của khoai tây giảm đi, ăn vào còn có thể bị ngộ độc thực phẩm.
Vì vậy, đối với khoai tây, bạn có thể cho vào túi tối màu và bảo quản ở nơi thoáng mát, không để ở nơi bí khí là cách bảo quản tốt nhất.
9 sai lầm khi sử dụng máy sấy quần áo gây lãng phí thời gian và tiền bạc khiến bạn bất ngờ khi biết Những sai lầm khi sử dụng máy sấy quần áo khiến máy hoạt động kém hiệu quả, tốn điện và nhanh hỏng có thể bạn chưa biết. Bạn đã bao giờ để quần áo trong máy sấy hơn một giờ đồng hồ mà thấy chúng vẫn còn ẩm chưa? Hoặc bạn cảm thấy mệt mỏi khi lôi những bộ quần áo nhăn nhúm...