4 nguyên tắc ăn uống giúp bổ não
Được khen là thông minh là điêu mà tât cả chúng ta ai cũng muôn nghe, nhưng làm thê nào đê não bô của chúng ta liên tục trong trạng thái “khỏe mạnh”?
Dưới đây là 4 nguyên tắc ăn uông hữu hiêu tuyêt đôi có lợi cho viêc bôi bô não.
1. Ăn sáng
Khi ngủ, não vân đôt cháy năng lượng, ngủ dây là lúc não thiêu năng lượng nhât, vì vây có ăn sáng đây đủ, não mới có thê đủ tỉnh táo đê bắt đâu môt ngày làm viêc mới. Bữa sáng tôt nhât là bao gôm những thực phâm ngũ côc chưa tinh chê như lúa mì, cơm…
2. Khi ăn nên nhai kỹ
Khi sử dụng cơ nhai, sự kích thích sẽ chuyên tới thân não, tiêu não, vỏ đại não, nâng cao hoạt đông của não bô. Nhai kỹ còn tạo điêu kiên thuân lợi cho viêc tiêt cholecystokinin, 1 hormone có thê đi vào não theo mạch máu não, tăng trí nhớ và khả năng học tâp.
Video đang HOT
3. Thường xuyên đoàn tụ ăn tôi
Nghiên cứu của trường Đại học Einstein cho thây, khi con cái ăn cơm cùng cha mẹ có thê ăn nhiêu hoa quả, rau xanh và các sản phâm từ sữa nhiêu hơn. Đê não bô và cơ thê của con trẻ phát triên khỏe mạnh, hãy thắt chặt tình cảm giữa cha mẹ và con cái bằng cách cùng nhau ăn tôi.
4. Thường ăn uông theo chê đô Địa Trung Hải
Bữa ăn theo kiêu Địa Trung Hải chứa môt lượng lớn rau, hoa quả, ngũ côc, với hải sản tươi như cá biên làm chủ, giảm các loại thịt, gia câm, khi nâu ăn nên dùng dâu ô liu, môt ít rượu vang đỏ.
Theo các nghiên cứu y khoa, ăn theo chê đô kiêu Địa Trung Hải, nguy cơ bị bênh Alzheimer giảm tới 40%. Tỷ lê mắc bênh Alzheimer tại Thụy Điên và Phân Lan – nơi thích ăn cá là thâp nhât.
Theo PNO
Ăn chậm, nhai kỹ - Đơn giản nhưng hay bị quên
Từ nhỏ chúng ta đã thường được nghe lời khuyên "ăn chậm, nhai kỹ" nhưng không phải ai cũng biết tại sao phải làm như vậy. Thực ra, việc làm tưởng chừng rất đơn giản này mang lại lợi ích rất lớn cho sức khỏe.
Quá trình tiêu hóa bắt đầu từ miệng
Khi nhai, các tuyến nước bọt bắt đầu hoạt động, cơ thể được thông báo sẽ được cung cấp thức ăn và tạo thêm thời gian chuẩn bị cho quá trình tiêu hóa. Càng nhai kỹ, nước bọt trộn với thức ăn nhiều hơn, điều này rất có lợi. Mặc dù thực tế nước bọt con người có đến 98% là nước nhưng nó là chứa các enzym quan trọng, cũng như các hợp chất khác như hợp chất kháng khuẩn, chất nhầy, và chất điện phân. Các enzym trong nước bọt tạo ra phản ứng hóa học ban đầu để "giảm tải" cho các công đoạn tiêu hóa về sau.
Nhai kỹ từng miếng làm đơn giản hóa đáng kể quá trình tiêu hóa của ruột. Thức ăn nhập vào đường tiêu hóa ở dạng nhỏ hơn cũng làm giảm lượng khí nuốt vào, từ đó giảm cảm giác cồng kềnh hoặc chướng bụng sau khi ăn. Còn ngược lại, ăn miếng to khiến cho thức ăn khó di chuyển hơn qua đường tiêu hóa. Nhai kỹ cũng giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng cần thiết.
Đề phòng ăn quá đà
Cảm giác no ở dạ dày phải mất 20 phút mới được thông tin đầy đủ đến não. Nếu ăn nhanh, rất dễ xảy ra tình huống là trót ăn nhiều thức ăn hơn mức cần thiết trước khi nhận ra là mình đã no, sau đó... vật vã vì thấy quá no. Khi bạn dành thời gian để ngừng xúc thực phẩm và nhai từng miếng trước khi nuốt, thời gian ăn sẽ lâu hơn. Trong thời gian đó, có thể não đã nhận được tín hiệu là bụng đã no để tránh tiêu thụ quá mức cần thiết bởi ăn quá nhiều là một thói quen không lành mạnh, có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe.
Ngon miệng hơn
Hiện nay, do lối sống gấp mà nhiều người nhiễm phải thói quen ăn quá nhanh. Nếu dành thời gian hơn để nhai, việc thưởng thức bữa ăn sẽ thú vị hơn. Khi đó, hương vị thức ăn sẽ được cảm nhận đầy đủ hơn khi nước bọt thực hiện công đoạn "cắt" những mảng thức ăn lớn thành các loại đường đơn giản. Rất có thể nhai kỹ tạo ra hương vị mới lạ của những món ăn mà thông thường bạn chưa cảm nhận được vì ăn quá nhanh.
Thế nào là nhai kỹ?
Bình thường, để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, thức ăn rắn nên được nhai tối thiểu 30 - 40 lần. Thức ăn lỏng như cháo, bún mỗi miếng cũng nên nhai khoảng 10 lần. Và nếu cảm thấy khó khăn khi tự kiểm soát nết ăn của mình, hãy làm theo những lời khuyên dưới đây để giúp ăn chậm, nhai kỹ: Dùng đũa để gắp thức ăn Ngồi thẳng và hít thở chậm và sâu khi ăn Chỉ tập trung cho việc ăn uống, loại bỏ phiền nhiễu Dành không gian riêng chỉ để ăn uống Tự nấu nướng để nâng cao chất lượng bữa ăn hơn.
Theo BS. Hồng Hạnh
Sức khỏe & Đời sống
Ăn chậm, nhai kỹ - Đơn giản nhưng hay bị lãng quên Từ nhỏ chúng ta đã thường được nghe lời khuyên "ăn chậm, nhai kỹ" nhưng không phải ai cũng biết tại sao phải làm như vậy. Thực ra, việc làm tưởng chừng rất đơn giản này mang lại lợi ích rất lớn cho sức khỏe. Quá trình tiêu hóa bắt đầu từ miệng Khi nhai, các tuyến nước bọt bắt đầu hoạt động,...