4 quán cà phê độc đáo ở TP.HCM
Mô hình kinh doanh lạ, vị trí độc đáo cùng thiết kế khác biệt giúp những quán cà phê này nổi tiếng, thu hút giới trẻ Sài thành trải nghiệm.
TP.HCM có nhiều địa điểm ăn uống để lựa chọn. Trong số đó, bạn nên một lần đến 4 quán cà phê nổi bật dưới đây.
Quán cà phê trả tiền bằng sách
Sài Gòn năm xưa là quán cà phê sách. Không gian ở đây được thiết kế theo phong cách hoài cổ, không mấy khác biệt so với những địa chỉ tương tự. Điều khiến quán cà phê nhỏ này thu hút hơn cả là mô hình uống cà phê trả tiền bằng sách.
Vào cuối tuần, khi đến quán và mang theo một quyển sách bất kỳ, bạn sẽ được chủ quán miễn phí nước uống. Mô hình kinh doanh độc đáo này góp phần lan tỏa văn hóa đọc sách đến các bạn trẻ trong thời đại công nghệ 4.0. Đồ uống ở đây có giá 15.000-30.000 đồng.
Quán cà phê trở thành tụ điểm của những người yêu sách, nhất là các bạn trẻ. Ảnh: Jamestri1992.
Quán cà phê view sân bay
Giữa hàng trăm quán cà phê sang chảnh, hiện đại đến vintage, cổ điển, Phen’s Coffee sở hữu không gian khác biệt với tầm nhìn hướng thẳng sân bay Tân Sơn Nhất. Tới đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng đồng cỏ rộng lớn xanh mát.
Quán cà phê có diện tích khiêm tốn, được thiết kế khá đơn giản với nhiều góc check-in. Trong đó, dãy bàn gỗ ngoài trời là điểm sống ảo được giới trẻ ưa chuộng nhất. Đồ uống ở đây có giá 30.000-70.000 đồng. Chiều muộn là khoảng thời gian quán thường đông khách nhất.
Đứng ở đây, bạn có thể ngắm hoàng hôn lãng mạn và dõi theo những chuyến bay cuối ngày. Ảnh: Lth.__, Chepss_.
Quán cà phê cao nhất TP.HCM
Blank Lounge Landmark 81 là quán cà phê cao nhất Đông Nam Á, sở hữu tầm nhìn bao quát thành phố hiếm nơi nào có được. Tọa lạc tại tầng 75 và 76 của Landmark 81, nơi đây là chốn hẹn hò lãng mạn của các cặp đôi và nơi check-in xịn sò cho hội mê sống ảo.
Tới tiệm cà phê tầng cao này, bạn có thể thư giãn ở khu vực ban công ngoài trời hoặc trong nhà. Blank Lounge có không gian rộng rãi, thoáng mát và sang trọng. Phần lớn kiến trúc được lắp kính, tạo không gian mở, tràn ngập ánh sáng. Giá cả: 80.000-2.000.000 đồng/người.
Nếu muốn có chỗ ngồi đẹp và tốt nhất, bạn nên đặt chỗ trước hoặc tới sớm hơn giờ cao điểm. Ảnh: Babivani, peony_kimnhatran, kyyduyeen, cheryphuong1609.
Quán cà phê “Hawaii trên cao”
Quán cà phê Aloha Poke and Beer được mệnh danh là “Hawaii trên cao” ở TP.HCM. Lấy ý tưởng biển cả, quán được thiết kế theo 3 màu chủ đạo xanh, trắng, vàng. Không gian tại đây khiến bạn cảm giác như lạc đến Hawaii (Mỹ) thơ mộng giữa lòng thành phố nhộn nhịp.
Tọa lạc trên lầu 9, nơi này là điểm hẹn hò ngoài trời lãng mạn. Vào thứ 7, chủ nhật, quán thường tổ chức chiếu phim. Tới Aloha Poke and Beer, bạn có thể vừa xem phim ngoài trời, vừa ngắm phong cảnh thành phố từ trên cao. Quán cà phê mở cửa 10h30-23h.
Giá đồ uống 50.000-200.000 đồng. Ảnh: Alohapokeandbeer.
Hamburger vị phở ở TP.HCM có vị thế nào? Sau pizza cơm tấm, pizza bún chả, một thương hiệu đồ ăn nhanh cho ra mắt chiếc bánh burger kết hợp cùng hương vị phở Việt gây nhiều tranh luận trong cộng đồng mạng.
Độc đáo những ngôi nhà cổ có 1-0-2 ở miền Tây Nam Bộ
Các ngôi nhà cổ trăm tuổi miền Tây gây ấn tượng với kiến trúc đặc sắc riêng, thể hiện bản sắc văn hóa của vùng đất miền Tây.
Tiền Giang nổi tiếng khắp các tỉnh miền Tây với "đặc sản" nhà cổ ở làng cổ Đông Hòa Hiệp thuộc xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè. Trong đó nhà cổ Ông Kiệt ở ấp Phú Hòa là đẹp nhất.
Ngôi nhà đã được các nhà khảo cổ Nhật xếp vào loại Cửu Đại Mỹ Gia ở Việt Nam và công nhận là di sản văn hóa của UNESCO châu Á.
Căn nhà nằm ẩn mình giữa một vườn cây ăn trái xanh mát. Ảnh: Thamhiemmekong.
Phía trước ngôi nhà là khoảng sân rộng đặt bàn đá, ghế, võng đong đưa dưới bóng cây. Ảnh: Thamhiemmekong.
Nhà được xây dựng vào khoảng năm 1838, có kiến trúc kiểu chữ Đinh với 3 gian, 2 chái, rộng gần 1.000m2, với 108 cây cột, toàn bộ được làm từ các loại gỗ quý như lim, cẩm lai, giáng hương, căm se.
Tọa lạc ở phường 1 của thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang, nhà Đốc phủ Hải (Đốc phủ sứ Nguyễn Văn Hải) là một trong những ngôi nhà địa chủ tiêu biểu nhất ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Tiền Giang nói riêng còn được gìn giữ cho đến nay.
Hồi mới xây, đây là nơi sinh sống của bà Trần Thị Sanh (vợ của Anh hùng dân tộc Trương Định). Sau khi vào chùa quy y, bà Sanh để lại nhà cho các con cháu. Cháu ngoại bà Sanh lấy Đốc phủ sử Nguyễn Văn Hải và sống trong ngôi nhà này.
Nhà cổ Đốc Phú Hải là sự pha trộn độc đáo giữa kiến trúc Đông - Tây, thể hiện sự giao thoa văn hóa Việt - Pháp. Ảnh: NLĐ.
Được công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia từ năm 1997, ngôi nhà của bà Trần Thị Ngỏ ở ấp Cầu Ngang, xã Long Hựu Đông, H.Cần Đước (Long An) có thể xem là ngôi nhà có nhiều cột nhất ở Nam Bộ.
Với lối kiến trúc độc đáo mang đậm phong cách Huế, ngôi nhà trăm cột (68 cột chính và 52 cột phụ) được ông Trần Văn Hoa khởi công xây dựng từ năm 1898 với tổng diện tích 822 m2, theo kiểu nhà rường, mái lợp ngói âm dương.
Video: Kiến trúc hiện đại cho ngôi nhà liền kề. Nguồn: VTC1
Cây cầu bậc thang cheo leo giữa hai hẻm núi Na Uy Thiết kế độc đáo của cây cầu mới bắc qua hẻm núi bên dưới là dòng nước chảy xiết tạo cảm giác như đang lơ lửng trên không 'có một không hai' ở Na Uy. Toàn cảnh cây cầu bậc thang bắc qua hèm núi ở Na Uy Cây cầu vượt thác Vringsfossen vô cùng ấn tượng, sớm trở thành điểm thu hút...