4 nhân tố tác động quan hệ Việt Trung năm 2015

Theo dõi VGT trên

Sau biến cố trong năm 2014, Việt Nam và Trung Quốc đứng trước thử thách tìm ra hướng đi cho một mối quan hệ lâu dài và ổn định, Tiến sĩ Alexander Vuving, Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á Thái Bình Dương, Mỹ, nhận xét.

4 nhân tố tác động quan hệ Việt - Trung năm 2015 - Hình 1

Việc Trung Quốc đặt giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam khiến quan hệ hai nước biến chuyển về chất.

- Ông đánh giá như thế nào về quan hệ Việt – Trung trong năm qua?

- Năm 2014 ghi một dấu mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ Việt Nam và Trung Quốc. Việc Trung Quốc đơn phương hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã khiến quan hệ hai nước rơi vào một “vùng trũng” thấp nhất kể từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991.

Mặc dù hai nước đều có những nỗ lực nhất định nhằm đưa quan hệ trở lại bình thường, chẳng hạn như tiếp tục trao đổi các đoàn cấp cao, nhưng tính chất và đặc điểm của mối quan hệ đã có sự thay đổi về chất sau sự cố giàn khoan.

Một sự đồng thuận rộng lớn hơn đã hình thành ở Việt Nam về ý đồ, mục tiêu và quyết tâm của Trung Quốc ở Biển Đông. Sau sự kiện giàn khoan, không còn nhiều người mơ hồ về mong muốn và hành vi của Trung Quốc ở khu vực.

Trung Quốc đã theo đuổi một chiến lược lớn khá nhất quán và bài bản từ nhiều thập kỷ qua. Chiến lược xuyên suốt của Trung Quốc ở Biển Đông giống như chiến lược của một người chơi cờ vây với mục tiêu cuối cùng là giành quyền kiểm soát toàn bộ khu vực với những bước đi có tầm nhìn xa nhiều thập kỷ, còn việc động thủ hay thúc thủ phần nhiều được quyết định bởi thời thế và tương quan lực lượng.

Sự kiện giàn khoan không tạo ra một xu hướng mới. Nó chỉ đánh dấu sự biến đổi từ lượng thành chất của một quá trình đã tích tụ từ lâu.

- Việt Nam nên ứng xử như thế nào trước sự thay đổi này?

- Sự kiện này giống như một “cú huých” buộc Việt Nam phải xem lại mối quan hệ và cách xử sự với Trung Quốc. Tuy nhiên, bài toán quan hệ với Trung Quốc không dễ gì có thể giải quyết được trong chốc lát. Nó cần sự nhìn nhận sâu sắc từ nhiều góc độ như lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị, quân sự và nhất là đại chiến lược.

Vấn đề của Việt Nam là làm sao thoát khỏi vòng kiềm tỏa của Trung Quốc nhưng vẫn tận dụng được lợi thế lân cận với họ. Trung Quốc là một trung tâm văn hóa, kinh tế mà ảnh hưởng của nó có nhiều khía cạnh tích cực đi kèm với các khía cạnh tiêu cực. Việt Nam cần cự tuyệt sự lệ thuộc, nhưng phải biết cách tận dụng lợi thế ở gần để khai thác tốt mối liên hệ lâu dài với Trung Quốc và vị trí chiến lược bên cạnh nước này, khai thác tốt nền minh triết và thị trường rộng lớn của Trung Quốc.

Việt Nam cần tìm ra cách ứng xử hợp lý để có thể được nể phục bên cạnh một Trung Quốc khổng lồ. Làm sao để kinh tế thông thương mà không lệ thuộc, hợp tác nhiều mặt trong thế ngẩng cao đầu, học được cái hay của Trung Quốc mà không vấp phải những cái dở của họ, giảm thiểu những thiệt hại do phải đương đầu với những áp lực, trả đũa, và gây hấn của Trung Quốc, trong khi vẫn bảo toàn được những lợi ích căn bản của mình.

Hiện nay những bước đi của một Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn, đặt ra thách thức mới cho cả hai nước đi tìm một giải pháp lâu dài cho mối quan hệ song phương.

- Việt Nam và Trung Quốc được gì, mất gì từ sự kiện giàn khoan?

- Nếu chỉ xét về khía cạnh vật chất thì cả hai nước đều mất chứ không được gì. Trung Quốc định đưa giàn khoan vào để cắm “một cột mốc biên giới” nhưng bị Việt Nam chống trả quyết liệt và bị thế giới lên án. Như vậy là mục tiêu “cắm mốc” của Trung Quốc coi như thất bại.

Bắc Kinh tuyên bố giàn khoan đã tìm thấy dầu, nhưng những gì được quan sát ở hiện trường cho thấy giàn khoan chưa thể khoan sâu xuống đáy biển chứ chưa nói đến chuyện có tìm thấy dầu hay không.

Trong khi đó, cả hai bên đều thiệt hại nhiều tiền của để duy trì một lượng lớn tàu. Số lượng của Trung Quốc có lúc lên tới hơn trăm tàu, liên tục quần thảo, đâm va tàu Việt Nam trong suốt hai tháng rưỡi trên biển.

Video đang HOT

Tuy nhiên nếu xét về khía cạnh phi vật chất thì có thể nói Trung Quốc mất nhiều hơn và Việt Nam được nhiều hơn. Cái Trung Quốc mất nhiều nhất là niềm tin của các nước về một Trung Quốc “chơi được”. Không chỉ Việt Nam mà nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới trở nên bớt tin tưởng và cảnh giác hơn với Trung Quốc.

Việt Nam nhìn chung tạo được hình ảnh một quốc gia kiên cường, khôn ngoan và biết kiềm chế. Việt Nam được nhiều nước, nhất là Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Philippines coi là địa chỉ đáng tin cậy để gìn giữ hòa bình, ổn định trong khu vực. Tuy nhiên, các vụ bạo động đã diễn ra cũng làm sứt mẻ hình ảnh của Việt Nam.

4 nhân tố tác động quan hệ Việt - Trung năm 2015 - Hình 2

Một người lính hải quân Việt Nam đứng gác trên đảo Thuyền Chài, quần đảo Trường Sa.

- Theo ông những yếu tố nào tác động lớn đến quan hệ Việt – Trung năm tới?

- Có 4 yếu tố chính sẽ tác động mạnh đến quan hệ hai nước. Thứ nhất, Trung Quốc tiếp tục tăng cường lấn biển, xây đảo và lập căn cứ trên các bãi đá mà họ chiếm đóng ở Biển Đông, đặc biệt là ở quần đảo Trường Sa. Năm 2015, Bắc Kinh sẽ biến đá Chữ Thập thành mặt bằng lớn nhất ở quần đảo Trường Sa, với đường băng dài khoảng 3 km, đủ cho máy bay chiến đấu và máy bay ném bom thế hệ thứ 4 sử dụng, có cảng biển cho tàu chiến hạng trung và tàu tuần tra cỡ lớn trọng tải 5.000 tấn neo đậu. Ngoài ra, Trung Quốc cũng tiếp tục các hoạt động xây dựng ở các đá Gạc Ma, Gaven, Tư Nghĩa và có thể sẽ triển khai cả ở đá Subi. Việt Nam sẽ phải có đối sách thích hợp nếu không muốn chấp nhận một cán cân lực lượng mới nghiêng hẳn về phía Trung Quốc.

Yếu tố thứ hai là Trung Quốc sẽ tiếp tục lấn lướt ở Biển Đông. Nước này có thể đưa trang thiết bị ra hạ đặt ở các vị trí chiến lược, các bãi đá không người, để từ đó chiếm đóng trên thực tế. Bắc Kinh sẽ tổ chức tập trận quân sự, đưa các lực lượng dân sự và phi quân sự ra để hình thành thế trận “chiến tranh nhân dân trên biển”. Họ cũng đưa tàu bè, các phương tiện khác như ụ nổi, giàn khoan ra khống chế mặt biển; lập ra các quy định, quy chế đơn phương nhằm giành quyền kiểm soát cả vùng biển và vùng trời của khu vực.

Yếu tố thứ ba là ảnh hưởng của vụ kiện Trung Quốc tại Tòa Trọng tài quốc tế về Luật biển do Philippines khởi xướng. Ngày 15/12 vừa qua là hạn chót để Trung Quốc thể hiện lập trường trước tòa, Trung Quốc đã đưa ra một văn kiện tái khẳng định yêu sách của họ ở Biển Đông, lên án Philippines bác bỏ thẩm quyền của tòa trong vụ kiện. Hiện Việt Nam đã nêu lập trường kiên quyết bác bỏ yêu sách của Trung Quốc, và Bắc Kinh cũng bác ngược lại. Trong năm sau, căng thẳng sẽ tiếp tục gia tăng, nhất là càng đến gần ngày tòa ra phán quyết.

Cuối cùng là tác động của việc Việt Nam tiếp tục tăng cường quan hệ với các nước lớn trong khu vực như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ. Đây là điều cần thiết để Việt Nam giảm lệ thuộc vào một nước trong bối cảnh các nước nói trên đều ủng hộ Việt Nam trong vấn đề Biển Đông. Điều này sẽ khiến Trung Quốc không hài lòng và sẽ tăng cường các biện pháp ngăn cản.

Theo Vnexpress

Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc: "Vừa hợp tác vừa đấu tranh"

Khái quát về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dùng 6 chữ "vừa hợp tác vừa đấu tranh". Vừa hợp tác vừa đấu tranh để cùng có lợi, để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước, lợi ích chính đáng của dân tộc.

Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc: Vừa hợp tác vừa đấu tranh - Hình 1

Thủ tướng lắng nghe các câu hỏi của đại biểu

Vì nội dung báo cáo giải trình kéo dài hơn thời lượng dự kiến, các đại biểu có tối đa 45 phút để chất vấn trực tiếp Thủ tướng. Trong số 10 câu hỏi, đại biểu đặt nhiều mối quan tâm vào vấn đề Biển Đông, bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc, giải pháp giữ biển của Chính phủ...

Đại biểu Đỗ Văn Đương (TPHCM) đặt vấn đề tiềm năng "biển bạc" của đất nước mà Trạng Trình Nguyễn Bình Khiêm đã căn dặn "Biển Đông ngàn dặm dang tay giữ". Ông Đương muốn biết, Chính phủ đã có chiến lược, biện pháp gì để phát huy nguồn lực này?

Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc: Vừa hợp tác vừa đấu tranh - Hình 2

Đại biểu Đỗ Văn Đương nêu ý kiến nên lập Bộ Kinh tế biển.

Ngoài ra, theo ông Đương, nên lập Bộ Kinh tế biển trên cơ sở tách một phần Bộ NN&PTNT, Bộ TN-MT để tập trung cho nhiệm vụ này. Ông Đương muốn biết quan điểm của Thủ tướng về đề xuất này.

Trả lời chất vấn của ông Đương, Thủ tướng đáp, với Việt Nam, biển quan trọng thế nào ai cũng biết. Chính phủ đã có chương trình, kế hoạch và triển khai hành động để vừa phát triển kinh tế vừa đảm bảo chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển và đã đạt kết quả nhất định. Tuy nhiên, kết quả đó vẫn chưa tương xứng với mong muốn. Chính phủ sẽ tiếp tục tập trung xem xét việc này, căn cứ vào nguồn lực quốc gia, vào nợ công để có chiến lược đầu tư cho kinh tế biển, gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Còn việc phân tách hoạt động đầu tư trên biển và trên bờ, theo Thủ tướng là khó ước lượng vì đầu tư cho khu vực nào cũng là tương hỗ, cũng là cùng mục đích để phát triển đất nước.

Ghi nhận đề xuất thành lập Bộ Kinh tế Biển, Thủ tướng cho rằng đã nghe ý kiến này nhiều lần. Tuy nhiên, việc đảm bảo chủ quyền quốc gia, khai thác dầu khí, vận tải biển, du lịch biển... không thể giao cho một Bộ được. Hiện tại, Chính phủ phân công Bộ TN-MT quản lý về tài nguyên biển còn các lĩnh vực giao cho từng Bộ cụ thể. Ví dụ ngành thủy sản giao cho Bộ NN&PTNT (trước là Bộ Thủy sản); vận tải biển giao cho Bộ GTVT; khai thác tài nguyên dầu khí phải giao Bộ Công thương, du lịch biển giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch... Như vậy, theo Thủ tướng, các lĩnh vực cần phân tách chứ không thể giao cả cho một Bộ.

"Nhiệm kỳ này chỉ còn hơn 1 năm nữa thôi, làm sao cố gắng phân định nhiệm vụ rạch ròi cho rõ trách nhiệm cơ quan chủ trì từng lĩnh vực, dù có phối hợp với nhau. Việc thành lập Bộ Biển thì cần nghiên cứu tiếp, để nhiệm kỳ sau xem xét" - Thủ tướng nói.

Thượng tọa Thích Thanh Quyết (Quảng Ninh) đặt vấn đề, kinh tế đã qua giai đoạn nghỉ ngơi, bước vào thời kỳ phát triển nhanh và bền vững. Cả dân tộc, dù không nói ra, mọi người đều hiểu về cái giá của hòa bình. Ông Quyết dẫn lại việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 vừa qua, người dân đã thể hiện tinh thần yêu nước, đoàn kết một lòng. Ông Quyết đề nghị được nghe thông tin từ "kim khẩu" của Thủ tướng về vấn đề này một cách súc tích nhất.

Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc: Vừa hợp tác vừa đấu tranh - Hình 3

Thượng tọa Thích Thanh Quyết nêu mối lo ngại về vấn đề Biển Đông

Đáp lại chất vấn về chủ trương của Đảng, nhà nước với Trung Quốc sau sự kiện giàn khoan Hải Dương 981, Thủ tướng nói rõ, với Trung Quốc hay tất cả các nước trên thế giới, Việt Nam phải thực hiện đường lối đối ngoại kiên trì nhất quán. Đó là độc lập tự chủ, hòa bình hữu nghị, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ...

Thủ tướng cũng nhấn mạnh nguyên tắc hành động vì lợi ích quốc gia dân tộc.

Trên cơ sở quán triệt đường lối này, đối với Trung Quốc hay nước nào, Việt Nam cũng phải hành động nhất quán như vậy.

"Với Trung Quốc, dù mưa nắng hay bão lũ, Việt Nam cũng là láng giềng, mãi mãi là láng giềng, nên Việt Nam mong muốn sự chân thành hợp tác để cùng phát triển vì hòa bình, để thực hiện một cách thực chất, hiệu quả phương châm "16 chữ vàng", tinh thần "4 tốt", để mang lại lợi ích cho cả 2 bên" - Thủ tướng lưu ý, Việt Nam cũng muốn chân thành hợp tác với Trung Quốc để giải quyết mâu thuẫn về biên giới đất liền và trên biển theo nguyên tắc thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước.

Với yêu cầu nói khái quát về quan hệ giữa 2 nước, Thủ tướng dùng 6 chữ "vừa hợp tác vừa đấu tranh". Việt Nam vừa hợp tác vừa đấu tranh để có hòa bình, ổn định, không chỉ với Trung Quốc mà với các nước. Vừa hợp tác vừa đấu tranh để cùng có lợi, để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước, lợi ích chính đáng của dân tộc. Theo Thủ tướng, 6 chữ đó vừa đơn giản vừa dễ nhớ nhất.

Đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) đề cập việc Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động xây dựng trên các đảo thuộc Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Đó là biện pháp "không đánh mà thắng" của Trung Quốc. Đại biểu muốn biết giải pháp của Chính phủ để đối phó với tình hình này?

Với chất vấn của đại biểu Lê Nam, Thủ tướng nói, đảo Gạc Ma và một số đảo trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1988. Trong tình thế lúc đó, Việt Nam đã cùng với các nước ASEAN ký với Trung Quốc DOC về việc giữ nguyên hiện trạng, không làm phức tạp thêm, mọi tranh chấp giải quyết trên cơ sở hòa bình, không dùng vũ lực. Việc Trung Quốc bồi lấp biển mà báo chí thông tin, tại đảo Chữ Thập, việc bồi lấp lớn nhất, diện tích 49ha, lớn hơn cả đảo Ba Bình, Thủ tướng khẳng định lập trường là phản đối điều này vì việc làm đó vi phạm Điều 5 DOC mà Trung Quốc là một bên ký kết. Lập trường này người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần nói.

Tại hội nghị cấp cao ASEAN 25 vừa qua, Thủ tướng khẳng định, ông cũng đã nhắc lại lập trường này tại nhiều nội dung làm việc khác nhau.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) đặt câu hỏi, hiện vùng kinh tế đồng bằng sông Cửu Long chỉ phát triển theo quy mô nội bộ, hạn chế tiêu thụ sản phẩm. Bà Bé muốn biết giải pháp liên kết vùng để thúc đẩy kinh tế khu vực.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé, theo Thủ tướng, trong không gian, một khu vực, một vùng có điều kiện kinh tế xã hội tương đồng nhau thì yêu cầu hợp tác liên kết là rất cần thiết, gần như là nhu cầu tất yếu. Chính phủ nhận thức rõ sự cần thiết liên kết để phát huy khai thác tiềm năng lợi thế của vùng, khắc phục đầu tư trùng lặp, lãng phí, liên kết để cả vùng để cùng ứng phó với những khó khăn thách thức đặt ra mà chỉ một tỉnh, một khu vực đối phó sẽ rất khó khăn.

Đồng bằng sông Cửu Long cần hợp tác để phát huy 3 lợi thế lớn về lúa gạo, cá tra - cá ba sa - tôm và trái cây. 3 loại sản phẩm lợi thế nhất này, theo Thủ tướng, 12 tỉnh trong khu vực, tỉnh nào cũng có. Vậy việc liên kết để hình thành chuỗi giá trị rất quan trọng để mang lợi cho người nông dân, hiệu quả tăng lên.

Liên kết thứ 3 trong vùng là để sử dụng bền vững nguồn nước và ứng phó hiệu quả với lũ của khu vực. Việc này không thể một tỉnh nào làm được, cần phải liên kết, hợp tác. Thêm nữa là liên kết hợp tác để khắc phục khó khăn của vùng về mặt bằng giáo dục chưa cao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất 3 mặt hàng chủ lực này chưa tốt, hạ tầng còn yếu kém.

Sau nữa là việc hợp tác để bảo đảm quốc phòng an ninh trong vùng.

Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc: Vừa hợp tác vừa đấu tranh - Hình 4

"Sự cần thiết hợp tác đã rõ, lĩnh vực cần hợp tác đã rõ và các tỉnh đều đồng tình với Chính phủ nhưng phương thức thực hiện thế nào, cơ chế thế nào, chính sách gì... thì rất khó khăn. Chúng tôi đã dự thảo đi dự thảo lại nhiều lần nhưng việc ban hành cũng còn lúng túng" - Thủ tướng xác nhận.

Đại biểu Danh Út (Kiên Giang) cho biết, hiện trong đồng bào dân tộc thiểu số rất thiếu đất canh tác trong khi các nông lâm trường quốc doanh lại sử dụng đất quá lãng phí và đòi hỏi người đứng đầu Chính phủ nêu giải pháp gỡ vướng cho bà con.

Về vấn đề này, Thủ tướng cho biết cả nước còn khoảng 300.000 hộ đồng bào dân tộc thiểu số chưa có đất sản xuất. Đây là điều trăn trở của Chính phủ mà khi còn làm Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nguyên, Thủ tướng rất quan tâm chỉ đạo. Theo Thủ tướng, biện pháp đầu tiên xuất phát từ việc đồng bào dân tộc thiểu số sống gắn bó với rừng, cần xây dựng cơ chế đặc thù để giảm nghèo nhanh hơn trong khu vực này. Thời gian qua, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm được từ 45% xuống còn 34% ở khu vực, phải giải quyết bằng việc sống với rừng, phải giao rừng cho bà con.

Đề án này khi đặt ra thảo luận, Thủ tướng thông tin, khó nhất là câu hỏi tiền đâu, nguồn lực lấy từ đâu. Tinh thần là Chính phủ đã nhận thấy vấn đề này rất quan trọng cần thiết, đã thảo luận nhiều để tìm giải pháp làm sao cho 300.000 hộ này có đất hoặc ngành nghề sản xuất để thoát nghèo.

Đại biểu Thân Đức Nam (Đà Nẵng) đề nghị Thủ tướng làm rõ vấn đề nợ xấu của ngân hàng. Đánh giá cao nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước trong việc này nhưng ông Nam cho rằng, nếu không có sự hỗ trợ của Chính phủ thì kết quả hạn chế, kéo lùi sự phát triển của nền kinh tế. "Chính phủ có chủ trương gì về việc này?"- ông Nam đặt câu hỏi.

Với câu hỏi này, Thủ tướng nói rõ quan điểm, không có ngân sách và không sử dụng ngân sách để xử lý nợ xấu. Tuy tình hình khó khăn nhưng cũng sẽ có cách để giải quyết để đến hết 2015 đưa nợ xấu về mức 3% - mức bình thường đối với các tổ chức tín dụng. Thủ tướng giải thích, Quốc hội đã "bấm nút" về ngân sách, không còn khoản nào để chi cho nội dugn này.

Đại biểu Trịnh Ngọc Phương (Tây Ninh) nói về những tồn tại bất cập trong nền kinh tế như hạ tầng giao thông, cơ chế khuyến khích khoa học công nghệ... bộc lộ trong 3 ngày chất vấn các thành viên Chính phủ vừa qua. Đại biểu muốn Thủ tướng trình bày giải pháp đột phá Chính phủ sẽ chọn để giải quyết bất cập.

Trả lời câu hỏi của đại biểu về giải pháp đưa đất nước thành nước công nghiệp hiện đại, Thủ tướng nhắc lại 3 đột phá chiến lược. Đầu tiên là hoàn thành thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - cơ chế để thu hút nguồn lực. Sau nữa là nhân tố về con người. Nhắc lại vấn đề năng suất lao động còn thấp do yếu tố con người, Thủ tướng nhấn mạnh chủ trương đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đào tạo. Trung ương cũng đã họp và có Nghị quyết về nội dung này. Khâu đột phá thứ 3 là xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, thúc đẩy tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng

"Tóm lại, không có cách nào khác là quán triệt sâu sắc và triển khai hiệu quả Nghị quyết đại hội 11 của Đảng, triển khai 3 đột phá chiến lược thì sẽ thực hiện thắng lợi mục tiêu này nhưng việc đó đòi hỏi nỗ lực lớn" - Thủ tướng đáp.

Đại biểu Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) đề cập chuyện "hai lúa" làm tàu bay, tàu ngầm và đặt câu hỏi, có cách nào tận dụng tối đa nguồn nhân lực này, không để chảy máu chất xám? Nghịch lý là tiền đầu tư cho KH-CN chi không hết mà việc người dân làm tàu ngầm, như Bộ trưởng KH-CN nói, muốn chi hỗ trợ mà không chi được. Đại biểu yêu cầu Thủ tướng trình bày giải pháp giải quyết vấn đề này.

Đại biểu Hồ Thị Cẩm Đào (Sóc Trăng) đề cập đến vấn đề chống biến đổi khí hậu gắn với việc xây dựng hệ thống đê biển ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đại biểu muốn Thủ tướng trả lời bao giờ dự án này được triển khai, trách nhiệm của Thủ tướng về vấn đề này?

Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc: Vừa hợp tác vừa đấu tranh - Hình 5

Quang cảnh buổi trả lời chất vấn của Thủ tướng.

Tuy nhiên, khi đồng hồ chạy sang mốc 16h50', Chủ tịch Quốc hội nhắc Thủ tướng đã hết thời lượng dành cho phiên chất vấn của người đứng đầu Chính phủ. Thủ tướng hứa tiếp tục trả lời các câu hỏi còn lại bằng văn bản, đăng tải công khai trên các phương tiện truyền thông.

P. Thảo

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

"Giáo sư tiên tri" dự đoán người đắc cử tổng thống Mỹ
06:17:23 05/11/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Lựa chọn của nhà sử học từng đoán trúng người chiến thắng 90%
21:46:29 04/11/2024
Tỷ lệ đặt cược ông Trump chiến thắng tăng mạnh ngay trước bầu cử
10:42:38 05/11/2024
Nam sinh có gia thế "cỡ bự" chịu án tù chung thân khi đi du học Anh
08:15:06 05/11/2024
Elon Musk: Nhân tố giúp Trump giành thắng lợi tại bang chiến địa?
19:56:43 05/11/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Ba lý do có thể khiến bà Harris thất cử
05:21:07 05/11/2024
Những cuộc bầu cử tổng thống gây sửng sốt nhất trong lịch sử Mỹ
07:50:57 04/11/2024
Cuộc đua vào Nhà Trắng đã trở nên cân bằng ngay sát Ngày Bầu cử
09:15:15 04/11/2024

Tin đang nóng

Hóng: Người đẹp Vbiz đã có bạn trai, rầm rộ tin hẹn hò đồng giới chỉ là cú lừa?
22:33:01 05/11/2024
Đen Vâu lộ diện sau thời gian dài ở ẩn giữa tin đồn lên chức "bố bỉm"
21:47:13 05/11/2024
Vợ chồng Khánh Vân, Quốc Trường cùng dàn sao đổ bộ Phú Quốc dự hôn lễ một cặp đôi Vbiz!
20:53:14 05/11/2024
20 trẻ mầm non nhập viện nghi ăn nhầm thuốc chuột: Cô Hiệu phó tiết lộ lý do
21:57:23 05/11/2024
Con gái MC Quyền Linh trả lời nghi vấn thẩm mỹ ở tuổi 16, hút 2 triệu lượt xem
21:00:58 05/11/2024
Ca sĩ Quốc Kháng vừa bị bắt vì lừa chạy án giá 9 tỉ đồng là ai?
23:13:51 05/11/2024
Thực đơn tiệc sinh nhật trong tù của Sean 'Diddy' Combs gây sốc
23:22:24 05/11/2024
Khánh Vân là cô dâu chịu chơi nhất Vbiz: Tung ảnh cưới cực "quậy", body nét căng bỏng mắt
20:49:35 05/11/2024

Tin mới nhất

Qatar trưng cầu ý dân về việc bãi bỏ bầu cử Quốc hội

05:48:43 06/11/2024
Chính quyền Qatar gọi đây là "cuộc thử nghiệm" và đề xuất thay đổi Hiến pháp. Theo đề xuất, toàn bộ số ghế trong Hội đồng Shura sẽ lại do Quốc vương Sheikh Tamim bin Hamad Al-Thani bổ nhiệm.

BREAKING NEWS: Thủ tướng Israel bất ngờ cách chức Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant

05:46:36 06/11/2024
Tuyên bố cũng nói rằng những bất đồng giữa ông Netanyahu và ông Gallant "ngày càng lớn" và trở nên công khai "theo cách bất thường và tệ hơn nữa, điều này đã bị kẻ thù biết đến, và họ đã tận dụng được lợi thế từ điều đó".

Niềm vui lớn với loài voi có nguy cơ tuyệt chủng tại Indonesia

05:44:40 06/11/2024
Voi mẹ Ngatini, 24 năm tuổi, sinh con vào sáng sớm 4/11. "Bé voi" này nặng 104 kg với vòng ngực 112cm, chiều cao vai 83cm và có voi bố là Robin.

Nga thúc đẩy việc giảng dạy và quảng bá tiếng Nga ở nước ngoài

05:41:24 06/11/2024
Phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Hỗ trợ ngữ Nga và các ngôn ngữ khác ở Nga, ông Putin nhấn mạnh rằng tiếng Nga là một trong những giá trị cơ bản của đất nước.

Các nền tảng thương mại điện tử Shein và Temu 'dắt nhau' ra tòa tại Anh

05:37:25 06/11/2024
Cả Shein và Temu đều đang nhanh chóng mở rộng trên thị trường quốc tế với hàng loạt sản phẩm giá rẻ. Tuy nhiên, nhà chức trách đang ngày càng giám sát chặt chẽ 2 nền tảng thương mại điện tử này.

Tây Ban Nha dành hơn 10 tỷ USD nhằm tái thiết khu vực lũ lụt tại miền Đông

05:35:19 06/11/2024
Thủ tướng Sanchez cho biết Chính phủ đã triển khai 14.898 cảnh sát và binh sĩ đến các khu vực bị lũ quét, tăng gấp đôi so với quân số ngày 2/11 vừa qua.

Campuchia công bố chính sách mới nhằm khuyến khích sử dụng đồng nội tệ

05:33:21 06/11/2024
Bộ Thương mại đã tích cực phối hợp với NBC thúc đẩy việc sử dụng đồng nội tệ Riel, như yêu cầu doanh nghiệp ghi nhãn giá sản phẩm bằng đồng Riel.

Mỹ bác bỏ thỏa thuận hợp tác cung cấp điện hạt nhân trực tiếp cho các 'đại gia' công nghệ

20:02:34 05/11/2024
Như vậy, với quyết định của FERC, các "ông lớn" công nghệ muốn nhanh chóng cung cấp năng lượng cho các trung tâm trí tuệ nhân tạo (AI) khổng lồ cần tìm các chiến lược mới.

Thủ tướng Đức nỗ lực hàn gắn rạn nứt trong liên minh cầm quyền

20:00:21 05/11/2024
Triển vọng cho ba đảng rất ảm đạm, nhưng đối với FDP thì giờ đây là vấn đề sống còn. Nếu không có FDP, Thủ tướng Olaf Scholz sẽ không còn đa số trong Quốc hội nữa.

Kẻ thù nguy hiểm khác đang rình rập Ukraine trong xung đột với Nga

19:58:50 05/11/2024
Hàng ngàn binh sĩ khác, giống như Sushko, trở về từ tiền tuyến với những vết thương lở loét do vi khuẩn kháng thuốc. Đây là mối nguy hiểm đáng sợ ít được biết đến của xung đột Nga-Ukraine.

Sơ tán trên 100 bệnh nhân khỏi Gaza

19:53:48 05/11/2024
Ngày 4/11, Bộ Ngoại giao Israel cho biết nước này đã chính thức thông báo về việc chấm dứt quan hệ với UNRWA sau khi Quốc hội bỏ phiếu thông qua dự luật cấm UNRWA hoạt động trên lãnh thổ nước này.

UNESCO xem xét công nhận kỹ thuật nấu rượu sake là di sản văn hóa phi vật thể

16:52:39 05/11/2024
Nếu được đăng ký, rượu sake của Nhật Bản sẽ tiếp bước các đồ uống có cồn nổi tiếng thế giới khác như rượu vang Georgia, văn hóa bia Bỉ, rượu rum Cuba... được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Khánh Vân diện váy cưới 'không đụng hàng', khoe body cực 'cháy'

Người đẹp

06:52:36 06/11/2024
Khác với hình ảnh những chiếc váy cưới trắng thướt tha, tạo hình cực slay này của Hoa hậu Khánh Vân khiến nhiều người trầm trồ.

Khởi tố đối tượng đăng hơn 300 bài viết xuyên tạc trên Facebook

Pháp luật

06:49:30 06/11/2024
Đối tượng Lê Mạnh đã sử dụng Facebook cá nhân đăng tải hơn 300 bài viết sai sự thật nhằm bôi nhọ, xúc phạm các nguyên lãnh đạo.

Động thái của Huyền Lizzie và Phanh Lee giữa nghi vấn xích mích nghỉ chơi

Sao việt

06:45:51 06/11/2024
Phanh Lee chia sẻ khoảnh khắc trong bữa tiệc mừng sinh nhật bạn thân. Huyền Lizzie cũng xuất hiện trong sự kiện đặc biệt này

Cặp đôi hoàng tử và công chúa đẹp khuynh đảo Đêm hội Weibo 2024: Nhà gái xinh sang chưa bao giờ lỗi mốt

Sao châu á

06:42:22 06/11/2024
Điền Hi Vi và Vương Hạc Đệ cùng nhau xuất hiện trên sân khấu Đêm hội Weibo 2024 . Cả hai được khen đẹp như một cặp hoàng tử và công chúa.

Mẹ chồng té xỉu khi biết tôi vứt con gấu bông cũ vào xe rác, vừa tỉnh dậy, bà đã gào lên một câu khiến tôi bủn rủn chân tay

Góc tâm tình

06:40:57 06/11/2024
Cũng do mẹ chồng không hề nói trước cho tôi biết nên mới ra nông nỗi này. Chuyện là hôm kia, tôi dọn dẹp nhà cửa, thấy trong phòng mẹ chồng có một con gấu bông cũ kĩ.

Hà Nội: Sống dọc cung đường 'quái xế' đua xe, thấy tiếng gầm rú là tim ngưng đập

Tin nổi bật

06:35:27 06/11/2024
Hơn 300 phụ huynh ở Đồng Nai bị cảnh sát xử phạt vì giao xe máy cho con em chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện.

Con trai nuôi Ngọc Sơn: "Bị sập sân khấu cao 3m, tôi tưởng chết ở đó rồi"

Tv show

06:13:29 06/11/2024
Lần đó tôi về quê biểu diễn, bà con ùa lên sân khấu mấy trăm người để tặng hoa tôi, tới mức sập sân khấu. Bị sập sân khấu cao 3m, tôi tưởng chết ở đó rồi

Bí quyết làm món bánh ăn sáng từ cà rốt giòn tan, ngọt ngào, bổ dưỡng với công thức cực kỳ đơn giản

Ẩm thực

06:04:02 06/11/2024
Đây là một món ăn nhẹ lý tưởng cho bữa sáng, bữa xế chiều hoặc bất kỳ lúc nào bạn muốn thưởng thức một món ăn ngon miệng và dễ làm.

Liên hoan phim Berlin rời bỏ mạng xã hội X của tỉ phú Elon Musk

Hậu trường phim

06:02:16 06/11/2024
Liên hoan phim Berlin đưa ra quyết định rời khỏi nền tảng mạng xã hội X của tỉ phú Elon Musk sau động thái tương tự của giám đốc Liên hoan phim Venice, Alberto Barbera.

Nữ luật sư lên tiếng về tin đồn hẹn hò Johnny Depp

Sao âu mỹ

06:00:36 06/11/2024
Luật sư của Johnny Depp, Camille Vasquez nói cô thấy tài tử phim Cướp biển vùng Caribe đáng yêu nhưng anh không phải là mẫu người cô muốn hẹn hò.

Tình thế đảo ngược với Enzo Fernandez ở Chelsea

Sao thể thao

23:33:20 05/11/2024
Inter Milan và Barcelona sẵn sàng thực hiện một động thái chuyển nhượng bất ngờ dành cho Enzo Fernandez khi cầu thủ này đối diện với tương lai bất định tại Chelsea.