4 nguyên nhân khiến nước tiểu có mùi hôi
Có rất nhiều nguyên nhân khiến nước tiểu có mùi. Một số trường hợp là vô hại, nhưng số khác lại là triệu chứng của vấn đề sức khỏe đáng lo ngại.
Nhiễm trùng đường tiểu là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến nước tiểu có mùi khó chịu – Ảnh minh họa: Shutterstock
Nước tiểu có mùi hôi có thể là triệu chứng của những bệnh sau:
Nhiễm trùng đường tiểu
Nhiệm trùng đường tiểu xảy ra khi vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào hệ tiết niệu thông qua niệu đạo. Nếu không điều trị, chúng có thể tấn công lên cả bàng quang, theo Health.
Vi khuẩn sẽ khiến nước tiểu có mùi khó chịu. Ngoài ra, người bị nhiễm trùng đường tiểu sẽ đi tiểu thường xuyên hơn, tiểu có cảm giác nóng rát, thậm chí là nước tiểu đục và có máu.
Nấm men là những vi sinh vật sống tự nhiên trên nhiều bộ phận cơ thể người, chẳng hạn như âm đạo. Nhưng nếu nấm men phát triển quá mức, chúng có thể gây viêm nhiễm.
Video đang HOT
Ở phu nữ, khi nấm men trong âm đạo phát triển nhiều bất thường, chúng có thể lây lan đến niệu đạo và gây nhiễm trùng đường tiểu, bác sĩ tiết niệu Sonia Dutta tại Hệ thống Y tế thuộc Đại học NorthShore (Mỹ) cho biết.
Cũng như nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm nấm men thường đi kèm với các triệu chứng như ngứa, đỏ, sưng âm hộ và xuất hiện dịch màu trắng, theo Health.
Bệnh lây lan qua đường “chăn gối”
Một số loại bệnh lây lan qua đường “chăn gối” có thể gây viêm nhiễm niệu đạo. Bất kỳ thứ gì gây viêm nhiễm hoặc kích ứng đều có thể do vi khuẩn gây ra, kèm theo đó là các triệu chứng như ra máu, chảy mủ và nước tiểu có mùi hôi, các chuyên gia cho biết.
Bệnh lậu, viêm âm đạo do Trichomoniasis hay Chlamydia là những bệnh lây lan qua đường “chăn gối” thường xuyên gây viêm nhiễm niệu đạo nhất, theo Health.
Sỏi thận có thể gây ra những cơn đau dữ dội với người bệnh. Sỏi hình thành khi muối và các loại khoáng chất khác trong trong nước tiểu lắng đọng và tích tụ lại thành khối. Kích thước của chúng có thể nhỏ như những hạt cát hoặc lớn như những viên sỏi.
Sỏi thận có thể làm tích tụ vi khuẩn và gây nhiễm trùng, đôi khi là xuất huyết đường tiết niệu. Tình trạng này sẽ khiến nước tiểu có mùi hôi.
Những triệu chứng thường thấy của sỏi thận gồm đau lưng, đau hông, đau háng, buồn nôn,ói mửa, đi tiểu nhiều, có máu trong nước tiểu, tiểu buốt và sốt.
Thông thường, sỏi thận thường được đào thải qua đường tiểu mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị đau dữ dội, nôn mửa, ra máu hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu thì cần phải đến gặp bác sĩ ngay, theo Health.
Theo Thanh niên
Bệnh lậu nguy hiểm thế nào
Bệnh lậu lây truyền qua đường tình dục, nếu điều trị muộn khả năng lây lan cao, gây viêm, sưng đau, nguy cơ vô sinh.
Bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae hay gonococcus gây ra. Đây là loại vi khuẩn thường xuất hiện ở âm đạo, cổ tử cung, mắt, miệng, hậu môn và nhất là trong đường niệu đạo của nam giới. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, phổ biến với nam nữ trong độ tuổi sinh sản.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính mỗi năm toàn cầu có khoảng 357 triệu ca nhiễm mới các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Trong đó nhiễm khuẩn chlamydia 131 triệu người, bệnh lậu 78 triệu người. 5,6 triệu người bị giang mai và 143 triệu bệnh nhân trichomonas. Hơn 500 triệu người đang sống chung với virus HSV (herpes) ở bộ phận sinh dục.
Bác sĩ Đinh Hữu Việt, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, cho biết bệnh lậu hầu như không lây qua những tiếp xúc thông thường mà lây qua đường quan hệ tình dục ở cơ quan sinh dục, hậu môn, qua miệng mà không phòng tránh an toàn. Phụ nữ mang thai nếu bị nhiễm bệnh lậu có thể dễ dàng truyền bệnh sang con. Bệnh lậu ở trẻ sơ sinh ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Một số đường lây truyền khác như truyền máu, hiến máu, sử dụng chung bơm kim tiêm hay tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở của người bệnh.
Thời gian đầu nhiễm bệnh, biểu hiện của bệnh lậu không rõ ràng nên rất khó nhận biết. Khoảng hai tuần sau khi nhiễm vi khuẩn lậu, người bệnh mới thấy xuất hiện những triệu chứng bất thường.
Vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra bệnh lậu. Ảnh: Alamy
Ở nam giới biểu hiện rõ nhất là dương vật bị chảy mủ do nhiễm trùng. Tình trạng mủ nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng. Bệnh lậu có thể ảnh hưởng đến trực tràng, gây ngứa hậu môn và chảy máu, một số người bị tiêu chảy và đau khi đi vệ sinh. Khi nhiễm trùng lan sang các khu vực xung quanh như bìu và tinh hoàn, sẽ bị viêm mào tinh hoàn đi kèm với đau háng, dẫn đến vô sinh.
Khác với nam, phụ nữ mắc bệnh lậu hầu như không có triệu chứng nào cụ thể nên thường bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với những bệnh phụ khoa thông thường. Chỉ đến khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng mới xuất hiện các triệu chứng như tiểu đau buốt, có mủ màu xanh, vàng chảy ra từ niệu đạo, cổ tử cung, vùng kín có mùi hôi tanh bất thường.
Bệnh lậu ở nữ giới nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây những biến chứng nguy hiểm như viêm ống dẫn trứng, chửa ngoài dạ con. Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh lậu rất dễ bị sảy thai.
Biến chứng hiếm gặp khác của bệnh lậu là làm tăng nguy cơ lan rộng hoặc bị nhiễm HIV. Các vi khuẩn lây lan vào máu và các bộ phận khác của cơ thể như vào các khớp gây sưng đau, vào mắt gây ảnh hưởng thị lực.
Bác sĩ Hà Ngọc Mạnh, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Việt Bỉ, cho biết phát hiện sớm, bệnh nhân có thể dùng thuốc kháng sinh đặc trị chống lại virus lậu. Điều trị đúng thuốc, đủ liều thì triệu chứng tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần sẽ giảm nhanh sau 24-48 giờ, riêng tiểu ra mủ sẽ hết chậm hơn sau 48-72 giờ. Các triệu chứng chung sẽ biến mất hoàn toàn sau 5-7 ngày.
Khi bệnh tiến triển nặng cần điều trị bằng phương pháp ngoại khoa nhằm phá hủy được nguyên thể của vi khuẩn lậu, ngăn ngừa tình trạng tái phát.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Những nguyên nhân "giết chết" ham muốn tình dục ở nữ giới Nếu bạn không còn thấy thích thú với chuyện ấy, rất có thể những vấn đề sau chính là nguyên nhân. Và bạn cũng đừng quên tìm cách loại bỏ những nguyên nhân đó. Hiện nay theo thống kế tỉ lệ phụ nữ bị suy giảm ham muốn ngày càng tăng đồng thời tình trạng trẻ hóa cũng tăng lên khiến cho cuộc...