4 nút thắt sau 20 ngày xét xử đại án Phạm Công Danh
Ngân hàng Xây dựng (VNCB, sau là CB) quanh co dòng tiền 4.500 tỷ tăng vốn điều lệ, VKS buộc BIDV, Sacombank, TPBank bồi thường 6.126 tỷ là những nút thắt chờ HĐXX giải quyết.
Những con số trong đại án Trầm Bê – Phạm Công Danh.
Theo Phượng Nguyễn – Hoài Thanh (Zing)
Sao lại truy tố Phạm Công Danh và Trầm Bê tội "Cố ý làm trái..."?
Lập chứng từ khống, lấy tiền từ Ngân hàng Xây dựng (VNCB) để làm tài sản đảm bảo cho khoản vay 1.800 tỷ đồng của 6 công ty pháp nhân do Phạm Công Danh chỉ đạo thành lập tại Ngân hàng Sacombank, sử dụng các khoản vay không đúng cam kết. Vậy tội danh của Phạm Công Danh, Trầm Bê và đồng phạm có phải là "Cố ý làm trái..." hay "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"?
Hôm nay (9.1), trong ngày làm việc thứ 2 của phiên xét xử sơ thẩm vụ "đại án" Phạm Công Danh và 45 đồng phạm. Buổi sáng và gần hết thời gian buổi chiều, VKSND TP.HCM chủ yếu công bố 130 trang cáo trạng truy tố hành vi của các bị cáo.
Video đang HOT
Phiên xét xử vụ "đại án" Phạm Công Danh và đồng phạm đang diễn ra. Ảnh: Lý Tín
Cáo trạng cho thấy, giữa năm 2013, khi VNCB đang có khoản nợ 2.600 tỷ đồng đến hạn phải trả ở Ngân hàng BIDV. Danh tổ chức cuộc họp HĐQT VNCB gồm Danh và 5 thành viên. Trong đó có 3 thành viên không tham gia điều hành, không tham gia họp nhưng vẫn ký tên vào biên bản. Từ đó, Danh ra một nghị quyết dùng tiền dư ở Ngân hàng VNCB để đảm bảo cho khách hàng vay vốn tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác.
Như vậy, thứ nhất, Danh đã cố tình tạo ra một "nghị quyết" cho riêng mình để vay tiền ở ngân hàng khác.
Danh đến gặp Trầm Bê hỏi vay Sacombank 1.800 tỷ. Tuy nhiên, Danh là Chủ tịch HĐQT VNCB nên không thể đứng vay được, vì thế Danh sử dụng 6 công ty do người của Danh đứng tên pháp nhân. Dưới sự chỉ đạo của Danh, Mai Hữu Khương lập khống 3 bảng thỏa thuận 3 bên hợp tác kinh doanh bất động sản, 3 hợp đồng đặt cọc 2 bên, 3 hợp đồng đặt cọc 3 bên cho 6 công ty mua bất động sản của 2 công ty của Danh là Tập đoàn Thiên Thanh Long Hải (khu Long Hải Beach Resort) và Tập đoàn Thiên Thanh (đất 209 đường Trường Chinh và khách sạn Green Plaza).
Mai Hữu Khương giao cho Nguyễn Quốc Viễn lập khống 6 giấy đề nghị vay vốn ngắn hạn cho 6 công ty và 6 phương án vay vốn ngắn hạn để hoàn thành hồ sơ vay vốn tại Ngân hàng Sacombank. Như vậy, thứ 2, Danh cùng đồng phạm đã cố tình tạo ra chứng từ giả để vay vốn.
Danh sử dụng các khoản tiền dư ở Ngân hàng VNCB làm tài sản đảm bảo cho 6 công ty trên vay của Sacombank. Tiền ở VNCB có phải của Danh hay không, nếu là tiền của khách gửi, Danh sử dụng để thế chấp vay riêng cho bản thân là lạm dụng sự tín nhiệm của khách hàng. Như vậy, thứ 3, Danh đã lạm dụng sự tin tưởng của khách hàng.
Phạm Công Danh tại phiên xét xử sơ thẩm.
Thứ 4, sau khi Sacombank giải ngân xong, toàn bộ 1.800 tỷ được chuyển vào tài khoản của 6 công ty. Ngay trong ngày, 6 công ty này chuyển 1.800 tỷ vào tài khoản ACB của Danh ở chi nhánh Phú Thọ. Danh sử dụng tiền này để trả nợ và chuyển vào tài khoản cá nhân của Danh tại Ngân hàng VNCB. Như vậy, 6 công ty pháp nhân do Danh chỉ đạo thành lập đã sử dụng tiền không đúng mục đích.
Giám đốc 6 công ty đứng tên vay 1.800 tỷ đồng là do Danh chỉ đạo lái xe, bảo vệ, nhân viên tiếp thị đứng tên. Những người này được ăn lương 5 - 10 triệu/tháng và không biết, không được sử dụng khoản vay nói trên.
Bốn yếu tố nêu trên, hành vi của Phạm Công Danh có phù hợp với tội danh "Cố ý làm trái..." hay tội "Lừa đảo...", và ông Trầm Bê là đồng phạm giúp sức.
Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 139 Bộ luật Hình sự năm 1999: Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác, dùng thủ đoạn gian dối đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản. Nếu bị truy tố ở tội danh này, khung hình phạt đến tử hình chứ không phải chỉ 20 năm như ở tội danh "Cố ý làm trái...".
Phía Sacombank sẽ không được phép thu hồi 1.800 tỷ đồng vì thẩm định cho vay sai quy định. Tuy nhiên, chưa chuyên gia pháp luật nào dám lên tiếng về điều này (?!).
Như Dân Việt đưa tin, từ ngày 8.1 đến ngày 7.2, TAND TP.HCM đưa ra xét xử sơ thẩm vụ "đại án" Phạm Công Danh và đồng phạm đã thành lập 29 công ty để lập kế hoạch, giấy tờ vay tiền từ 3 ngân hàng: Sacombank, TPBank (Ngân hàng Tiên Phong) và BIDV gây thiệt hại cho Nhà nước 6.126 tỷ đồng.
Trong vụ án có 46 bị can và 140 người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Trong số những người có nghĩa vụ liên quan được triệu tập lần này có những cái tên quen thuộc như Chủ tịch HĐQT BIDV Trần Bắc Hà; ông chủ Tập đoàn Tân Hiệp Phát - Trần Quý Thanh cùng con gái Trần Ngọc Bích; bà Hứa Thị Phấn...
Theo Danviet
Vụ Phạm Công Danh: 3 ngân hàng kêu cứu vì bị đề nghị thu hồi hơn 6.100 tỷ Bị VKS đề nghị thu hồi toàn bộ số tiền liên quan đến ông Phạm Công Danh, Sacombank, BIDV, TPBank gửi đơn kêu cứu lên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam. Ngày 25.1, Hiệp hội Ngân hàng (HHNH) Việt Nam gửi công văn hỏa tốc đến Thủ tướng, các cơ quan trung ương, TAND TP.HCM... về việc Ngân hàng Sacombank, BIDV, TPBank phản...