4 phiên bản RTX 2070 của Gigabyte: Game thủ tha hồ lựa chọn cho PC Gaming khoảng 30 triệu
Gigabyte đã giới thiệu rất nhiều phiên bản RTX 2070 của mình rất sớm trên thị trường, ngay ngày đầu mở bán.
Vậy là cuối cùng, RTX 2070 – chiếc card đồ họa thế hệ mới dành cho phân khúc PC Gaming tầm trung, đã chính thức được mở bán trong ngày hôm nay. Gigabyte – thương hiệu card đồ họa hàng đầu thế giới, cũng ngay lập tức tung ra 4 phiên bản dành cho RTX 2070 bao gồm: RTX 2070 Gaming 8GB, RTX 2070 Gaming OC 8GB, RTX 2070 Windforce 8GB và Aorus RTX 2070 Extreme.
Trong dàn line up RTX 2070, tuy là có 4 phiên bản nhưng thực tế thì có tới 3 bản là dùng chung thiết kế cũ với các dòng Gigabyte RTX 2080 và RTX 2080Ti Gaming OC mà chúng tôi đã có dịp làm bài trên tay cho anh em game thủ. Chỉ có duy nhất phiên bản Aorus RTX 2070 Extreme là sẽ đi theo những người đàn anh Aorus RTX 2080 Extreme và Aorus RTX 2080Ti Extreme sẽ được mở bán muộn hơn với số lượng không nhiều trên thị trường.
Cả 4 phiên bản RTX 2070 của Gigabyte đều sử dụng form dài với hệ thống tản nhiệt hoành tráng với 3 fan. Chưa rõ Gigabyte có ý định sản xuất phiên bản 2 fan nào đó cho thị trường hay không bởi thị trường Mini PC với hiệu năng khủng vẫn là một mảnh đất màu mỡ chưa có nhiều sự khai thác.
Xét về cấu hình, RTX 2070 có 2304 nhân CUDA chạy ở xung nhịp cơ bản là 1410Mhz và xung cực đại là 1620Mhz. Đối với những chiếc VGA custom như của Gigabyte thì mức xung này sẽ còn cao hơn rất nhiều. Nhìn thì có vẻ cấu hình này có vẻ khiêm tốn hơn cả GTX1080 tuy nhiên GPU của RTX 2070 còn được trang bị cả Tensor Core và RT Core nên hiệu năng sẽ không chỉ dừng lại ở hoạt động đơn lẻ của nhân CUDA nữa. Về bộ nhớ, RTX 2070 được trang bị 8GB bộ nhớ GDDR6 với băng thông lên đến 448GB/s.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, RTX 2070 sẽ không có sự xuất hiện của tính năng SLI/NVLink. Bản thân tôi cũng cảm thấy lược bỏ tính năng này là hoàn toàn hợp lý. Trong phân khúc PC Gaming tầm trung, sẽ không mấy ai sử dụng nhiều hơn 1 card đồ họa cả.
Sở hữu một cấu hình khiêm tốn hơn 2 ông anh RTX 2080 và RTX 2080TI, RTX 2070 sẽ có thiết kế tổng thể mỏng và nhẹ hơn rất nhiều và tất nhiên là sẽ ăn ít điện hơn một chút nhưng có vẻ không giảm đi nhiều lắm bởi phiên bản RTX 2070 của Gigabyte vẫn yêu cầu tối thiểu 8 6 pin nguồn phụ.
Những “ảnh mạng” khá ấn tượng trong thời gian vừa qua về chiếc card đồ họa Aorus RTX 20×0 Extreme đã cho thấy nỗ lực làm mới mình của Gigabyte và họ xứng đáng với điều đó. Chiếc card đồ họa đẹp và ngầu quá mức cho phép ngay cả khi những ánh đèn LED chưa được bật lên.
Aorus RTX 2070 Extreme có vẻ nặng nề hơn rất nhiều so với các phiên bản còn lại nên Gigabyte còn trang bị cho chiếc card này cả một giá đỡ siêu chắc chắn.
Không chỉ có vậy, Aorus RTX 2070 Extreme còn là một siêu card đồ họa với 7 cổng xuất hình. Vâng bạn không nhìn nhầm đâu, sẽ có 3 cổng Display Port, 3 cổng HDMI và 1 cổng Type C dành VR. Điều này rất có ý nghĩa với các setup hệ thống đa màn hình và có lẽ chỉ có Gigabyte Aorus mới có thiết kế táo bạo này cho card đồ họa của mình.
Với mức giá dự kiến khoảng 18-20 triệu (tương đương với GTX 1080 thời kì mở bán), Gigabyte RTX 2070 sẽ mang đến một sức mạnh mới cho các hệ thống chơi game tầm trung và cận cao cấp.
Theo Genk
Trên tay Gigabyte RTX 2080 Gaming OC 8G với tản nhiệt 3 quạt
Như vậy là một trong những chiếc card RTX 2080 đầu tiên đã về Việt Nam và phiên bản mình trên tay là bản custom của Gigabyte với tên gọi GeForce RTX 2080 Gaming OC 8G.
Thời gian mượn không lâu nên mình chưa thể test được hiệu năng của chiếc card này nhưng với hệ thống tản nhiện mạnh hơn với 3 quạt và hỗ trợ OC thì mình nghĩ phiên bản RTX 2080 của Gigabyte sẽ có hiệu năng nhỉnh hơn so với phiên bản Founder Edition.
Ngay khi ra mắt RTX 2080 thì thiết kế của phiên bản Founder Edition đã nhận được không ít lời bàn tán từ giới mộ điệu. Sau nhiều thế hệ card đồ hoạ thì đến RTX 20 series Nvidia đã chính thức từ bỏ thiết kế 1 quạt kèm tản nhiệt lồng sóc cũ mà thay vào đó là hệ thống tản nhiệt 2 quạt với heatsink cỡ lớn giống như các phiên bản custom của OEM. Điều này cũng thể hiện một điều rằng GPU mới mạnh hơn nhưng cũng sẽ nóng hơn và cần hệ thống tản nhiệt tốt hơn. Nhiều người còn ví thiết kế card mới của Nvidia giống cái bếp ga 2 lò, với phiên bản Gigabyte này thì nhìn đỡ hơn nhiều.
Chiếc card này dùng công nghệ tản nhiệt Windforce đặc trưng với 3 quạt với công nghệ quạt chống nhiễu động khí rất khác biệt so với các dòng card cao cấp còn lại của hãng như AORUS hay XTREME Gaming. 2 quạt ngoài cùng sẽ quay cùng chiều nhau còn quạt giữa sẽ quay ngược chiều để cân bằng dòng khí. Thêm nữa là thiết kế quạt với các đường rãnh 3D, chức năng là để chia luồng khí và dẫn hướng luồng khí xuống các heatsink bên dưới.
Chiếc card có 3 cụm heatsink lớn và 6 ống đồng. GPU đặt ngay dưới cụm heatsink giữa với 10 điểm tiếp xúc. Hệ thống tản nhiệt này đủ để làm mát cho con GPU TU104 với mức TDP 215 W. Hệ thống VRM, RAM GDDR6 cũng được tản nhiệt qua hệ thống heatsink này.
Thiết kế tổng thể của RTX 2080 Gaming OC 8G vẫn tương tự phiên bản trước, có đèn RGB Fusion đồng bộ với các phần cứng khác của Gigabyte nhưng trang bị cổng kết nối có phần thay đổi tương tự như phiên bản FE của RTX 2080 đó là bên cạnh các cổng trình xuất như 2 x DisplayPort 1.4 và HDMI 2.0b thì nó có thêm cổng USB-C cho VirtualLink - một chuẩn mới được thiết kế dành cho các loại kính thực tế ảo (VR) thế hệ mới khi với chỉ 1 sợi cáp USB-C với băng thông lớn, nó hỗ trợ đầy đủ tín hiệu hình ảnh và cấp điện luôn cho thiết bị thay vì phải đi nhiều dây như hiện tại.
Một điểm cần lưu ý nữa là số cổng nguồn trên RTX 2080 cũng nhiều hơn so với thế hệ trước như GTX 1080 với combo 8 pin 6 pin, nguồn tối thiểu 650 W. Trong khi đó phiên bản trước chỉ cần một cổng 8 pin với nguồn tối thiểu 500 W. Như vậy thế hệ RTX 2080 dùng nhiều điện hơn hẳn, anh em đang dùng nguồn 550 W sẽ cần phải nâng cấp cả PSU nếu mua card mới.
Về cầu kết nối đa card thì GeForce RTX 20 series trở đi sẽ dùng cầu NVLink với băng thông nhiều hơn gấp 50 lần so với PCIe. NVLink được thiết kế để thay thế giao tiếp chéo giữa GPU với GPU và CPU thông qua PCIe switch, giờ đây với thế hệ NVLink 2.0 thì toàn bộ kết nối giữa GPU - GPU và CPU đều được đảm nhận bởi NV switch với băng thông cao hơn 50 lần so với PCIe. Với NVLink thì chúng ta cũng cần phải mua cầu NVLink SLI mới để dùng với hệ thống nhiều GPU RTX 20 series.
Thống số của phiên bản Gigabyte RTX 2080 Gaming OC 8G không có nhiều khác biệt so với phiên bản RTX 2080 FE của Nvidia với cùng GPU TU104 với 2944 nhân CUDA, hỗ trợ Real-Time Raytracing tích hợp Tensor Core để hỗ trợ các công nghệ AI và xử lý DLSS. Dung lượng VRAM vẫn là 8 GB GDDR6 với độ rộng bus nhớ 256-bit cho băng thông 448 GB/s. Dù vậy với hệ thống tản nhiệt mạnh hơn thì xung nhịp của GPU hứa hẹn sẽ trên mức 1800 MHz (OC). Sức mạnh của RTX 2080 vẫn là một ẩn số dù Nvidia đã công bố là mạnh hơn 6 lần so với thế hệ trước.Thực hư thế nào thì anh em đợi bài đánh giá chi tiết nhé.
Theo Tinh Te
Gigabyte chính thức ra mắt SSD NVMe PCIe M.2 Năm nay có thể nói là một năm thay đổi rất nhiều của Gigabyte, họ bắt đầu tiến vào thị trường bộ nhớ từ những sản phẩm như ổ SSD 2.5inch, RAM RGB và đến nay chính là SSD NVMe. Cũng vẫn như các sản phẩm SSD NVMe khác, chiếc SSD này của Gigabyte tất nhiên là hướng tới hiệu năng cao của...