4 ô tô tông nhau, hàng chục du khách hoảng loạn
3 chiếc xe tải và một xe ô tô khách biển số nước ngoài đã va chạm dây chuyền trên cầu Tham Lương (quận Tân Phú) làm các phương tiện hư hỏng nặng, hàng chục du khách bị một phen khiếp vía.
Hiện trường vụ tai nạn dây chuyền trên cầu Tham Lương
Vào khoảng 11h20′ trưa 9/7, xe khách chạy tuyến Phnom Penh – Hồ Chí Minh chở theo hàng chục du khách lưu thông trên đường Trường Chinh hướng từ cửa khẩu Mộc Bài vào trung tâm TPHCM, khi đang chuẩn bị dừng đèn đỏ dưới chân cầu Tham Lương (đoạn chạy qua địa bàn phường Tây Thạnh, quận Tân Phú), thì bất ngờ bị xe tải nhẹ BKS 52Z-6442 chạy phía sau tông tới.
Chưa dừng lại, một xe tải lớn BKS 51C-147.59 và một xe tải đông lạnh BKS 51C-057.76 cũng lao đến tông liên tiếp vào hai xe phía trước tạo nên vụ tai nạn dây chuyền giữa 4 chiếc xe. Hàng chục du khách trên xe khách mang biển số Campuchia hoảng loạn, lái xe khách này đã bung cửa cho hành khách xuống dưới an toàn và lên xe khác để tiếp tục hành trình.
Các phương tiện tông nhau trên cầu
Video đang HOT
Vụ tai nạn xảy ra khiến cả 4 chiếc ô tô bị hư hỏng, móp méo. Rất may không có thương tích về người. Cảnh sát giao thông đã có mặt xử lý hiện trường, đến 13h chiều cùng ngày, các phương tiện được di dời.
Giao thông trên đường Trường Chinh hướng về đường Cộng Hòa bị ùn tắc cục bộ. Hiện cơ quan chức năng đang làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.
Theo Dantri
Xây dựng đường sắt nối TPHCM với các tỉnh xung quanh
Với vị trí trung tâm kinh tế của cả khu vực, TPHCM sẽ có hàng loạt tuyến đường sắt nối với các tỉnh, thành xung quanh như Cần Thơ, Bình Phước, Tây Ninh... Để hoàn thiện giao thông nội bộ, trong thời gian tới TPHCM cũng sẽ xây dựng 34 cây cầu lớn băng sông.
TPHCM sẽ phát triển hệ thống đường sắt, đường cao tốc nối với các tỉnh xung quanh
Kết nối đường sắt với nhiều tỉnh, thành
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải TPHCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020. Theo đó, TPHCM sẽ là trung tâm của cả hệ thống đường bộ, đường sắt khu vực phíaNam.
Cụ thể, để kết nối với miền Tây sẽ xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao TPHCM - Mỹ Tho - Cần Thơ (định hướng kéo dài đến Cà Mau), kết nối với đường sắt Bắc - Nam tại ga An Bình, dài khoảng 174km.
Chính phủ cũng thống nhất sẽ giữ lại ga Hòa Hưng, đồng thời xây dựng đoạn đường sắt Hòa Hưng - Bình Triệu thành đường sắt trên cao. Đoạn này sẽ kéo dài đến ga Trảng Bom, dài 41km. Từ đây, tuyến Hòa Hưng - Trảng Bom sẽ kết nối với Bà Rịa Vũng Tàu bằng tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu dài 107km.
Để kết nối với tỉnh Tây Ninh, quy hoạch cũng định hướng sẽ nghiên cứu xây dựng mới tuyến đường sắt TPHCM - Tây Ninh (định hướng kéo dài đến cửa khẩu Mộc Bài và Xa Mát), kết nối với đường sắt TPHCM - Mỹ Tho - Cần Thơ tại ga Tân Chánh Hiệp, dài 139km.
Ngoài ra, quy hoạch còn định hướng xây dựng mới các tuyến đường sắt Dĩ An - Lộc Ninh nối với Campuchia dài 128km, tuyến TPHCM - Nha Trang với ga đầu tại Thủ Thiêm, tuyến đường sắt nhẹ Thủ thiêm - Cảng hàng không quốc tế Long Thành (Đồng Nai)...
Để hoàn thiện hệ thống đường sắt này, quy hoạch cũng đề cập đến việc xây dựng hàng loạt ga mới như: ga khách kỹ thuật phía Bắc (ga Bình Triệu) rộng 41ha ga khách trung tâm (ga Sài Gòn hiện hữu) rộng 6,14ha ga kỹ thuật phía Nam (ga Tân Kiên) rộng 75ha ga Thủ Thiêm rộng 17,2ha... Tổng diện tích các ga là khoảng gần 155ha.
Về đường bộ vẫn giữ nguyên định hướng xây dựng các tuyến cao tốc nối TPHCM với các tỉnh thành xung quanh như: TPHCM - Long Thành - Dầu Giây (55km) TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành (69km) TPHCM - Mộc Bài (55km)... Các tuyến đường bộ nối với các tỉnh hiện hữu như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 1K, Quốc lộ 13, Quốc lộ 50 cũng sẽ được cải tạo, nâng cấp.
Hoàn thiện hệ thống giao thông nội khu
Về giao thông nội khu TPHCM, điểm nổi bật nhất trong quy hoạch này là sẽ xây dựng mới 34 cây cầu và 1 đường hầm băng qua các con sông, kênh lớn trên địa bàn thành phố. Cụ thể, sông Sài Gòn là nhiều nhất với 14 cầu và 1 hầm qua sông sông Đồng Nai có 9 cầu các sông Nhà Bè, Lòng Tàu, Thị Vải mỗi sông có 1 cầu các kênh rạch lớn như kênh Đôi, kênh Tẻ, Chợ Đệm, Ông Lớn, Xóm Củi... sẽ xây 8 cầu.
Để hoàn thiện hệ thống đường bộ nội khu, quy hoạch định hướng xây dựng 3 tuyến vành đai bao quanh thành phố là Vành đai 2 (ngã tư Gò Dưa - ngã tư Bình Phước - ngã tư An Sương - cầu Phú Mỹ - nút giao Bình Thái) dài 64km Vành đai 3 dài 89km kết hợp xây dựng đường cao tốc Vành đai 3 trên cao Vành đai 4 dài khoảng 198km.
Kết nối 3 tuyến vành đai trên là hàng loạt trục đường đô thị chính như: xây dựng và kéo dài trục đường Đông - Tây dài 30,7km về phía Nam nối ra đường Vành đai 3 xây dựng hoàn chỉnh trục đường Bắc - Nam từ An Sương đến KCN Hiệp Phước dài 34km trục Phạm Văn Đồng - Bạch Đằng và Hồng Hà - Trường Sơn - Hoàng Văn Thụ - Thoại Ngọc Hầu - Vành đai trong nối đến đường Nguyễn Văn Linh dài 30km...
Trên địa bàn TPHCM cũng sẽ xây dựng 5 tuyến đường trên cao với tổng chiều dài hơn 70km cải tạo, xây dựng mới 102 nút giao thông chính khác mức cải tạo, mở rộng 34 nút giao chính đồng mức cải tạo 90 tuyến đường nội đô dài 441km theo hướng hạn chế giải phóng mặt bằng...
TPHCM cũng tiếp tục quy hoạch xây dựng 8 tuyến metro nối các khu vực ngoại thành với khu trung tâm như: Khu đô thị Tây Bắc - Thủ Thiêm Bến Thành - Tân Kiên, nghiên cứu kéo dài về Tân An (Long An) Ngã 6 Cộng Hòa - Hiệp Bình Phước, nghiên cứu kéo dài về Thủ Dầu Một (Bình Dương) Thanh Xuân - Hiệp Phước Công viên Gia Định - Lăng Cha Cả...
Đặc biệt, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) cũng được định hướng kết nối với các tỉnh xung quanh tại ga Suối Tiên như sau: kéo dài từ ga Suối Tiên theo quốc lộ 1 đến Ngã 3 chợ Sặt (Biên Hòa, Đồng Nai) kéo dài từ ga Suối Tiên - Mỹ Phước - Tân Vạn đến Ga trung tâm Khu liên hợp công nghiệp - đô thị - dịch vụ Bình Dương.
Theo Dantri
Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài đã bán lại hàng miễn thuế Sáng 24.1, các doanh nghiệp (DN) bán hàng miễn thuếtại khu phi thuế quan thuộc Khu kinh tế cửa khẩu (KTCK) Mộc Bài (Tây Ninh) đã chính thức mở cửa hoạt động trở lại sau gần một tháng tạm đóng cửa. Theo ghi nhận của phóng viên Thanh Niên Online, các DN tại đây đã bắt đầu mở cửa hoạt động trở lại...