4 phim Hàn đề cao nữ quyền: Bom tấn “bách hợp” có cái kết gây sốc
Trước Kim Ji Young 1982, nhiều bộ phim Hàn Quốc cũng khiến người xem phải suy ngẫm về sức mạnh nữ quyền.
Bị ảnh hưởng sâu sắc bởi Nho giáo, tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại trong văn hóa Hàn Quốc. Để xóa bỏ định kiến, các đạo diễn xứ kim chi đã không ít lần làm phim đề cao vai trò của nữ giới. Một số tác phẩm trong đó còn trở thành tượng đài của điện ảnh nước này.
1. Lady Vengeance (Quý Cô Báo Thù)
Là phần cuối cùng trong bộ ba phim về đề tài báo thù, Lady Vengeance của đạo diễn Park Chan Wook mang sắc thái nhẹ nhàng hơn 2 phim trước nhưng để lại nhiều ám ảnh và suy ngẫm.
Phim kể về Lee Geum Ja (Lee Young Ae) – một thiếu nữ xinh đẹp nhưng tương lai bị hủy hoại hoàn toàn khi cô bị buộc tội bắt cóc và lấy mạng một bé trai. Kẻ thủ ác thực sự hóa ra là người bạn trai của cô. Ngày Lee Geum Ja ra tù cũng là ngày cô trút bỏ sự thánh thiện của mình và bắt tay vào thực hiện kế hoạch trả thù nung nấu suốt 13 năm.
Mặc dù không hề cố súy cho hành vi báo thù của Geun Ja, đạo diễn Park Chan Wook đã truyền tải rất nhiều thông điệp nữ quyền thông qua nhân vật này. 13 năm trước, Geum Ja là “con rối”, phải chịu sự điều khiển của gã tình nhân độc ác. Nhưng sau này, cô đã biết đứng lên để đòi lại công bằng cho mình và những nạn nhân đáng thương bị tên này hại. Tình yêu của Geun Ja dành cho con gái cũng khiến người xem phải xúc động.
2. The Handmaiden (Người Hầu Gái)
Trong thời kì thực dân Nhật chiếm đóng Hàn Quốc, Bá tước Fujiwara (Ha Jung Woo) thuê nữ đạo chích Sook Hee ( Kim Tae Ri) trở thành hầu gái của quý cô Hideko (Kim Min Hee). Với sự giúp đỡ của Sook Hee, Fujiwara dự định tán tỉnh Hideko và cướp hết tài sản của cô. Tuy nhiên, Sook Hee lại đem lòng yêu Hideko và thú nhận với cô mọi chuyện.
The Handmaiden lại là một tác phẩm xuất sắc của đạo diễn Park Chan Wook. Phim được đề cử giải Cành Cọ Vàng vào năm 2016. Không chỉ là một bộ “bách hợp” đơn thuần, The Handmaiden vạch trần những mặt tối của một xã hội nam quyền.
Hideko mang danh là một tiểu thư quyền quý, nhưng cô luôn bị người bác ruột mang ra làm thú vui tiêu khiển cho những gã đàn ông giàu có. Trong mắt Fujiwara, Hideko chỉ là một “bình bông” xinh đẹp nhưng ngu ngốc. Nhưng Fujiwara có ngờ đâu, Hideko mưu mẹo và thông minh hơn anh tưởng. Phim có những cú twist bất ngờ làm khán giả phải há hốc mồm.
3. Miss & Mrs. Cops ( Phi Vụ Nữ Quyền)
Mi Young (Ra Mi Ran) – một điều tra viên kỳ cựu với thành tích lẫy lừng trong quá khứ, nay chịu số phận ngồi bàn giấy ngày ngày tiếp nhận các khiếu nại dân sự. Ji Hye (Lee Sung Kyung) – một cảnh sát trẻ cứng đầu, bị phạt chuyển đến phòng khiếu nại dân sự Mi Young đang làm việc để rèn kỷ luật.
Một ngày, có một cô gái trẻ xuất hiện tại đồn cảnh sát trong trạng thái hoảng loạn, nhưng cô đã không trình báo gì và quyết định lao mình vào dòng xe trên đường tự tử. Mi Young và Ji Hye phát hiện ra cô gái là nạn nhân của một vụ quay lén và thủ phạm đe dọa sẽ tung clip của cô lên các trang web đen trong vòng 48 giờ nữa. Quá thất vọng trước việc vụ án bị từ chối tiếp nhận và có nguy cơ chìm vào quên lãng, hai chị em quyết định tự mình vào cuộc.
Phi Vụ Nữ Quyền đề cập đến vấn nạn quay phim lén đang cực kì nóng, mà nổi cộm nhất là scandal của ca sĩ Jung Joon Young và đồng bọn. Mạnh dạn khai thác chủ đề nóng, phim đã tiếp thêm sức mạnh cho phong trào Me Too tại Hàn Quốc.
4. Kim Ji Young: Born 1982 (Kim Ji Young 1982)
Kim Ji Young 1982 chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết từng làm một bộ phận đàn ông Hàn Quốc điên cuồng tẩy chay. Nhân vật trung tâm là Kim Ji Young (Jung Yoo Mi), người phụ nữ ngoài 30 tuổi luôn cảm thấy ngộp thở khi phải từ bỏ công việc và ước mơ của mình để ở nhà chăm con. Sau khi mẹ, em gái và bạn thân của Ji Young lần lượt qua đời, cô đột nhiên biến thành người khác, đánh mất giọng nói và tâm hồn của chính mình.
Theo chân hành trình của Ji Young, ta mới thấy hết những định kiến đè nặng lên vai phụ nữ Á Đông từ khi họ mới là một đứa trẻ. Theo dữ liệu của Hội đồng phim Hàn Quốc (KOFIC), phim thu hút hơn 1 triệu khán giả nội địa chỉ sau 5 ngày ra mắt.
Trailer Kim Ji Young: Born 1982 (Kim Ji Young 1982)
Bộ phim chính thức khởi chiếu tại các rạp trên toàn quốc vào ngày 1/11/2019.
Theo helino
Kim Ji Young 1982 của nam thần Gong Yoo phơi trần xúc động nạn trọng nam khinh nữ xứ Hàn
Kim Ji Young, 1982 khiến khán giả phải rơi nước mắt vì thương xót và đồng cảm cho bi kịch của người phụ nữ hiện đại.
(Bài viết có tiết lộ nội dung phim)
Được chuyển thể từ quyển sách từng gây nên một làn sóng lớn trong cộng đồng Hàn Quốc, Kim Ji Young, 1982 kể về những bi kịch mà người phụ nữ hiện đại phải chịu đựng trong cuộc sống hàng ngày. Dẫn đầu phòng vé Hàn ngay tuần đầu tiên ra mắt, bộ phim quả khiến ta không thất vọng về những thước phim chất lượng của mình.
1. Sự vật lộn của người phụ nữ giữa xã hội tưởng như đã bình đẳng
Kim Ji Young, 1982 kể về cuộc sống của cặp vợ chồng trẻ sau khi sinh đứa con đầu lòng. Từ những thay đổi nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống, phim đã đề cập đến bao bất công mà người phụ nữ phải chịu đựng trong cuộc sống hiện đại ngỡ như đã vô cùng "bình đẳng".
Bộ phim là nỗi khổ của người phụ nữ với vai trò của người vợ, người mẹ và người con.
Nếu người mẹ ngày ấy phải bỏ học để làm thợ may, rồi cất giữ ước mơ để vun vén cho hạnh phúc gia đình, hi vọng những người con của bà có thể hạnh phúc. Thì trong mái ấm ấy, người chồng vẫn luôn ưu ái đứa con trai của mình hơn những đứa trẻ còn lại, người chị vì em mình cũng phải từ bỏ ước mơ và Kim Ji Young, nhân vật trung tâm của câu chuyện, từ bỏ công việc vì trách nhiệm với gia đình và áp lực bởi gia đình chồng, hằng ngày quần quật với dọn dẹp, nấu ăn và giặt giũ, chết mòn vì không được tiếp tục cuộc sống hạnh phúc trước đây.
Kim Ji Young từng là một cô gái tươi trẻ trước khi bị cuộc sống gia đình hại.
Bộ phim còn cho ta thấy những tư tưởng sai lệch đã vô tình ăn sâu vào xã hội, khi nữ giới luôn bị đánh giá thấp trong công việc, trở thành đối tượng chính của quấy rối và bị đổ lỗi khi họ chính là nạn nhân của những hành vi quấy rối. Kim Ji Young, 1982 là một bức tranh trần tụi về một xã hội nơi nữ giới thường xuyên phải đón nhận những thiệt thòi như một lẽ thường nhiên.
2. Dàn diễn viên không lỗ hổng, Jung Yoo Mi và Gong Yoo diễn xuất hoàn hảo
Kim Ji Young, 1982 sở hữu dàn diễn viên vô cùng chất lượng. Hai nhân vật chính được thủ vai Jung Yoo Mi và Gong Yoo đã có màn thể hiện vô cùng xuất thần với hình ảnh người phụ nữ luôn cảm thấy tù túng ngay trong ngôi nhà của mình, liên tục thay đổi thái độ ứng với từng nhân cách đột nhiên xuất hiện và một người chồng đau đớn, bất lực khi thấy vợ mình chết dần chết mòn.
Gong Yoo và Jung Yoo Mi đã có màn trình diễn vô cùng ấn tượng trong từng thước phim.
Không những thế, tuyến nhân vật phụ cũng thể hiện hoàn hảo với một người mẹ đau đớn khi thấy con mình dần trở nên kì lạ, một vị giám đốc mang theo vỏ bọc cứng rắn sẵn sàng đối đầu với những bất công nhưng mang theo một tâm hồn vụn vỡ hay cậu em trai với những biến chuyển tinh tế, từ vô tư, thượng đẳng dần quan tâm và yêu thương chị mình hơn. Phải nói dàn diễn viên đã góp một phần không nhỏ vào thành công của Kim Ji Young, 1982.
3. Không khí nặng nề, đứt gánh ngay khi gần chạm đích
Xuyên suốt bộ phim là không khí nặng nề, bức bách đúng như những biến chuyển cảm xúc bên trong nhân vật chính Kim Ji Young. Nhịp phim chậm rãi, nhấn nhá vào từng chi tiết nhỏ với những lời nói, những hành động vô tình hay cố ý biểu lộ sự kì thị, xem thường phụ nữ, khiến tâm lý người xem cũng bị đè nặng bởi sự khó chịu và uất ức. Điều này khiến Kim Ji Young, 1982 trở nên kén khán giả hơn các bộ phim cùng thể loại.
Bộ phim mang theo cảm giác nặng nề, bí bách đúng như tâm lý của Kim Ji Young.
Với nội dung đầu tư nhiều về những bất công trong xã hội, đoạn đầu của phim đã hoàn thành tốt việc khơi gợi sự xót xa, đồng cảm cho khán giả. Thế nhưng do quá chú trọng nên phần đầu phim bỗng trở nên lê thê quá cần thiết, khiến cao trào của bộ phim cũng không đẩy cảm xúc lên đến đỉnh điểm như mong đợi, khiến bộ phim dường như hụt chân ở những phân đoạn cuối.
Phần cuối của phim dường như bị đuối sức so với hẳn đoạn đầu.
4. Khi những chiến binh không chỉ đến từ một nửa thế giới
Cuộc chiến trong Kim Ji Young, 1982 không phải là cuộc chiến của "nữ quyền" mà là cuộc chiến của "bình đẳng giới". Trong cuộc chiến đó, người phụ nữ chưa bao giờ chịu khuất phục. Vì người mẹ luôn thôi thúc con mình được làm điều mình muốn, những người phụ nữ vẫn không ngừng khẳng định mình trên con đường sự nghiệp và cô nàng Kim Ji Young, sau bao lần phải nói lên nỗi lòng dưới danh nghĩa của người khác cuối cùng cũng có thể phản kháng bằng chính tiếng nói của mình.
Thành công của Kim Ji Young không chỉ là tiếng nói của người phụ nữ trong xã hội mà còn đề cập đến những khó khăn mà người đàn ông vô tình phải chịu đựng. Đó là áp lực phải trung hòa giữa gia đình với công việc, khi việc ở nhà chăm con cũng bị phán xét, thậm chí tìm cách đuổi việc. Là những quan niệm ăn sâu vào tư tưởng để rồi đau khổ khi nhận ra bản thân đã vô tình gây nên lỗi lầm.
Kim Ji Young, 1982 không chỉ là cuộc chiến đơn độc của người phụ nữ.
Người chồng, người bạn đồng nghiệp luôn lo cho vợ, người cha hay người em trai không chỉ là liều thuốc và ánh sáng cứu rỗi chính tâm hồn của Kim Ji Young mà còn là sự đồng cảm của một nửa thế giới dành cho một nửa còn lại.
Không hô khẩu hiệu, không quá melodrama như cách những phim Hàn thường hay sử dụng, K Ji Young 1982 đã vạch trần xã hội bằng những điều tưởng như nhỏ nhặt nhất, hiển nhiên nhất và đấu tranh cho bất đình đẳng giới bằng những hành động nhỏ nhặt nhất từ những con người bình thường nhất.
Trailer phim
Theo helino
Kim Ji Young 1982: Sự hy sinh của người phụ nữ để làm mẹ đảm, vợ hiền, con dâu ngoan Phim điện ảnh Hàn Quốc Kim Ji Young 1982 đã khắc họa chân dung người phụ nữ trong xã hội hiện đại với những áp lực vô hình ngay trong chính căn nhà và gia đình của mình. Kim Ji Young 1982, phim điện ảnh được chuyển thể từ tiểu thuyết gây tranh cãi tại chính Hàn Quốc vừa qua đã chính thức...