4 ‘nhà leo núi’ vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2023 là ai?
4 ‘nhà leo núi’ vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm nay đều là nam. Họ sẽ có cuộc tranh tài để giành vòng nguyệt quế vào sáng chủ nhật 8-10.
Nguyễn Việt Thành – thí sinh giành vé đầu tiên vào chung kết Olympia 2023
Nguyễn Việt Thành (Hà Nội): Nhiều năm “luyện” Olympia
Chiếc vé đầu tiên vào chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia năm 2023 thuộc về Nguyễn Việt Thành, học sinh Trường THPT Sóc Sơn (Hà Nội), người về nhất trận thi quý 1.
Đây là năm thứ 2 Trường THPT Sóc Sơn có thí sinh vào chung kết, sau thí sinh Hà Việt Hoàng năm 2017.
Trong các trận thi tuần, tháng, quý, Việt Thành thể hiện rõ sức mạnh ở phần Tăng tốc khi luôn giành được số điểm trên 100.
Ở trận thi quý, Việt Thành có chiến thắng khá dễ dàng khi luôn dẫn đầu ở cả 4 phần thi và cuối cùng giành chiến thắng chung cuộc với số điểm 325.
Việt Thành cho biết bạn dành rất nhiều thời gian “luyện” Olympia. Bạn tham gia Câu lạc bộ Olympia của Trường THPT Sóc Sơn từ năm lớp 10 để “đấu tập” với bạn bè trong câu lạc bộ.
Ngoài ra, bạn còn kết nối với cộng đồng cựu thí sinh Đường lên đỉnh Olympia để học hỏi thêm kinh nghiệm.
Việt Thành khá tự tin với những câu hỏi về lịch sử, xã hội và lĩnh vực hiểu biết chung.
Nguyễn Minh Triết (Thừa Thiên Huế): Kỷ lục cho Trường Quốc học
Nguyễn Minh Triết, học sinh Trường THPT chuyên Quốc học Huế
Nguyễn Minh Triết, học sinh Trường THPT chuyên Quốc học Huế, là thí sinh hạng nhất quý 2 để lọt vào chung kết năm 2023.
Đây là lần thứ 6 Trường THPT chuyên Quốc học Huế có học sinh tranh tài ở chung kết Đường lên đỉnh Olympia, nhiều nhất cả nước. Trong 5 lần trước đó, học sinh trường này đã 2 lần vô địch, 2 lần á quân và 1 lần giành hạng 3.
Trong các trận đấu vừa qua, Minh Triết luôn có được những sự khởi đầu rất tốt khi là thí sinh có điểm số khởi động cao nhất, lần lượt là 70 điểm (tuần), 135 (tháng) và 90 (quý).
Điều này tạo đà cho Minh Triết luôn kết thúc những trận đấu của mình không những ở vị trí dẫn đầu mà còn với số điểm rất cao, với 330 (tuần), 305 (tháng) và 290 (quý).
Số điểm 330 của Minh Triết cũng là tổng điểm cao thứ 3 mà các thí sinh đạt được trong cuộc thi năm nay.
Sở trường của Minh Triết là ở các kiến thức xã hội, thể thao, nghệ thuật, tuy nhiên bạn lại khá “ngán” những câu hỏi hóa học trong chương trình.
Lê Xuân Mạnh (Thanh Hóa): Chiến thắng nghẹt thở
Video đang HOT
Lê Xuân Mạnh, học sinh Trường THPT Hàm Rồng (Thanh Hóa)
Đứng đầu quý 3 là học sinh Lê Xuân Mạnh, học sinh Trường THPT Hàm Rồng (Thanh Hóa). Đây là lần đầu tiên ngôi trường này có thí sinh vào chơi chung kết Đường lên đỉnh Olympia.
So với các thí sinh khác, đường vào trận chung kết năm của Xuân Mạnh có phần chông gai hơn. Ở trận quý, Xuân Mạnh “nghẹt thở” giành chiến thắng với tổng điểm 160, chỉ hơn người về nhì đúng 5 điểm, hơn người về 3 vỏn vẹn 15 điểm.
Tuy nhiên ở trận thi tuần, Xuân Mạnh giành được số điểm “khủng”, tổng cộng 345 điểm, cao thứ 2 trong tất cả thí sinh dự thi năm 2023. Xuân Mạnh cũng là một trong 10 thí sinh năm nay giành được điểm tuyệt đối ở phần thi giải ô chữ Vượt chướng ngại vật.
Trên hành trình “leo núi” năm nay, Xuân Mạnh thể hiện sự nhanh nhạy và chắc chắn ở các câu hỏi về văn học, lịch sử và hiểu biết chung.
Ngược lại, Xuân Mạnh cho rằng mình cần cố gắng nhiều hơn ở các câu hỏi tiếng Anh, thực hành vật lý, hóa học.
Nguyễn Trọng Thành (Hải Phòng): Vào chung kết với điểm cao nhất
Nguyễn Trọng Thành, thí sinh từ Hải Phòng, giành vé cuối cùng vào chung kết năm nay
Thí sinh giành chiến thắng trận quý 4 là Nguyễn Trọng Thành, học sinh Trường THPT Trần Phú (Hải Phòng). Suốt 3 trận tuần, tháng, quý vừa qua, Trọng Thành luôn chứng tỏ được bản lĩnh và sự điềm tĩnh trong phong cách thi đấu.
Trong trận quý 4, Trọng Thành giành được 150 điểm thi về đích, số điểm cao nhất năm 2023 ở vòng thi này.
Cậu cũng là thí sinh vào vòng chung kết năm với điểm số cao nhất, 330 điểm.
Thành tích của Trọng Thành giúp Trường THPT chuyên Trần Phú có năm thứ 2 liên tiếp góp mặt ở trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia.
Tính đến nay, Hải Phòng đã có 1 lần vô địch Olympia vào năm 2011. Làm được điều này là Phạm Thị Ngọc Oanh, học sinh Trường THPT Tiên Lãng. Sau Ngọc Oanh, đến nay vẫn chưa ghi nhận thêm một thí sinh nữ nào trở thành quán quân Olympia.
Mẫu vòng nguyệt quế chung kết năm 2023 có hình chim lạc truyền thống – Ảnh: ĐƯỜNG LÊN ĐỈNH OLYMPIA
Điểm lại loạt trận Chung kết Olympia gặp lỗi sai ngay trên sóng truyền hình
Trong suốt 22 mùa phát sóng, Chung kết Đường Lên Đỉnh Olympia không ít lần khiến khán giả tranh cãi về vị trí Quán quân cuối cùng.
Đường Lên Đỉnh Olympia là chương trình truyền hình về tri thức phổ biến rộng rãi trong cộng đồng học sinh, cũng như khán giả đại chúng. Trận Chung kết hàng năm của chương trình luôn thu hút lượng người xem đông đảo khi ai nấy đều tò mò về chủ nhân của chiếc vòng nguyệt quế danh giá và suất học bổng toàn phần du học Úc.
Tuy nhiên, trong lịch sử 22 mùa phát sóng, không ít lần trận Chung kết Đường Lên Đỉnh Olympia lại để lọt lỗi sai ngay trên sóng truyền hình, khiến khán giả tranh cãi không ngừng.
Quán quân trả lời sai đáp án, nếu trừ điểm còn thấp hơn Á quân
Trong trận Chung kết Đường Lên Đỉnh Olympia năm thứ 12, ở phần thi Tăng tốc, thí sinh gặp câu hỏi: "3 mặt trời = 2 ngôi sao, 1 ngôi sao 4 mặt trăng = 1 mặt trăng 5 mặt trời. Hỏi sẽ có bao nhiêu mặt trời để cán cân thăng bằng: 2 mặt trăng 4 ngôi sao = 1 mặt trăng 1 ngôi sao ? mặt trời".
Quán quân của năm đó là nam sinh Đặng Thái Hoàng đã đưa ra đáp án C, tương ứng với "6". Sau đó, thí sinh được cộng 30 điểm. Thế nhưng, khán giả phân tích rằng Ban tổ chức (BTC) đã đưa ra câu trả lời sai, bởi đáp án chính xác nhất phải là: 5 2/3 (5,666...) - chứ không phải 6.
Câu hỏi gây tranh cãi.
Quán quân Olympia Đặng Thái Hoàng.
Nếu bị trừ điểm ở câu hỏi này, tổng điểm chung cuộc của Thái Hoàng sẽ thấp hơn Á quân Ngọc Tĩnh. Đồng nghĩa với việc, thí sinh này sẽ không nhận được vòng nguyệt quế Quán quân và học bổng du học Úc.
Thời điểm đó, cố PGS.TS Văn Như Cương cũng đưa ra quan điểm, câu hỏi nói trên sai và không thể công nhận 30 điểm của thí sinh Đặng Thái Hoàng. Dẫu vậy, BTC cuộc thi vẫn quyết định giữ nguyên kết quả với lý do: "Mọi khiếu nại phải do thí sinh đưa ra và chỉ có hiệu lực trong thời gian ghi hình phần thi đó".
Nếu Đặng Thái Hoàng bị trừ 30 điểm, tổng điểm chung cuộc của anh sẽ thấp hơn Á quân Ngọc Tĩnh.
Á quân trả lời đúng nhưng không được cộng điểm
Tình huống này diễn ra trong trận chung kết Đường Lên Đỉnh Olympia năm thứ 14. Ở phần thi Về đích, khi được hỏi: "Vì sao dung dịch muối có tính sát trùng?", Á quân Hoàng Bách trả lời: "Vì dung dịch muối tạo môi trường ưu trương nên khi vi khuẩn ở trong dung dịch nước muối sẽ bị mất nước mà chết". Đáp án của Hoàng Bách không được Ban cố vấn chấp nhận, tương đương với việc nam sinh này không được cộng điểm.
Sau khi trận đấu kết thúc, nhiều giáo viên Sinh học cho rằng câu trả lời Hoàng Bách đưa ra là chính xác, khi đã vận dụng kiến thức về quá trình thẩm thấu trong chương trình lớp 10.
Á quân Hoàng Bách (trái) và Quán quân Trọng Nhân (phải) trong cuộc thi chung kết.
Đáng nói hơn, nếu câu trả lời của Hoàng Bách được công nhận, tổng điểm chung cuộc của anh sẽ ngang bằng với thí sinh Trọng Nhân - Quán quân năm thứ 14. Trước những phản hồi trái chiều từ dư luận, BTC, Ban cố vấn và các thí sinh tham gia trận Chung kết đã mở một cuộc họp. Kết quả cuối cùng, BTC giữ nguyên đáp án đã công bố và ngôi vị Quán quân vẫn được giữ nguyên.
Chương trình sai sót, thí sinh được trả lời 2 lần
Trong trận Chung kết Đường Lên Đỉnh Olympia năm thứ 5, một tình huống hy hữu đã xảy ra. Ở phần thi Về đích, thí sinh Đỗ Lâm Hoàng đã đưa ra một đáp án dài, được MC Minh Vũ chấp nhận và được cộng 20 điểm.
Một lúc sau, Ban cố vấn đưa ý kiến ngược lại, Lâm Hoàng bị trừ 20 điểm vừa được cộng. Anh rất sốc trước quyết định này, chưa kể người đang đuổi sát nút là Thái Bảo chỉ kém đúng 10 điểm.
Lâm Hoàng (thứ 2 từ phải vào) và Thái Bảo (ngoài cùng bên phải) có cuộc rượt đuổi điểm số gay cấn trong trận Chung kết.
Sau đó, BTC đã thay một câu hỏi khác cho Lâm Hoàng, nếu trả lời đúng sẽ được cộng 20 điểm vừa bị trừ. Dù có chút mất bình tĩnh vì sự cố, Lâm Hoàng vẫn đưa ra câu trả lời chính xác để giành chiếc vòng nguyệt quế.
Luồng tranh luận đã nổ ra, khi nhiều cổ động viên cho rằng Á quân Thái Bảo có thể là nhà vô địch, nếu không có sự sai sót không đáng có từ phía BTC.
Phát âm tiếng Anh sai nhưng vẫn giành chức quán quân
Trong Chung kết Olympia 2010, Quán quân Phan Minh Đức đã đánh vần sai đáp án "plumber" (thợ sửa ống nước) từ ['plʌmə] ( pờ-lăm-mờ) thành ['plʌmbə] ( pờ-lăm-bờ).
Tuy nhiên, cố vấn tiếng Anh của chương trình khẳng định câu trả lời của Minh Đức vẫn đúng bởi hầu hết người châu Á đều phát âm tương đối, trong đáp án câu hỏi không yêu cầu đánh vần chính xác đúng 100%. Do đó, thí sinh vẫn được cộng điểm ở câu hỏi này.
Dù phát âm tiếng Anh sai, thế nhưng câu trả lời của Phan Minh Đức vẫn được BTC chấp nhận.
Chung cuộc, Phan Minh Đức đã lên ngôi vô địch. Tuy nhiên, nhiều cổ động viên cho rằng việc công nhận đáp án này là thiệt thòi cho thí sinh Đức Hiếu - người rượt đuổi từng điểm số với Minh Đức tại trận Chung kết năm đó.
Thí sinh bị trừ 10 điểm do BTC tính sai giờ
Đó là tình huống xảy ra trong trận Chung kết năm thứ 20. Trong phần thi Khởi động, thí sinh Thu Hằng (trường THPT Kim Sơn A, Ninh Bình) đã trả lời đúng 7 câu hỏi, giành được 70 điểm. Tuy nhiên, MC Diệp Chi đã công bố Thu Hằng chỉ được 60 điểm vì bị trừ điểm câu hỏi cuối do ngoài thời gian trận đấu.
Thông tin này đã ảnh hưởng đến tâm lý thí sinh cũng như nhiều khán giả xem truyền hình. Thật may là sau đó, Thu Hằng vẫn giữ vững phong độ, giành ngôi vị quán quân chung kết Đường Lên Đỉnh Olympia mùa 20. Bên cạnh đó, ở câu số 2 phần thi Tăng tốc, Thu Hằng cũng gặp lỗi kỹ thuật khiến màn hình câu hỏi đang chạy thì bị tạm dừng.
Thí sinh trả lời đúng nhưng lại bị trừ 15 điểm
Gần đây nhất, trong trận chung kết Đường Lên Đỉnh Olympia năm thứ 22 vừa diễn ra hôm 2/10, trong phần thi Về đích của thí sinh Vũ Nguyên Sơn, chương trình đã đưa ra câu hỏi tiếng Anh, song thí sinh này không đưa ra được câu trả lời. Thí sinh Bùi Anh Đức đã giành quyền trả lời với đáp án là "Bond".
Trên sóng truyền hình trực tiếp, chương trình đã không chấp nhận đáp án của Anh Đức và trừ của thí sinh này 15 điểm. Tuy nhiên sau khi trận Chung kết kết thúc, BTC đã kiểm tra lại với cố vấn tiếng Anh và chấp nhận câu trả lời "Bond" là đáp án đúng, bên cạnh đáp án của chương trình đưa ra ban đầu là "Brotherhood". BTC đã lập tức đăng bài viết đính chính, cũng như gửi lời xin lỗi 4 thí sinh và khán giả truyền hình cả nước bởi sự cố hy hữu này.
Ngay sau khi trận chung kết năm kết thúc, BTC đã gửi lời xin lỗi khán giả vì lỗi sai kiến thức trong trận Chung kết, trừ điểm nhầm thí sinh.
Thí sinh Bùi Anh Đức bị trừ điểm dù trả lời đúng câu hỏi.
Cũng theo BTC, sau khi công nhận Anh Đức trả lời đúng, thứ hạng chung cuộc của các thí sinh trong trận Chung kết vẫn được giữ nguyên. Số điểm mới của thí sinh như sau: Đặng Lê Nguyên Vũ (205 điểm), Vũ Nguyên Sơn (155 điểm), Bùi Anh Đức (120 điểm) và Vũ Bùi Đình Tùng (35 điểm).
Tuy nhiên, nhiều người không khỏi tiếc nuối cho Anh Đức vì sự cố này sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý thi đấu của thí sinh. Bên cạnh đó, nếu được cộng điểm trực tiếp trong khi Chung kết đang diễn ra, Anh Đức sẽ có mức điểm không quá cách biệt với hai thí sinh đang dẫn đầu là Nguyên Vũ và Nguyên Sơn. Như vậy, ở phần thi Về đích, nam sinh này có thể thay đổi chiến thuật thi đấu, lựa chọn gói câu hỏi hợp lý.
4 nhà leo núi trong Chung kết Đường Lên Đỉnh Olympia 2022
Cộng đồng mạng chê 'nhiều sạn' trong Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2022 Mặc dù được chuẩn bị và đầu tư kỹ lưỡng song trận chung kết Olympia năm nay khiến không ít khán giả tiếc nuối vì tồn tại quá nhiều 'hạt sạn' từ âm thanh, đồ họa cho đến dẫn dắt của MC. Sáng 2/10, trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 22 đã chính thứ diễn ra với sự tranh tài...