4 Phó Chủ tịch ra mắt Quốc hội khóa XV
Trong số 4 nhân sự vừa được Quốc hội bầu giữ chức Phó Chủ tịch khóa XV có 3 người tái cử là các ông Trần Thanh Mẫn, Nguyễn Khắc Định, Nguyễn Đức Hải; một nhân sự mới là ông Trần Quang Phương.
Sau lễ tuyên thệ nhậm chức của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chiều nay, 20/7/2021, Quốc hội thực hiện quy trình bầu Phó Chủ tịch Quốc hội và Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín.
4 Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XV, từ trái sang: Các ông Trần Quang Phương, Trần Thanh Mẫn, Nguyễn Đức Hải, Nguyễn Khắc Định.
Trước đó, 4 ứng viên được đề cử để bầu vào vị trí này là các ông: Trần Thanh Mẫn, Nguyễn Khắc Định, Nguyễn Đức Hải và Trần Quang Phương. Ông Mẫn, ông Định và ông Hải là các Phó Chủ tịch đã được bầu trong đợt kiện toàn sớm một số chức danh lãnh đạo nhà nước 3 tháng trước.
Nghị quyết ghi nhận kết quả bầu 4 Phó Chủ tịch Quốc hội được thông qua với 100% đại biểu bấm nút tán thành.
Video đang HOT
Thượng tướng Trần Quang Phương – Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cũng đã được chuẩn bị cho vị trí này nhưng chưa đủ điều kiện để thực hiện kiện toàn khi đó vì chưa phải là đại biểu Quốc hội. Trong cuộc bầu cử cuối tháng 5 vừa qua, ông Phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội thuộc khối cơ quan chuyên trách của Quốc hội và đã trúng cử, được Hội đồng bầu cử quốc gia xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XV.
Kết quả kiểm phiếu được công bố, cả 4 nhân sự chính thức được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XV. Nghị quyết ghi nhận kết quả bầu được Quốc hội thông qua ngay sau đó với tỷ lệ tán thành tuyệt đối.
Kết quả biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu 13 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV.
Cũng trong buổi chiều, 13 Ủy viên khác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa mới cũng đã hoàn thành quy trình bầu. Trong số đó có 3 gương mặt mới là các ông: Nguyễn Phú Cường – Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai; Y Thanh Hà Niê Kđăm – Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương; Lê Tấn Tới – Thứ trưởng Bộ Công an. 3 ông đều là những đại biểu vừa trúng cử Quốc hội khóa XV.
10 nhân sự còn lại đắc cử là các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV, gồm các ông, bà: Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng; Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh; Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh; Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học – Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà; Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh; Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình.
18 Ủy viên Ủy Ban Thường vụ Quốc hội khóa XV ra mắt Quốc hội (Ảnh: Quốc Chính).
18 Ủy viên Ủy Ban Thường vụ Quốc hội khóa XV (gồm Chủ tịch, 4 Phó Chủ tịch Quốc hội và 13 Ủy viên khác) ra mắt Quốc hội ngay trước khi bước vào phiên họp ngắn đầu tiên của cơ quan này, để chuẩn bị các nội dung tiếp theo trong chương trình nghị sự.
Thủ tướng: Khó khăn sẽ lớn hơn thuận lợi nhưng không được bi quan, sợ sệt
Dự báo thời gian tới khó khăn, thách thức lớn hơn nhiều thuận lợi và thời cơ, Thủ tướng yêu cầu, không được phép bi quan, sợ sệt, ngược lại phải nỗ lực lớn hơn.
Kết luận Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương chiều 2/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, dự báo tình hình thời gian tới, thuận lợi, thời cơ sẽ đan xen với khó khăn, thách thức nhưng phải xác định khó khăn, thách thức lớn hơn nhiều so với thuận lợi và thời cơ.
Thủ tướng yêu cầu, không được phép bi quan, sợ sệt, ngược lại, " đã nỗ lực rồi phải nỗ lực lớn hơn, đã quyết tâm rồi phải quyết tâm cao hơn, hành động quyết liệt, mạnh mẽ, đúng hướng, hiệu quả hơn ". Lấy khó khăn, thách thức làm động lực để phấn đấu, vượt qua, khẳng định, trưởng thành và phát triển.
Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta thống nhất chưa thay đổi các mục tiêu, chỉ tiêu mà Đại hội XIII của Đảng, Đại hội đảng các cấp đã xác định, Quốc hội và HĐND các cấp đã giao. Trên cơ sở đó và căn cứ 2 kịch bản tổng thể được Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng (tăng trưởng GDP cả năm 6% theo kịch bản 1 và 6,5% theo kịch bản 2), các địa phương chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản để lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện tích cực, chủ động, phù hợp.
Kiên quyết, kiên trì thực hiện mục tiêu kép dù đây là lựa chọn rất khó khăn, không có cách nào khác, chống dịch tốt để phát triển kinh tế - xã hội và phát triển kinh tế để có điều kiện chống dịch thành công.
Thủ tướng phát biểu kết luận Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương chiều 2/7.
Thủ tướng chỉ ra 5 quan điểm chỉ đạo trong thời gian tới mà các địa phương cần quán triệt sâu sắc.
Căn cứ tình hình thực tiễn để lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành một cách linh hoạt, đúng hướng, kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội. Có nơi, có lúc phải ưu tiên cho nhiệm vụ phòng chống dịch; có nơi, có lúc phải ưu tiên cho nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội; có nơi, có lúc phải đồng thời cân bằng, hài hòa cả hai mục tiêu, nhiệm vụ này.
Phát huy cao nhất tính tích cực, chủ động, linh hoạt, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, dứt khoát không thụ động, trông chờ, ỷ lại. Cấp trên không bỏ rơi cấp dưới, cấp dưới không ỷ lại cấp trên.
Phải đoàn kết, thống nhất, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của toàn dân để thực hiện bằng được mục tiêu kép, mang lại hạnh phúc, ấm no cho nhân dân.
Không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, văn hóa, môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Trong bối cảnh hiện nay, coi sức khỏe, tính mạng người dân là trên hết, trước hết.
Phải phân cấp, phân quyền mạnh hơn, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân, tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, chống tiêu cực, lãng phí, quan liêu. Với tinh thần "biết đến đâu quản lý đến đó", các cơ quan Trung ương tập trung xây dựng chiến lược, quy hoạch; xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách; xây dựng công cụ để huy động các nguồn lực; hướng dẫn kiểm tra, giám sát; thanh tra, kiểm tra; khen thưởng, kỷ luật.
Thủ tướng nhấn mạnh, càng khó khăn càng phải đẩy mạnh phân cấp phân quyền để phát huy tính tích cực, chủ động, linh hoạt, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cấp, các ngành, huy động được sức mạnh đại đoàn kết, truyền cảm hứng cho nhân dân cùng vào cuộc để thực hiện bằng được mục tiêu kép vì hạnh phúc, ấm no của nhân dân
Hà Nội thí điểm chính quyền đô thị Từ ngày 1/7, 12 quận và thị xã Sơn Tây sẽ vận hành mô hình chính quyền đô thị, cấp phường chỉ có UBND, không còn HĐND. UBND phường gồm chủ tịch, phó chủ tịch và công chức khác, trong đó chủ tịch có quyền tự quyết định và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi vấn đề trong phạm vi thẩm quyền...