4 nhân viên ngân hàng “lập kế” chiếm đoạt hơn 11 tỷ đồng
Cơ quan CSĐT – Bộ Công an vừa kết thúc điều tra vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Ngân hàng thương mại CP Đại Dương (Oceanbank) – chi nhánh Thăng Long; chuyển hồ sơ đến Viện KSND Tối cao đề nghị truy tố Lê Minh Hằng, nguyên Trưởng phòng giao dịch; Phan Hồng Danh và Trịnh Thị Thanh Thủy, nguyên kế toán và Trần Ngọc Sơn, nguyên thủ quỹ Phòng giao dịch Nguyễn Khánh Toàn thuộc Oceanbank – chi nhánh Thăng Long, về tội danh nêu trên.
Trước đó, Cơ quan CSĐT – Bộ Công an nhận được đơn trình báo của Ngân hàng Oceanbank tố cáo Lê Minh Hằng lập hợp đồng khống chiếm đoạt hơn 11 tỷ đồng của Ngân hàng. Quá trình điều tra, cơ quan tố tụng làm rõ trong thời gian từ 28-11-2009 đến 24-2-2011, lợi dụng được phân công là Trưởng phòng giao dịch, Hằng đã chỉ đạo Danh, Thủy và Sơn lập hơn 30 hợp đồng cho vay khống, trái qui định của ngân hàng. Tài sản cầm cố là những sổ tiết kiệm khống, được lấy từ thẻ lưu sổ tiết kiệm của ngân hàng. Sau khi cùng kế toán và thủ quỹ ký vào hồ sơ cho vay, Hằng đã tự ký tên của khách hàng vay tiền vào hồ sơ xin vay rồi trực tiếp nhận tiền từ thủ quỹ. Tổng số tiền Hằng chiếm đoạt bằng hình thức này lên tới hơn 11 tỷ đồng.
Sau khi bị lãnh đạo chi nhánh Thăng Long phát hiện, Hằng bỏ trốn ra nước ngoài, và đến 3-1-2012 đã tới cơ quan công an đầu thú.
Theo ANTD
Video đang HOT
Bị buộc thôi việc, kiện không ai xử
Cho rằng các khoản tài chính của cơ quan không rõ ràng, chị Lê Thị Mỹ Chi (thủ quỹ Trung tâm Giáo dục thường xuyên Kiên Giang) làm đơn khiếu nại và bị buộc thôi việc. Chị làm đơn ra tòa kiện nhưng không ai xử.
Tháng 4/2010, Sở Tài chính thanh tra và kết luận Trung tâm Giáo dục thường xuyên Kiên Giang sai phạm gần 700 triệu đồng, trong đó có việc thủ quỹ làm mất quỹ tiền mặt hơn 70 triệu đồng.
Chị Chi khiếu nại vì cho rằng theo biên bản làm việc giữa đoàn thanh tra với giám đốc, kế toán và thủ quỹ thì tiền mặt của cơ quan không mất mà thừa gần 450.000 đồng. 6 tháng sau, Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định công nhận kết luận thanh tra trên là đúng. Sau đó ít lâu, giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc chị Chi.
Chị Chi khiếu nại vì cho rằng trách nhiệm của mình chỉ quản lý tiền mặt, quỹ tiền mặt không thất thoát mà còn thừa nhưng chị vẫn bị sa thải là sai pháp luật. Trả lời khiếu nại của chị, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang khẳng định quyết định buộc thôi việc của Sở không sai. Nếu chị Chi không đồng ý có thể khởi kiện ra tòa...
Bị mất việc, chị Chi bưng từng ly nước bán kiếm tiền nuôi gia đình. Ảnh: PL TP HCM
Để bảo vệ quyền lợi, đầu năm 2011, chị Chi nộp đơn khởi kiện yêu cầu hủy quyết định buộc thôi việc của Sở GD&ĐT. Tháng 3/2011, Tòa Hành chính TAND tỉnh Kiên Giang ra văn bản trả lời không thụ lý vụ kiện, trả lại đơn bởi tòa chỉ có thẩm quyền giải quyết "khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức giữ chức vụ từ vụ trưởng và tương đương trở xuống" (khoản 19 Điều 11 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính). Chị Chi được bổ nhiệm vào ngạch viên chức nên quyết định buộc thôi việc của Sở không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa.
Trước tình huống này, chị Chi quay sang kiện quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang. Tháng 12/2011, Chánh án TAND tỉnh Kiên Giang ra quyết định cho rằng căn cứ khoản 3 Điều 28 Luật Tố tụng hành chính "các khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ tổng cục trưởng và tương đương trở xuống" mới là đối tượng khởi kiện vụ kiện hành chính. Chị Chi được bổ nhiệm vào ngạch viên chức nên quyết định kỷ luật buộc thôi việc chị không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án...
Tiếp đó, đầu năm 2012, chị Chi khởi kiện ra TAND thành phố Rạch Giá yêu cầu được phục hồi quyền lợi của người lao động. Vừa qua, tòa trả lại đơn vì trường hợp của chị không thuộc những trường hợp tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa.
Chị Chi than thở: "Họ nói tôi lấy hơn 70 triệu đồng để đuổi việc tôi. Chẳng lẽ tôi tiêu cực mà đi tố cáo mình? Rồi không lẽ tôi là một viên chức mà kiện không tòa nào thụ lý?".
Theo chuyên gia pháp luật, tòa phải thụ lý vụ kiện để bảo đảm quyền lợi cho người lao động.
Thời gian chị Chi bị buộc thôi việc, Luật Viên chức chưa có hiệu lực (có hiệu lực từ ngày 1/1/2012), phải áp dụng theo Pháp lệnh Cán bộ, công chức. Do vậy, chị Chi có quyền khởi kiện bằng một vụ kiện hành chính.
Đồng thời, khi vụ việc chuyển đến TAND thành phố Rạch Giá, nơi này cho rằng yêu cầu khởi kiện của chị Chi không thuộc những trường hợp tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án cũng chưa phù hợp. Luật Viên chức lúc này đã có hiệu lực và Điều 30 quy định "tranh chấp liên quan đến việc ký kết, thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc được giải quyết theo quy định của pháp luật về lao động". Đồng thời, Điều 31 Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi, bổ sung và có hiệu lực từ ngày 1/1/2012) cũng nêu "về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động..." thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Chị Chi thuộc trường hợp lao động bị sa thải nên có quyền khởi kiện, yêu cầu tòa giải quyết về tranh chấp lao động.
Luật sư Lương Tống Thi, Đoàn Luật sư tỉnh An Giang
Theo VNE
Thủ quỹ trường quốc tế ôm hơn 4 tỉ đồng bỏ trốn Ngày 7.10, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), Công an TP.HCM đã phát lệnh truy tìm Ôn Thị Mỹ Phương (28 tuổi, ngụ Q.1, nhân viên thủ quỹ của Công ty cổ phần giáo dục quốc tế, tọa lạc trên đường Võ Trường Toản, P.An Phú, Q.2)...