4 nguyên nhân khiến dịch sởi nặng, nhiều trẻ tử vong
Theo Bộ trưởng Y tế, bệnh nhi dồn vào một chỗ, thời tiết miền Bắc ẩm ướt thuận lợi cho virus phát triển là hai trong số nguyên nhân khiến dịch sởi bùng phát mạnh.
Ngày 21/4, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã thị sát một số bệnh viện điều trị bệnh nhân mắc sởi tại Hà Nội và làm việc với thành phố liên quan đến việc phòng chống căn bệnh này.
Trước thời điểm Bộ trưởng Y tế thăm khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, một trẻ 25 tháng tuổi (Ứng Hòa, Hà Nội) mắc sởi tử vong sau hơn 1 tháng nằm viện. Em ruột của bệnh nhi xấu số này mới 7 tháng tuổi cũng mắc sởi và đang nguy kịch. Cách đó ít giờ, một bé trai 9 tháng tuổi (Hà Nội) mắc sởi cũng tử vong sau 10 ngày nằm viện.
Theo bộ trưởng Tiến, Hà Nội không phải điểm khởi phát dịch, nhưng lại có dịch bùng phát mạnh, trẻ tử vong cao vì 4 nguyên nhân.
Thứ nhất, trẻ không được tiêm vắcxin. Theo ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, đến 90% số bệnh nhân mắc sởi ở Hà Nội chưa tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ.
Tiếp đó, bệnh nhân đổ dồn đến Bệnh viện Nhi Trung ương, khoa Nhi Bạch Mai và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương dẫn đến quá tải. Những ngày qua, nhờ công tác truyền thông việc giảm tải Viện Nhi đã đạt hiệu quả, số trẻ nhập viện, tử vong đều giảm. “Từ 100 cháu vào viện mỗi ngày, nay đã giảm xuống 30 rồi xuống 4-5 bệnh nhân. Giá mà truyền thông từ mấy tháng trước thì tốt”, bà Tiến nói.
Thứ ba, bệnh nhân dồn quá đông vào một vị trí dẫn đến tình trạng lây nhiễm chéo, nhiễm trùng bệnh viện; chất lượng điều trị giảm, lực lượng chăm sóc không đủ.
Video đang HOT
Cuối cùng, khí hậu miền Bắc từ sau Tết Âm lịch đến nay ẩm liên tục khiến virus gây bệnh hô hấp phát triển mạnh. Nhiều trẻ ban đầu vào viện do viêm phổi, sau đó mới lây bệnh sởi; bệnh chồng bệnh nguy cơ tử vong rất cao.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến họp bàn về dịch sởi với lãnh đạo Hà Nội. Ảnh:Quý Đoàn.
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, mấy ngày qua, người dân đưa con đi tiêm vắcxin phòng sởi khá đông. Ngành y tế đã tổ chức tiêm miễn phí tại Trung tâm Y tế dự phòng và 30 điểm khác tại các quận, huyện. Tỷ lệ tiêm vét cho trẻ đã đạt khoảng 87%, phấn đấu trước ngày 25/5, số trẻ được tiêm vắcxin sởi sẽ đạt khoảng 95%.
Tuy nhiên tại cuộc họp với Hà Nội, Cục trưởng Y tế dự phòng Trần Đắc Phu lo ngại, con số trẻ được tiêm phòng mà Sở Y tế đưa ra có thể chưa chính xác bởi nhiều khu dân cư không có cơ quan quản lý hoặc tổ dân phố nên khó thống kê.
Ông Phu cũng cảnh báo bệnh không chỉ ở trong viện mà sẽ tiếp tục bệnh lây lan ở cộng đồng. Ông cho hay, khi xuống huyện Thạch Thất gặp bệnh nhân bị sởi điển hình song vẫn để nằm chung phòng với các trẻ khác. Ông Phu đề nghị phải phân loại ngay hai luồng bệnh nhân từ tuyến cơ sở.
Cục trưởng Quản lý khám, chữa bệnh Lương Ngọc Khuê, cũng khẳng định biện pháp giảm bệnh nhân chuyển xuống tuyến dưới sẽ giúp “giảm tải, giảm chết, giảm mắc”, vì dịch sởi không nặng nề như chúng ta tưởng.
Theo VNE
Bé 5 tuổi lạc bố mẹ khi phà chìm gặp người thân Việt Nam
"Cháu chỉ gọi được vài tiếng 'ngoại ơi' rồi khóc nấc. Nghe tiếng cháu mà tim tôi quặn thắt", bà Nga - mẹ cô dâu Việt mất tích cùng chông con trên chiếc phà Sewol, nói.
Trao đổi cùng VnExpress sáng 22/4, bà Nguyễn Thị Nga ở khóm 5, thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân (Cà Mau) cho biết, chồng bà và con gái Út Hạnh qua Hàn Quốc đã được vào bệnh viện thăm cháu ngoại 5 tuổi Kwon Chi-yeon. Bố mẹ cùng anh trai Kwon Chi-yeon hiện vẫn mât tich kể từ khi pha Sewol chìm. Kwon may mắn được một hành khách tên Kim ôm chặt sau đó chuyền em qua tay 4 người đàn ông khác để đưa em thoát khỏi chiếc phà định mệnh.
Theo bà Nga, Kwon Chi-yeon đã nhận ra ngay người dì đến từ Việt Nam bởi mẹ bé - chị Phan Ngoc Thanh vẫn thường cho các con xem ảnh của dì, cậu và ông bà ngoại qua Facebook. Qua điện thoại do Út Hạnh gọi về, bà Nga trò chuyện với cháu nhưng bé chỉ gọi được vài tiếng "ngoại ơi ngoại" và "cậu ơi" rồi khóc nấc. "Nghe cháu gọi mà tim tôi quặn thắt. Nếu vợ chồng Thanh bồng con về Cà Mau chơi mấy ngày trước thì có thể không bị nạn như vậy", bà Nga khóc và cho biết bé hiện vẫn còn tại Bệnh viện Hankuk ở Mokpo, tỉnh Nam Jeolla. Cô ruột của Kwon đã phân công người thân chăm sóc cháu chu đáo.
Bà Nga bảo, tim bà quặn thắt khi nghe cháu gái gọi "ngoại ơi ngoại". Ảnh: Ái Nam.
"Có thể sau này cháu sẽ được gia đình bên nội nuôi dưỡng. Còn với cha mẹ cháu, tôi tính nếu xảy ra tình huống xấu nhất thì mang tro cốt con gái về Việt Nam nhưng chồng tôi không muốn vậy, ông ấy không muốn chia cắt vợ chồng nó", bà Nga nói.
Chị Thanh lấy chồng xa xứ đã 8 năm nhưng cứ 1-2 ngày, chị lại gọi về cho cha mẹ và thường cho hai con trò chuyện với ông bà ngoại dù các bé chỉ nói được vài từ tiếng Việt. "Cưng lắm, mỗi lần gọi về, chúng nó chỉ kêu được mấy tiếng 'ngoại, ngoại, ăn cơm, uống nước và Việt Nam", bà Thanh kể.
Theo bà Nga, một ngày trước khi xảy ra tai nạn chìm phà, chị Thanh gọi về Cà Mau cho biết đã chuyển về Việt Nam thêm 1.000 USD để giúp cha mẹ mua vật tư xây cho xong căn nhà cấp 4. Về việc gia đình chị chuyển ra đảo Jeju lập nghiệp, chị cũng nói với mẹ là đã gửi xong ôtô, đồ đạc xuống phà, còn vợ chồng với hai con sau đó sẽ mua vé máy bay ra đảo. Ở đấy, cha mẹ chồng chị Thanh có để lại vườn cam quýt nhưng không có người trông coi.
"Thanh từng bay ra đó và chụp hình gửi về, tôi thấy hai cháu đi quanh quẩn trong vườn cây ăn trái chỉ cao ngang mặt người", bà Nga cho biết. "Cuộc gọi cuối cùng Thanh nói cả nhà đi ra đảo bằng máy bay nhưng không hiểu sao lại đi phà, có lẽ không mua được vé. Nó còn nói bay ra tới đảo sẽ gọi về cho tôi nhưng chờ mãi không thấy. Sáng 16/4, tôi sốt ruột gọi nhiều lần vào điện thoại con gái, chuông đổ nhưng không có người nghe", người mẹ nhớ lại và cho biết hai ngày sau khi con phà chìm, bà mới hay tin dữ.
Hiện những người thân của chị Thanh từ Việt Nam sang cùng các em họ cùng quê lấy chồng Hàn Quốc sau chị đều đã ra cảng Jindo để chờ tin tức chị.
Phà Sewol có tổng trọng lượng khoảng 10.000 tấn đang nằm dưới đáy biển sâu 37 m sau khi bị chìm hôm 16/4. Tính đến trưa nay, 105 thi thể đã được trục vớt từ phà, nhưng vẫn còn 197 người mất tích.
Số người thiệt mạng dự kiến sẽ tăng nhanh khi chiến dịch cứu hộ được đẩy mạnh trong điều kiện thời tiết thuận lợi hơn.
Theo VNE
Cú rẽ đột ngột của nữ thuyền phó là nguyên nhân chìm phà Sewol Cú rẽ đột ngột của nữ thuyền phó 25 tuổi thiếu kinh nghiệm được cho là nguyên nhân căn bản dẫn đến vụ lật phà Sewol. "Khi phà đang tiến về vùng biển gần Jindo, đáng lẽ tôi phải cho phà đi chậm lại trước khi rẽ phải, nhưng tôi vẫn rẽ khi tàu đang chạy với vận tốc gần như cao nhất",...