4 quy tắc sống còn khi đi qua hầm đường bộ
Để có thể lái xe an toàn qua hầm đường bộ và đảm bảo an toàn giao thông, lái xe cần chú ý những điều quan trọng này.
Trong điều kiện giao thông hiện tại ở Việt Nam, việc di chuyển qua những hầm đường bộ và hầm chui dần trở nên quen thuộc và phổ biến đối với người tham gia giao thông, đặc biệt là trong giờ cao điểm.
Đây là loại hình đường sá đặc thù tiện ích cho người tham gia giao thông nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn chết người nếu không tuân thủ những quy tắc an toàn.
Ảnh minh họa
Bật đèn chiếu gần trong hầm đường bộ
Việc tham gia giao thông trong hầm đường bộ thường sẽ khiến lái xe phải di chuyển trong tình trạng thiếu ánh sáng hơn so với bên ngoài. Vì thế việc sử dụng đèn chiếu sáng gần được xem như là bắt buộc nhằm giúp lái xe có được tầm nhìn tốt nhất, đảm bảo sự an toàn tối thiểu cho bản thân và người tham gia giao thông.
Video đang HOT
Cơ quan chức năng sẽ phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng và giữ giấy phép lái xe 60 ngày (thi lại lý thuyết) khi người điều khiển xe ôtô vi phạm: Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần; lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định.
Đối với môtô, xe máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy: Theo Điểm d, Khoản 5, Điều 9, Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ.
Tuyệt đối không dùng còi trong hầm đường bộ
Việc sử dụng còi trong hầm đường bộ sẽ khiến âm thanh khuếch đại và trở nên rất ồn. Bởi thế, khi đi trong hầm, tuyệt đối kkông được sử dụng còi. Trong trường hợp muốn báo hiệu cho các phương tiện khác, tài xế có thể nháy đèn, không được dùng đèn ưu tiên (trừ các phương tiện được ưu tiên theo luật quy định).
5 bước xử trí khi xảy ra cháy nổ trong hầm đường bộ
Các sự cố cháy nổ xảy ra trong hầm đường bộ luôn tồn tại nguy hiểm gấp nhiều lần so với đường lộ giới bên ngoài. Một phần do công tác chữa cháy sẽ phức tạp hơn và điều kiện trong đường hầm cũng dễ dẫn đến nghẹt thở, cháy liên hoàn hơn nếu không được can thiệp kịp thời. Khi có cảnh báo cháy nổ xảy ra trong hầm đường bộ, lái xe cần chú ý:
- Tắt máy xe nhưng để lại chìa khóa trên xe.
- Nhanh chóng tìm kiếm và nhấn nút báo cháy.
- Dùng bình chữa cháy được bố trí trong đường hầm để dập tắt đám cháy (nếu có thể).
- Nhanh chóng vào lối thoát hiểm và báo sự cố về trung tâm qua số điện thoại khẩn cấp trong lối thoát hiểm.
- Tuân thủ theo hướng dẫn thoát hiểm trên hệ thống loa phát thanh.
Lái và dừng xe trong hầm đường bộ
Để có thể lái xe ô tô an toàn, việc làm chủ vận tốc là nhân tố thiết yếu bậc nhất. Vì vậy, tài xế khi điều khiển xe ô tô trong hầm đường bộ nên nắm vững các quy định của pháp luật. Cụ thể, đối với ô tô, phương tiện này chỉ được đạt tốc độ tối đa cho phép là 60km/h, tối thiểu là 30km/h. Riêng xe mô tô, xe máy chỉ được chạy với tốc độ tối đa cho phép là 40km/h.
Ngoài ra, tài xế cần duy trì khoảng cách tối thiểu giữa các xe trên cùng làn xe là 30m. Không được vượt xe hay lùi xe hoặc quay đầu xe khác khi lưu thông trong hầm đường bộ. Đặc biệt, chỉ được dừng, đỗ xe tại những nơi cho phép. Trong các trường hợp dừng khẩn cấp thì phải báo hiệu cho các xe khác ở khoảng cách đủ để nhận biết và đảm bảo an toàn.
Nhà tốc mái, cây xanh đổ sau trận mưa lớn kèm gió mạnh tại Cần Thơ
Tại thành phố Cần Thơ xảy ra cơn mưa lớn kèm theo gió mạnh làm nhiều căn nhà của người dân bị xiêu vẹo, tốc mái....
Báo cáo của Văn phòng thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn quận Ninh Kiều cho biết, vào khoảng 10h sáng 2/8, trên địa bàn quận xuất hiện trận mưa lớn kèm theo gió mạnh đã làm 6 căn nhà của người dân bị tốc mái và xiêu vẹo tại phường An Bình và Hưng Lợi.
Cây xanh đổ làm ảnh hưởng đến giao thông đi lại của người dân.
Ngoài ra, nhiều cây xanh trên một số tuyến đường như Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Văn Linh, Nam Kỳ Khởi Nghĩa bị đổ và tét nhánh, khiến giao thông đi lại khó khăn.
Ngành chức năng quận Ninh Kiều đã tập trung lực lượng, phương tiện hỗ trợ người dân thu dọn, sửa chữa nhà cửa, dọn dẹp cây xanh bị đổ ngã để đảm bảo an toàn giao thông. Đồng thời, đến thăm hỏi, động viên, hỗ trợ gia đình bị ảnh hưởng thiên tai khắc phục hậu quả.
Ngành chức năng quận Ninh Kiều hỏi thăm, động viên gia đình bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
Trong hai ngày từ 1 và 2/8, do ảnh hưởng hoàn lưu cơn bão số 2, trên địa bàn TP. Cần Thơ xuất hiện nhiều cơn mưa lớn kèm theo gió mạnh, vì vậy người dân cần đề phòng trước diễn biến của thời tiết trong những ngày này.
Công an góp tiền "thắp sáng đèo Cùa" hiểm trở, đảm bảo ATGT Công trình "Thắp sáng đèo Cùa" hoàn thiện, mang ánh sáng và niềm vui về với bà con sinh sống ở các xã phía Tây huyện Cam Lộ (Quảng Trị). Công trình "Thắp sáng đèo Cùa" hoàn thiện, đưa vào sử dụng tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân Mới đây, Cong an huyện Cam Lộ vừa tổ chức lễ...