4 nguyên tắc lớn cho “bà bầu công sở”
Rất nhiều “bà bầu công sở” thường cố gắng làm đến tháng cuối cùng mới nghỉ. Họ không biết rằng, nhiều thói quen “có thâm niên” của mình tại nơi làm việc sẽ không tốt cho thai nhi.
Giảm/tránh ngồi dưới điều hòa
Mặc dù máy điều hòa tỏa ra không khí mát mẻ nhưng nó cũng chính là thủ phạm gây ra các bệnh như: ngạt mũi, đau đầu, hắt hơi, ù tai, mệt mỏi, giảm trí nhớ… Nếu có thể, hãy xin chuyển sang phòng làm việc khác không có máy điều hòa, chỉ dùng quạt bình thường là tốt nhất. Nếu không, hãy tránh ngồi ngay dưới máy điều hòa, bởi khí mát lạnh từ máy phả thẳng vào bạn trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng xấu đến bạn và thai nhi.
Lời khuyên: Khi dùng quạt điện, tránh ngồi thẳng và quá gần quạt; nên sắp xếp công việc để làm giảm thời gian ngồi trong phòng có máy điều hòa đến mức ít nhất có thể.
Rút ngắn thời gian sử dụng máy tính
Chắc hẳn bạn không để ý đến thời gian sử dụng máy tính của mình trước khi mang thai, rảnh rỗi là lướt web, chat hay chơi game…; không tắt máy để tiện dùng cho các lần sau… nhưng bây giờ thì khác, đã đến lúc phải “từ biệt” những thói quen này. Hãy tắt máy tính sau khi hoàn thành công việc và đừng lãng phí thời gian với nó.
Lời khuyên: Đo bức xạ điện từ cho thấy, bức xạ của màn hình máy tính thẳng với bạn thấp hơn nhiều bức xạ từ những chiếc máy tính ở bên cạnh hoặc sau lưng bạn, bởi vì tấm kính bảo vệ trước màn hình đã che đi phần lớn các bức xạ. Nếu xung quanh đều có máy tính của đồng nghiệp, bạn nên xin chuyển đến góc ngồi ở gần cửa sổ, nơi chỉ có máy tính của bạn.
Vận động để tránh phù nề
Khi thể trọng của thai nhi tăng dần, “gánh nặng” đối với bạn cũng tăng theo, đặc biệt là áp lực ở đôi chân tăng lên sẽ rất dễ khiến cho chân bạn bị phù. Vì thế, cho dù là đang làm việc bạn cũng phải vận động, nếu không sẽ khiến tình trạng phù trở nên nghiêm trọng hơn.
Video đang HOT
Hãy làm theo cách làm đơn giản và dễ dàng sau: cứ cách khoảng 1 tiếng, lại gác chân lên ghế một lúc; hoặc bạn có thể mát xa nhẹ nhàng từ dưới lên trên sẽ có tác dụng giảm bớt sự nhức mỏi cho đôi chân và giảm bớt nguy cơ bị phù.
Lời khuyên: Khi bầu bí cần tránh vận động mạnh, đi lại nhanh gấp, nếu không sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Nếu phát hiện thấy bị phù nhanh hoặc nhiều, lan lên cả trên gối và mặt thì bạn cần phải lập tức đi khám bác sĩ, tránh để lại hậu quả nghiêm trọng.
Không quên “trò chuyện” với thai nhi
Bạn đừng vì công việc mà quên mất trong bụng mình có một “thiên thần nhỏ” đang chờ đợi để được nói chuyện với bạn. Sau 5 tháng, thai nhi đã có thể nhận biết được giọng nói của mẹ, vì vậy, cứ khoảng 30-45 phút, bạn hãy xoa nhẹ lên bụng, “trò chuyện” với thai nhi, để thai nhi cảm nhận được sự tồn tại của mình, sẽ có tác dụng làm tăng thêm sợi dây liên kết tình cảm giữa bạn và thai nhi.
Lời khuyên: Khi làm việc, bạn cần phải biết cách kiểm soát tâm trạng và giọng nói của mình, không nên để rơi vào trạng thái tâm lý tiêu cực như: lo lắng, bực bội…, nếu không sẽ rất dễ khiến cho thai nhi bị “nhiễm” những “khí chất” đó. Bạn cũng đừng chìm đắm vào công việc mà quên giao lưu, nói chuyện với thai nhi, vì như vậy sẽ làm tăng thêm tỷ lệ thai nhi bị mắc chứng “tự kỷ”. Hãy thường xuyên xoa bụng mình, thì thầm với thai nhi sẽ có thể đem lại cảm giác an toàn cho thai nhi.
Theo BĐVN
Những loại rau chữa bệnh
Chúng ta ăn nhiều rau xanh, nhưng nhiều người còn chưa biết dược tính chữa bệnh của chúng.
Rau cải trắng
Vị ngọt, tính bình có tác dụng thanh nhiệt, thông lợi tràng vị, có thể dùng để điều trị miệng khô do nhiệt, ho, khó đại tiểu tiện, lở ngứa. Ngoài ra cải trắng còn có tác dụng lợi tiểu.
Rau câu
Vị mặn, tính hàn, có tác dụng tan đờm, lợi thủy, thoát nhiệt, dùng trị bệnh bướu cổ, phù nề.
Rau câu có tác dụng tan đờm, lợi thủy, thoát nhiệt, dùng trị bệnh bướu cổ, phù nề. (nguồn ảnh: internet)
Rau chân vịt (cải bó xôi)
Vị ngọt, tính mát có tác dụng dưỡng huyết, nhuận tràng, dùng điều trị tiêu khát, khó đại tiện, chảy máu cam và bệnh xấu máu.
Rau diếp
Vị ngọt đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, thông sữa, dùng chữa tình trạng tiểu ít, tiểu tiện ra máu, tắc sữa.
Rau diếp có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, thông sữa (nguồn ảnh: internet)
Rau diếp cá
Dùng cả rễ, thân, lá, phơi khô làm thuốc. Vị cay, tính hàn có tác dụng thanh nhiệt giải độc, dùng điều trị viêm phổi, ho ra đờm, sưng nhiễm trùng, phù nề, khó tiểu tiện, lở loét.
Rau kim châm
Vị ngọt, tính bình, có tác dụng dưỡng huyết bình gan, lợi thủy. Dùng điều trị các chứng váng đầu ù tai, đau họng, tim đập loạn nhịp, chảy máu cam, đại tiện ra máu, viêm tuyến sữa, phù nề...
Rau hẹ
Vị cay, tính ấm, có tác dụng giải độc, dùng điều trị các chứng nôn ợ, trĩ rỉ máu, vết thương sưng tấy...
Rau muống
Vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, dùng chữa táo bón, chảy máu cam, đái đục, mụn nhọt, nhiễm trùng.
Rau muống thanh nhiệt giải độc, dùng chữa táo bón (nguồn ảnh: internet)
Rau sam
Dùng tươi hoặc phơi khô làm thuốc. Vị chua tính hàn, có tác dụng mát máu, chữa kiết lỵ do nhiệt, mụn nhọt viêm sưng.
Theo Eva
Ăn Tết trong viện vì đi... nhuộm tóc Mất ăn Tết vì đi nhuộm tóc (Ảnh minh họa) Năm hết Tết đến, không chỉ có chị em phụ nữ nô nức làm đẹp mà giới mày râu cũng tìm nhiều cách để tự làm đẹp, cũng vì vậy mà không ít trường hợp đã phải ăn Tết trong... bệnh viện. Mặt sưng tấy, phù nề vì thuốc nhuộn tóc Cuối năm,...