4 quán bún được lòng người Sài Gòn
Quán riêu 40 năm chợ Bến Thành, quán bún Huế ở quận 8 bán 1.000 tô mỗi ngày là những địa chỉ ăn uống hút khách ở Sài thành.
Gánh bún suông ba đời ở vỉa hè quận 4
G ánh bún tại số 183/41, bến Vân Đồn, quận 4 hút khách dù không có biển hiệu, chỉ để chữ “Bán bún suông”. Tô bún suông gồm tôm, giò heo hoặc thịt nạc, huyết luộc, khô mực cộng thêm suông (đuông). Suông là phần thịt nạc tôm được giã nhuyễn trộn với bột, nêm nếm vừa ăn để khi nấu chín giữ được độ dẻo, dai vừa và có độ ngọt, thơm của tôm. Khi ăn, thực khách chấm suông với nước chấm pha bằng tương ngọt và nước mắm me. Giá mỗi tô là 40.000 đồng.
Quán bún Huế không thịt bò
Bún chả cua giò heo trên đường số 5, đường Tạ Quang Bửu, quận 8 là địa chỉ quen thuộc của người thích món Huế. Món bún có nước dùng thanh, thơm mùi sả, được nấu từ đường phèn, xương heo hầm trong nhiều giờ bằng than củi, đượm mùi khói. Một tô bún thập cẩm gồm chả cua, chả lụa, giò heo và huyết. Ăn kèm còn có dĩa rau sống gồm giá, bắp chuối bào, xà lách, ngò rí, húng quế. Chả cua là điểm nhấn của tô bún này với phần thịt càng cua biển quết nhuyễn rồi trộn với thịt nạc heo có độ dai và vừa ăn. Giá mỗi tô là 50.000 đồng, quán bán từ 6h30 đến 13h mỗi ngày.
Quán bún mọc gia truyền cầu Bà Tàng
Quán bún mọc Cầu Bà Tàng ở số 2429A đường Phạm Thế Hiển, quận 8 hút khách nhất trong gần 10 quán quanh khu cầu Bà Tàng với giá từ 35.000 đến 75.000 đồng/tô. Quán mở bán khoảng 600 tô mỗi ngày từ 15h đến 0h.
Bún riêu không cua, không ốc 40 năm ở chợ Bến Thành
Video đang HOT
Quán bún riêu gánh ở góc đường Lê Lợi và Phan Bội Châu, phường Bến Thành, quận 1 có giá 55.000 đồng/tô và được gọi là bún riêu “sang chảnh” nhờ đón nhiều lượt khách nước ngoài, Việt kiều trước khi có dịch Covid-19. Tô bún nhìn đơn giản gồm phần bún sợi nhỏ, huyết vịt, chả cua thịt, đậu hũ cắt góc và cà chua, thêm hành trụng bên trên. Từng thành phần của tô bún đều có kích cỡ lớn, phải cắn 3 miếng mới hết phần chả cua thịt chắc nịch và miếng huyết dai mềm, đậu hủ nóng chấm cùng nước me pha sệt và mắm ớt. Quán mở bán từ 8h đến hơn 19h hàng ngày, khách đến phải trả thêm phí giữ xe là 5.000 đồng/lượt.
Gánh chuối nướng vỉa hè Sài Gòn: Con gái 'tiếp quản' gia sản 40 năm của mẹ
Nhiều khách quen cho biết, chuyện ăn 2 - 3 dĩa khi đến gánh chuối nướng của dì Cánh là chuyện bình thường. 40 năm gắn bó với vỉa hè, gánh chuối được "truyền" sang đời thứ 2, tiếp tục làm điểm dừng chân của người Sài Gòn.
Gánh chuối nướng của dì Cánh ẢNH: LÊ NGỌC THẢO
Lần đầu tìm đến gánh chuối nướng của bà Tiêu Lan (72 tuổi, Q.6, TP.HCM) còn được gọi là dì Cánh, chúng tôi rất vất vả mới có thể nhìn thấy vì gánh chuối "núp" ở một góc đường Tháp Mười (P.2, Q.6), gần chợ Bình Tây. Hàng chuối chỉ vỏn vẹn có 6 cái ghế và một bếp than nhỏ luôn rực lửa, phảng phất mùi thơm một góc đường.
Gần 40 năm bán chuối nướng
Khách tìm đến quán của dì Cánh chỉ ngồi ăn chừng 5 phút, nói dăm ba câu rồi vội vã đi về để nhường ghế cho những người khác. Đa phần, khách đến đây đều chọn mua mang về thay vì ngồi lại ăn.
Gánh chuối nướng của mẹ con dì Cánh chỉ vỏn vẹn vài chiếc ghế, chủ yếu khách mua mang về. ẢNH: CAO AN BIÊN
Dì Cánh kể dì có "thâm niên" gần 40 năm trong nghề bán chuối nướng. Ngày trẻ, vì hoàn cảnh gia đình, dì buôn bán nhiều thứ khác nhau quanh chợ Bình Tây để mưu sinh, từ quần áo, giày dép đến bánh ướt, mắm thái, chuối nướng... Tuy nhiên, việc buôn bán gặp nhiều khó khăn nên bán được vài năm, dì quyết định chỉ bán chuối nướng để kiếm tiền sống qua ngày.
"Bán giày dép hay quần áo thì kiểu dáng cứ thay đổi liên tục, tôi không theo nổi với lại vốn nặng quá, nên tôi bỏ. Tôi nghĩ làm một nghề thì vẫn hơn nên quyết định chọn bán chuối nướng, vừa nhẹ vốn vừa đỡ cực, với lại nhiều người cũng thích món chuối tôi bán nữa. Vậy mà ngót nghét gần 40 mươi năm rồi", dì Cánh nhớ lại.
Dì Cánh có "thâm niên" bán chuối 40 năm, quanh chợ Bình Tây. ẢNH: CAO AN BIÊN
Thế là mỗi ngày, dì cùng gánh chuối của mình đi khắp các con đường của chợ Bình Tây để bán dạo. Những ngày đầu ế ẩm, chuối bán không hết phải đổ đi. "Những lúc đó, tôi tự nhủ mình cứ tiếp tục cố gắng vượt qua giai đoạn này. Cũng may là trời thương, chắc chuối nướng của tôi hợp khẩu vị của khách nên người ta ăn quen, rồi khách ngày càng đông hơn", dì Cánh tâm sự.
Về sau, khi không còn nhiều sức khỏe quyết định "dừng chân" trước một cửa hàng gần chợ, rồi bán ở đây cũng ngót nghét hơn 20 năm. Hiện tại, con gái thứ hai của dì Cánh "tiếp quản" gánh chuối. Mỗi ngày, hai mẹ thay phiên nhau ngồi nướng chuối bán, người này mệt thì người kia vào thay vì ngồi gần lò than lâu rất nóng.
Với dì Cánh, bán chuối nướng là nghề không quá khó, nhưng luôn ngồi ở bếp than trong một thời gian dài cũng rất vất vả, nhất là những lúc thời tiết nóng bức. Tuy nhiên, được phục vụ những dĩa chuối nướng ngọt bùi đến thực khách của mình, thấy họ hài lòng đã khiến dì hạnh phúc.
Chuối sống nướng dẻo, có mùi thơm. ẢNH: LÊ NGỌC THẢO
"Ăn bao nhiêu dĩa cũng không ngán"
Tại gánh chuối, chuối nướng xong sẽ được cắt bỏ phần vỏ bên ngoài bị cháy xém, phần chuối đã chín được vẫn được để trên vỉ cạnh lò than để giữ được độ nóng.
Chuối nướng ở đây có hai loại là chuối sống nướng và chuối chín nướng. Điểm khác nhau là chuối chín sẽ mềm và ngọt hơn, còn chuối sống sẽ dẻo hơn. Tuy nhiên, cả hai loại vẫn giữ được độ thơm nhất định.
"Chuối nướng của tôi thường ăn kèm với nước cốt dừa có mùi lá dứa và mỡ hành. Khách ăn loại chuối nào thì cứ kêu nhưng hầu hết họ hảo ngọt nên chuối chín luôn bán đắt hàng hơn cả", dì Cánh nói thêm.
Chuối chín nướng rất được thực khách ưa chuộng. ẢNH: LÊ NGỌC THẢO
"Tôi ăn ở gánh chuối này cũng gần 15 năm rồi, hầu như lần nào tới ăn tôi cũng ăn 3 - 4 dĩa cho đã thèm hết. Tôi nghĩ cái độc đáo nhất trong món ăn này là nước cốt dừa vì nó thơm và béo ngậy, tuy nhiên lại không quá ngọt nên không ngán. Đặc biệt, phần nước cốt rất thơm mùi lá dứa nên ăn không báo giờ ngấy", bà Lê Thị Lan (46 tuổi, Q.6) cho biết.
Dì Cánh tự hào kể có những khách ăn món chuối của bà từ những ngày đầu rồi sau đó ra nước ngoài sinh sống. "Sau này, khi có cơ hội trở lại Việt Nam họ lại tìm đến gánh chuối của tôi, không những ăn ở đây mà còn mua thêm để mang lên máy bay. Vì đem qua nước ngoài nên họ đâu dám lấy nước sốt", dì cười.
Chuối được bà Cánh sử dụng là chuối mang từ miền Tây lên, còn tươi nên khi nướng giữ được độ ẩm. ẢNH: LÊ NGỌC THẢO
Nói về bí quyết để khách "mê" món ăn của mình, bà cho biết không có gì đặc biệt vì chuối nướng là một món dễ làm, quan trọng nguyên liệu mình chọn. Dì Cánh nói thêm: "Chuối tôi mua phải là chuối tuyển từ dưới miền Tây mang lên, còn tươi nên khi nướng giữ được độ ẩm. Nước sốt tôi làm không quá ngọt nên ăn người ta không có ngán. Có người tới gánh tôi ăn, sức ăn mạnh quá nên ăn lần 6 dĩa luôn, ai cũng cười".
Bà Mỹ Tiên (40 tuổi, Q.Bình Tân) là khách hàng quen thuộc của gánh chuối nướng dì Cánh hơn 10 năm nay. Chị cười nói: "Hồi xưa có thấy dì bán chuối nướng, nên ghé ăn thử. Ăn lần đầu xong thấy mê quá, nên mỗi lần có việc qua đây đều ghé ăn. Nay tôi ăn ít, chứ bình thường tôi ăn bao nhiêu dĩa cũng được do giá cũng rẻ, mỗi dĩa hai trái có 10.000 đồng thôi".
Con gái dì Cánh "kế thừa" hàng chuối của mẹ mình. ẢNH: CAO AN BIÊN.
Cứ như thế, dì Cánh cùng con gái của mình ngồi trước bếp than hồng mang đến những dĩa chuối nướng ngọt bùi cho thực khách...
Nhớ lắm cơm tấm Sài Gòn Chị đi du học, hỏi có nhớ gì không, chị cười "nhớ cơm tấm Sài Gòn quá chừng", hỏi có thèm gì không, chị ỉu xìu, la "thèm cơm tấm Sài Gòn quá chừng". Thiệt khó quá, gì chứ cơm tấm sao mà gửi cho được. Cứ nghĩ chỉ có chị mới vậy, ra biển lớn nhưng vẫn chưa hết "phèn" nên mới...