4 nỗi lo của cha mẹ khi về già
Cuộc sống này vốn là một guồng quay vội vã, đã bao giờ bạn dừng chân lại và lắng nghe xem cha mẹ mình muốn gì hay buồn phiền về điều gì chưa?
Tuổi già là một phần tất yếu của cuộc sống con người. Tại thời điểm đó, sau khi đã trải qua bao nhiêu sóng gió cuộc đời, cha mẹ cần sự an nhàn vì cơ thể kiệt cùng sức lực, cần sự thảnh thơi vì đã lo nghĩ quá nhiều. Tuy nhiên, xã hội hiện nay vốn là một guồng quay dữ dội, do đó, nhiều người con bị cuốn theo đó mà quên mất vẫn có cha mẹ ở nhà trông chờ, lo lắng. Thậm chí, nhiều người vì quá bận rộn mà quên mất phải yêu thương và quan tâm bố mẹ mình. Họ dường như không còn đủ thời gian và không gian để lắng nghe và nhận ra những điều cha mẹ khó nói.
Nếu bạn cũng trong hoàn cảnh đó, hãy suy ngẫm 4 nỗi lo thầm kín của các bậc cha mẹ khi về già dưới đây để sớm thức tỉnh và thấu hiểu, yêu thương cha mẹ mình nhiều hơn:
1. Nhìn con cái trưởng thành, dần rời xa vòng tay mình
Con cái là tài sản quý giá và thân thiết nhất đối với bố mẹ. Bố mẹ sinh con ra, chăm con lớn khôn và trưởng thành. Dù rất buồn nhưng ai trong chúng ta cũng phải chấp nhận một điều rằng đến một thời điểm nhất định, những đứa trẻ sẽ lớn lên và rời xa vòng tay của cha mẹ. Chúng có công việc và cuộc sống riêng, chúng sẽ có những bí mật riêng, sẽ yêu đương và có một gia đình riêng. Điều này vừa là niềm vui những xen lẫn những nỗi buồn trong lòng cha mẹ.
Ảnh minh họa
Có một câu nói rằng “duyên phận giữa cha mẹ và con cái là luôn có người đứng ở phía sau để nhìn một người dần dần rời xa”. Cho dù như thế nào, cha mẹ vẫn mãi dõi theo con cái của mình, từ hành trình này đến hành trình khác. Dù đã sẵn sàng hay chưa thì vẫn thầm cầu nguyện và chúc phúc trong lòng.
2. Sợ bản thân không giúp được con cái
Cha mẹ luôn là người dạy bảo và chở che con cái trong mỗi giai đoạn của cuộc đời. Bất cứ khi nào chúng ta cần sự trợ giúp, bố mẹ luôn là người đầu tiên đứng ra giúp đỡ.
Ngày bé, cha mẹ lo cho ta từng chén cơm, áo mặc, động viên ta những lúc điểm kém, cãi nhau với bạn bè… Mọi niềm vui hay nỗi buồn trong cuộc sống, dường như không thể thiếu bóng dáng của bố mẹ. Thế nhưng khi lớn lên, sẽ có lúc chúng ta phải chấp nhận một điều rằng, bố mẹ không thể thay ta giải quyết mọi chuyện. Đó cũng là điều mà các bậc làm cha làm mẹ lo lắng.
Làm cha mẹ, ai cũng mong con mình sống vui vẻ, hạnh phúc, vạn sự thuận lợi. Tuy nhiên, cuộc đời này ít khi mọi thứ được suôn sẻ như thế. Khi con cái đến tuổi trưởng thành, cha mẹ chỉ có thể ở bên dặn dò, lo lắng và hỏi thăm tình hình của bạn. Họ không thể thay bạn gánh vác cuộc sống được nữa. Đó cũng chính là nỗi buồn phiền của cha mẹ, đến tuổi xế chiều vẫn không thôi lo cho các con của mình. Bởi vậy phận làm con nên yêu thương bố mẹ nhiều hơn, hãy cố gắng sống tốt hơn mỗi ngày để bố mẹ yên lòng.
Video đang HOT
3. Sợ là gánh nặng của con cái
Ảnh minh họa
Tâm lý thường gặp của cha mẹ khi ở tuổi xế chiều là trở thành gánh nặng của con cái. Bởi đến một thời điểm nhất định trong cuộc đời, họ sẽ trở nên già yếu, không tạo ra được tiền bạc và phải nương tựa vào các con. Trên thực tế, chẳng ai muốn điều này xảy ra. Trong thâm tâm, chẳng cha mẹ nào muốn đem lại phiền phức cho con cái hay muốn con cái phải lo lắng về mình. Tâm lý tuổi già thường rất nhạy cảm, đôi khi chỉ một câu nói vô ý, thiếu suy nghĩ của con cái cũng có thể khiến cha mẹ trằn trọc, nghĩ ngợi thâu đêm. Do đó, khi bố mẹ bạn già đi, hãy quan tâm họ nhiều hơn, ân cần thăm hỏi để họ cảm nhận được tình yêu của bạn và vui lòng hơn.
Sinh, lão, bệnh, tử là quy luật của cuộc sống, ai rồi cũng phải trải qua những điều đó. Bước qua tuổi trung niên, sức khoẻ của cha mẹ sẽ có dấu hiệu giảm sút. Trước đây khi còn trẻ, họ có thể thức cả đêm nhưng sáng sớm vẫn có thể làm việc. Còn hiện tại, mỗi lúc trái gió trở trời cũng khiến họ đau nhức, thấp thỏm không ngủ được. Đây cũng là một trong những nỗi lo thường gặp nhất ở tuổi của bố mẹ chúng ta.
Cha mẹ lo sức khỏe yếu sẽ không chăm lo được cho con cái, sẽ khiến con cái phải bận tâm, lo lắng cho mình. Hơn hết, ở tuổi xế chiều, họ còn sợ không còn nhiều thời gian ở bên cạnh những người thân yêu. Có thế nói, dù ở thời điểm nào, tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái là vô điều kiện, không thể nào báo đáp được. Do đó, hãy dành thêm thời gian bên cạnh để thấu hiểu và đồng cảm cho bố mẹ. Bởi bóng hình cha mẹ của hiện tại đôi khi cũng cũng chính là hình dáng của bạn trong tương lai.
'Mẹ mày cứ làm khổ bố' - câu nói của bố khiến tôi hạnh phúc vô bờ
Bố thường nói với anh em tôi: "Hai đứa cứ sống tốt là được, không cần lo lắng cho mẹ, đã có bố lo liệu".
Người ta thường nói: "Sau hôn nhân, chỉ còn trách nhiệm, không phải tình yêu".
Trách nhiệm hay tình yêu, xét cho cùng cũng chỉ là khái niệm và cách nhìn nhận. Trên thực tế, nhiều cặp vợ chồng mặc dù con cái trưởng thành và thành đạt vẫn thể hiện tình yêu mặn nồng. Mỗi người mỗi cuộc sống và mỗi cách yêu. Chỉ cần còn tin tưởng và luôn mong muốn đối phương hạnh phúc, tình yêu vẫn còn đó bất chấp năm tháng thoi đưa.
Vậy bạn có bao giờ chứng kiến hay cảm nhận tình cảm thắm thiết mà bố mẹ của bạn dành cho nhau chưa?
Chia sẻ của @Wangxiaomin trên Zhihu (nền tảng hỏi đáp và trải lòng) sẽ khiến bạn cảm nhận tình cảm của bố mẹ có thể to lớn đến mức nào.
Hơn 5 năm trước, mẹ tôi đổ bệnh nặng rồi bị liệt.
Bố tôi kể, buổi sáng hôm đó, vừa đúng lúc ông chuẩn bị đi làm, mẹ ở nhà đang gội đầu trong nhà tắm. Ông vừa mới bước ra khỏi cửa thì nghe thấy tiếng đổ vỡ bên trong. Đến khi chạy vào thì thấy mẹ đang nằm dưới sàn. Bố vội vàng gọi xe đưa mẹ đi cấp cứu.
Bố gọi điện cho tôi, chỉ nói: "Mẹ có chút chuyện, về nhà một chuyến đi con".
Tôi đi học xa, xin nghỉ học vài hôm, về đến nhà thì mẹ đã nằm viện 1 ngày. Bên cạnh mẹ là những thứ máy móc, dây ống chằng chịt. Mẹ đang ngủ, đầu quấn băng gạc dày cộm.
Bố nói não của mẹ bị xuất huyết trong, tạm thời xem như tai qua nạn khỏi, về sau thì còn phải xem xét tình hình hồi phục. Nếu lúc đó ba đi sớm hơn một chút, hay cấp cứu chậm trễ là tôi đã không còn mẹ.
Họ hàng gia đình tôi cho rằng mẹ tự dưng bệnh xuống như vậy chỉ làm khổ bố. Vừa tốn tiền vừa tốn sức lo âu. Bố tôi vẫn im lặng. Ông nói với anh em chúng tôi: "Đó là mẹ của con, bố không thể nhẫn tâm bỏ rơi bà ấy".
Cuối cùng mẹ cũng tỉnh dậy, nhưng bà bị liệt, không thể cử động. Mặc dù có chút ý thức và có thể nhìn ngó xung quanh nhưng lực bất tòng tâm.
Một năm trời nằm trên giường bệnh, tôi đi xa trở về, vẫn thấy mẹ trong tình trạng như thế. Qua một thời gian, họ hàng đến thăm cũng thưa dần, nhưng hy vọng vẫn còn đó. Hàng xóm hỏi han, bố chỉ cười trả lời: "Vẫn vậy, người coi như bỏ đi rồi".
Những lúc bình thường, đến giờ bố cho mẹ uống nước, uống sữa, ăn cơm, nói: "Món ngon lắm! Con trai bà về rồi, con gái cũng về rồi, đói rồi chứ gì? Đây là sữa, đây là thịt, đây là cơm, đây là cháo. Ăn mới có sức, ăn vào thì bệnh mới khỏi được...".
Những lúc tâm trạng ổn định thì không sao, có hôm mẹ không chịu mở miệng ăn hoặc mẹ bị sặc rồi làm đổ bát cơm ly nước, bố nổi giận mắng: "Bảo uống thuốc thì không uống", "Không ăn thì cho đói chết", "Ngày đó biết vậy không cứu bà làm gì"...
Mắng vẫn mắng, nhưng ông không nỡ cho mẹ nhịn đói, miệng vừa càm ràm vừa đút cháo cho mẹ, vậy mà cũng hết được chén cháo. Những lần uống say về, ngủ một giấc, đúng giờ tỉnh dậy, bố lại cho mẹ uống nước ăn cơm.
Từ lúc bệnh nằm một chỗ, số lần tôi chăm mẹ ăn uống không nhiều. Bà cứ mở to mắt như thế, cổ thì cứng, không chịu thả lỏng, chỉ có thể nâng đầu lên rồi từ từ đút nước đút cháo.
Mẹ bệnh gần 2 năm, bố tất bật đến bạc đầu. Trước mặt người khác, bố vẫn tươi cười hiền hậu, mỗi lần tôi về nhà là mua đồ áo quần cho tôi.
Cũng đã 5 năm trôi qua. Tình trạng của mẹ càng lúc càng kém đi, phát sinh thêm đủ thứ bệnh. Mỗi lúc trở trời, mẹ lại đau hơn. Bố phải nhờ hàng xóm hoặc cô dì đến giúp.
Một người họ hàng phía mẹ tôi đến thăm, nhìn thấy tình trạng mẹ không chuyển tốt thì nói thẳng: "Hay để bà đi luôn cho rồi, đỡ phải làm khổ người còn sống". Bố tôi không nói gì cả, người họ hàng kia nói xong lại thở dài một hơi.
Phòng của mẹ, ban ngày có nắng ấm, đêm vừa tối thì phải bật đèn. Bố tôi nói: "Mẹ con sợ bóng tối lắm".
Bố ngồi bên cạnh mẹ, nhìn điện thoại nói: "Để tôi mở nhạc cho bà nghe nhé". Nhạc phát ra, giai điệu khá cũ, mượt mà vang lên câu ca tình yêu sướt mướt...
Khi cho mẹ ăn cơm, bố đã không còn hấp tấp nóng giận như xưa, hiện tại ông rất kiên nhẫn, vừa đút cho mẹ vừa nói luyên thuyên: "Bà ăn nhiều chút nhé", "Bà đừng ngủ nữa", "Bà cứ làm khổ tôi thôi", "Ai bảo bà không chịu uống thuốc"...
Bố thường nói với anh em tôi: "Hai đứa cứ sống tốt là được, không cần lo lắng cho mẹ, đã có bố lo liệu".
Bố thường kể tôi nghe câu mẹ nói khi đang được đưa đến bệnh viện trong trạng thái đầu óc còn tỉnh táo: "Sau này phải làm sao đây?".
Bố chỉ cười nói với tôi: "Mẹ mày cứ làm khổ bố". Tôi nghe vậy chỉ biết cười, nhưng trong lòng có gì đó hạnh phúc không nói nên lời.
Tôi giờ đây cũng đã trưởng thành. Mẹ vẫn thế, bố vẫn chăm sóc mẹ mỗi ngày như xưa. Bố thường nói mẹ cứ làm khổ bố. Tôi nghĩ đương nhiên bố rất khổ vì phải chăm sóc một người gần như thực vật nhiều năm liền. Nhưng điều gì đã khiến ông chấp nhận một cuộc sống như thế. Tôi cho rằng đó chính là tình cảm gắn bó, tình thương mà bố dành cho mẹ.
Người ta thường nói, sau hôn nhân, tình yêu không còn, chỉ có trách nhiệm. Đối với tôi, bố chăm sóc mẹ vì trách nhiệm hay tình yêu, đều không đáng bận tâm. Quan trọng là bố và mẹ vẫn ở bên nhau, bố vẫn kể cho mẹ nghe nhiều câu chuyện mỗi ngày. Có lẽ đến khi tôi trở thành mẹ, tôi mới hiểu cảm giác và cái tâm của bố.
4 giờ sáng, tôi kinh ngạc khi thấy mẹ chồng ngồi gọt rau củ trong bếp Thấy tôi, mẹ chồng bảo tôi cứ lên ngủ, bà không ngủ được nên làm mấy việc chuẩn bị cho ngày mai. Ảnh minh họa. Từ khi tôi sinh bé Tít, mẹ chồng đến ở với vợ chồng tôi để chăm sóc tôi ở cữ. Được 3 tháng thì bà về lại quê. Chẳng biết mọi người thế nào, nhưng tôi thích sống...