4 oanh tạc cơ chiến lược uy lực nhất của Nga khiến phương Tây “khiếp oai”
Đa số vũ khí Nga ngày nay kế thừa những di sản từ thời Liên Xô và các oanh tạc cơ chiến lược cũng không phải ngoại lệ. Các mẫu máy bay này luôn tạo ra mối đe dọa khiến phương Tây và Mỹ phải dè chừng.
Oanh tạc cơ Tu-95 được Nga nâng cấp toàn diện.
“Dù một số máy bay có tuổi đời khá cao, chúng vẫn duy trì được sự răn đe nhờ hàng loạt gói nâng cấp từ khung thân, hệ thống điện tử cho đến các loại vũ khí tầm xa có độ chính xác cao”, tác giả Caleb Larson viết trên tạp chí National Interest.
“Gấu hạt nhân” Tu-95
Năm 1950, Andrei Tupolev nhận trách nhiệm thiết kế một mẫu máy bay ném bom tầm xa mới và chiếc Tu-95 ra đời. Oanh tạc cơ chiến lược này có thể mang 11 tấn bom với tầm hoạt động 8.000km, tạo ra mối đe dọa rõ ràng đối với Mỹ.
Tupolev có trách nhiệm cân bằng giữa tốc độ, năng lực chiến đấu của máy bay. Để làm được điều này, Tupolev nhờ đến các kỹ sư chuyên về hàng không Đức và Áo. Kết quả là các kỹ sư đã tạo ra một trong những động cơ tuốc bin mạnh nhất thời điểm đó.
Ngày nay, Nga nâng cấp khung thân và trang bị thêm cho oanh tạc cơ Tu-95 tên lửa hành trình. Mẫu máy bay đồ sộ này còn tiếp tục hoạt động đến năm 2040.
“Thợ săn tàu sân bay” Tu-22M3
Tu-22M3 có khả năng mang tên lửa chống hạm diệt tàu sân bay Mỹ.
Video đang HOT
Tu-22M3 là phiên bản mới nhất trong dòng máy bay Tu-22. Đây là mẫu oanh tạc cơ cánh cụp cánh xòe, tạo ra sự cân bằng khi cất và hạ cánh. Trong hành trình bay, thiết kế đặc biệt cũng giúp máy bay duy trì được tốc độ cao đáng kể.
Kết quả là Tu-22M3 có thể đạt tốc độ tối đa tới 2.000 km/giờ, mang theo 24 tấn bom và có một pháo 23mm gắn ở phần đuôi.
Tu-22M3 đi vào hoạt động vào năm 1983 với chức năng chủ yếu là tiêu diệt các biên đội tàu sân bay Mỹ. Sự xuất hiện của Tu-22M3 khiến hải quân Mỹ cảm thấy bất an, do chúng được thiết kế để mang theo những tên lửa diệt hạm tầm xa, trong khi Mỹ không có thứ vũ khí nào có sức mạnh tương đương.
Tu-22M3 ngày nay được nâng cấp hệ thống radar, thiết bị điện tử, tích hợp thêm tên lửa không đối đất để tăng cường khả năng tấn công chính xác.
“Thiên nga trắng” Tu-160
“Thiên nga trắng” Tu-160 hiện là oanh tạc cơ chiến lược uy lực nhất của Nga.
“Thiên nga trắng” Tu-160 thực sự là một mẫu máy bay quái vật trên bầu trời, theo tác giả Caleb Larson. Đây là mẫu oanh tạc cơ được thiết kế cuối cùng vào thời Liên Xô, có hình dạng khá tương đồng với Tu-22M hay B-1 của Mỹ.
Tu-160 đạt tốc độ tối đa tới 2.250 km/giờ, tầm hoạt động 12.300km với khả năng mang theo tối đa 45 tấn bom và tên lửa hạt nhân.
Đây cũng là oanh tạc cơ duy nhất do Liên Xô chế tạo không hề có vũ khí phòng thủ. Thiết kế của nó dựa trên khả năng bay nhanh vượt trội hoặc mang theo hàng chục tấn vũ khí, tùy vào nhiệm vụ chiến đấu.
Ngày nay, Nga nâng cấp cho Tu-160 hệ thống radar, ngắm bắn mục tiêu và sẽ khôi phục dây chuyền sản xuất khung thân, để đưa vào biên chế thêm 10 chiếc Tu-160M2 mới.
Tupolev PAK DA
PAK-DA có thiết kế gần tương tự oanh tạc cơ tàng hình B-2 của Mỹ.
PAK DA là mẫu oanh tạc cơ chiến lược uy lực nhất của Nga, hiện vẫn đang trong quá trình phát triển. Một khi hoàn tất, PAK DA sẽ thay thế cả Tu-95 và Tu-160 trong biên chế không quân Nga.
PAK DA có những đặc tính chiến đấu khá tương đồng với mẫu oanh tạc cơ tàng hình B-2 Spirit của Mỹ. Đây sẽ là mẫu máy bay ném bom đầu tiên được thiết kế và sản xuất sau khi Liên Xô sụp đổ.
PAK DA có thể sẽ có hình dạng giống oanh tạc cơ B-2 với khả năng tàng hình, dự kiến lần đầu cất cánh trong giai đoạn năm 2021-2023.
Phiên bản PAK-Da hoàn chỉnh có tầm bay khoảng 12.500 km mà không cần tiếp nhiên liệu, mang được tối đa 30 tấn vũ khí, trong đó có tên lửa đối đất và đối không cũng như bom thông minh. Ước tính mỗi chiếc PAK DA có giá 160 triệu USD.
Theo danviet
Nga điều oanh tạc cơ siêu thanh Tu-22M3 đến Crimea đáp trả tên lửa Mỹ ở châu Âu
Nga đã đưa các oanh tạc cơ chiến lược và tên lửa Iskander có khả năng trang bị đầu đạn hạt nhân đến bán đảo Crimea, đáp trả hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ ở Romania.
Nga đã có những động thái cứng rắn trước việc Mỹ đưa tên lửa đến châu Âu.
Theo RT, động thái mới này giúp Nga sẵn sàng đối phó với bất cứ mối đe dọa nào từ lãnh thổ châu Âu.
Sự xuất hiện của các tổ hợp tên lửa MK-41 của Mỹ ở Romania đã "tạo ra thách thức nghiêm trọng" với Nga, Viktor Bondarev, người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng và An ninh Liên bang Nga nói.
Đó là cơ sở để Nga đáp trả bằng việc "điều phi đội máy bay ném bom siêu thanh Tu-22M3 đến căn cứ không quân ở Crimea". Các tên lửa uy lực nhất của Nga như S-300, S-400, Buk-M2, Pantsir-S1 và đặc biệt là tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân Iskander, cũng xuất hiện trên bán đảo Crimea.
Được biết, các oanh tạc cơ Tu-22M3 mà Nga điều đến Crimea sẽ được nâng cấp và hiện đại hóa trong vài năm tới, để mang theo các vũ khí tấn công tầm xa, bao phủ toàn bộ châu Âu, ông Bondarev nói thêm.
Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh Nga kỷ niệm 5 năm ngày sáp nhập bán đảo Crimea.
Mỹ đưa các tổ hợp tên lửa đến Romania từ năm 2016 và xây dựng cơ sở tương tự ở Ba Lan. Washington nói các hệ thống này là cần thiết để ngăn mối đe dọa từ Iran và Triều Tiên, nhưng Nga lại có quan điểm khác.
Moscow coi các tổ hợp MK-41 ở Romania có thể được sử dụng để phóng tên lửa hành trình Tomahawk nhằm vào lãnh thổ Nga. Điều này vi phạm hiệp ước INF mà Nga và Mỹ từng ký thời Chiến tranh Lạnh.
Hồi tháng 2, Mỹ tuyên bố bắt đầu quá trình rút khỏi INF trong khi Nga cũng đã tuyên bố đình chỉ hiệp ước này.
Về phần mình, Washington cho rằng Nga có thể phóng tên lửa hành trình 9M729 bằng cách sử dụng bệ phóng Iskander-M.
Theo Danviet
Tạp chí Mỹ xướng tên 4 máy bay ném bom nguy hiểm nhất của Nga Tạp chí The National Interest của Mỹ vừa đưa ra danh sách những máy bay ném bom nguy hiểm nhất của Nga bao gồm Tu-95, Tu-22M, Tu-160 và PAK DA. Máy bay ném bom Tu-95MS của Nga đang thực hiện tiếp nhiên liệu trên không Caleb Larson, tác giả của bài báo có tựa đề "4 máy bay ném bom nguy hiểm nhất...