4 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô tô bị òa ga
Bộ chế hòa khí gặp trục trặc do bướm ga bị hao mòn hay van không tải bị bám quá nhiều than muội hoặc thậm chí là do thợ sửa chữa lắp sai đường ống phụ là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xe ô tô bị òa ga.
Ô tô bị òa ga là tình trạng vòng tua máy động cơ của xe cao hơn mức 800 – 1.000 vòng/phút – vốn là mức bình thường của chế độ không tải. Theo các chuyên gia có kinh nghiệm về ô tô, tình trạng òa ga sẽ khiến xe tiêu thụ nhiều nhiên liệu và nghiêm trọng hơn, nó còn khiến cho tài xế khó kiểm soát tay lái và rất dễ gây ra tai nạn đáng tiếc.
Có 4 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô tô bị òa ga:
Ô tô bị òa ga sẽ tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn và khó kiểm soát tay lái
Van không tải bị bám muội
Đầu van của chế độ không tải nếu như bị bụi bẩn, than muội bám vào quá nhiều khiến nó bị kẹt, dẫn đến đường gió phụ không thông, từ đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của chế độ không tải. Không chỉ khiến cho ô tô bị òa ga, nếu van không tải có vấn đề còn dẫn đến hiện tượng xe bị chết máy đột ngột.
Bướm ga bị hao mòn
Nếu như bướm ga bị hao mòn hoặc bị nứt, lúc này không khí sẽ lọt vào đường gió chính và gió phụ, khiến cho động cơ tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn mức bình thường và đẩy vòng tua máy quay với công suất cao hơn, thậm chí có thể lên mức trên 2.000 vòng. Lúc này tình trạng xe ô tô bị òa ga sẽ xuất hiện.
Video đang HOT
Cảm biến bướm ga gặp trục trặc
Có không ít bác tài nhiều kinh nghiệm lái xe hơi chia sẻ, họ gặp rất nhiều trường hợp xe ô tô bị òa ga do cảm biến vị trí bướm ga có vấn đề. Những trục trặc ở bộ phận này khiến cho thông tin mà chế độ không tải truyền đến bộ đầu não ECU của ô tô bị sai lệch, dẫn đến việc điều chỉnh lượng nhiên liệu được đốt cháy không đúng với thực trạng di chuyển của xe.
Chủ xe cần lựa chọn những gara uy tín để chăm sóc và bảo dưỡng ô tô
Lắp sai đường ống phụ
Ngoài 3 nguyên nhân kể trên, tình trạng ô tô bị òa ga còn do sự nhầm lẫn của các bác thợ sửa chữa xe hơi khi họ lắp sai vị trí đường ống phụ của bộ chế hòa khí. Chính vì vậy, lời khuyên dành cho các chủ xe là khi đưa ô tô đi chăm sóc và bảo dưỡng, cần lựa chọn những địa chỉ gara uy tín để đảm bảo sức khỏe và tuổi thọ cho xế yêu.
5 dấu hiệu nhận biết xe ô tô cần được chăm sóc và bảo dưỡng
Khi ô tô có những dấu hiệu sau đây, chủ xe cần đưa xế yêu đến các gara uy tín để các kỹ thuật viên có thể kiểm tra và kịp thời có phương án chăm sóc và bảo dưỡng chính xác.
1. Xe thải nhiều khói một cách bất thường
Trên thực tế, xe sử dụng động cơ diesel sẽ thải khói nhiều hơn xe chạy xăng. Nhưng chủ xe cần chú ý, nếu lượng khói xả ra có màu bất thường và với liều lượng lớn thì chắc chắn động cơ xe đang có vấn đề.
Theo các chuyên gia nhiều kinh nghiệm về ô tô, nếu thấy xe thải khói có những màu sắc sau đây, chủ xe cần đưa xế yêu đến các gara sửa chữa ngay để các kỹ thuật viên tiến hành kiểm tra lại động cơ.
Trong trường hợp xe thải khói trắng: Nếu như xe xả những luồng khói màu trắng như mây, có nhiều khả năng dầu nhớt hoặc có thể là nước đã lọt vào buồng đốt. Ngoài ra, có thể do van bị hở, piston hay xi lanh bị hao mòn khiến cho quá trình đốt cháy nhiên liệu sẽ thải ra khói màu trắng.
Khi thấy xe thải khói màu xanh, chủ xe cần đưa xế đến gara để có thể kiểm tra động cơ nếu như không muốn xe ngốn nhiên liệu nhiều hơn bình thường và 'trái tim' của ô tô sẽ nhanh bị hỏng hóc.
Nếu xe xả khói đen có nghĩa là lượng nhiên liệu vào buồng đốt đang nhiều hơn bình thường. Nếu là xe sử dụng động cơ xăng thì nguyên nhân của hiện tượng này là do bộ chế hòa khí gặp trục trặc, còn nếu là xe chạy dầu thì có nhiều khả năng buồng đốt có nhiều muội than hay cặn bẩn bám vào.
Nếu bình làm mát bị rò rỉ hay van hoặc đầu xi lanh bị hở/hao mòn, xe sẽ thải nhiều lượng khói màu xám.
2. Rò rỉ nhiên liệu
Nếu phát hiện ra có vết chất lỏng ở dưới xe trong khi bạn không hề rửa xe hay vừa đi qua vũng nước thì nhiều khả năng ô tô đang gặp phải tình trạng rò rỉ nhiên liệu. Để chắc chắn hơn, bạn có thể đạp phanh và cảm nhận xem chân phanh có mềm hơn bình thường không.
Hãy xuống xe và kiểm tra các đầu nối xi lanh ở khoang động cơ, dầu phanh, bình làm mát, dầu truyền động... Nếu phát hiện xe bị rò rỉ nhiên liệu, hãy cố gắng đưa xe đến các tiệm sửa chữa ngay, bởi lái xe trong tình trạng này rất có nguy cơ bị cháy nổ.
3. Âm thanh lạ kèm theo rung lắc
Nếu như xe đi qua con đường bằng phẳng, không ổ gà mà vẫn nghe thấy âm thanh lạ phát lên như tiếng rít, bộp bộp, lộc cộc như tiếng gõ kèm theo rung lắc thì chắc chắn động cơ, hệ thống treo hoặc khung gầm xe của bạn đang gặp vấn đề.
4. Các lỗi về hệ thống điện của xe ô tô
Đèn xe chập chờn, còi xe lúc được lúc không, hệ thống điều hòa bị trục trặc hay các nút bấm điều khiển không hoạt động... là những lỗi thường thấy liên quan đến hệ thống điện của ô tô.
Tuy nhiên nếu bạn không có kinh nghiệm về sửa chữa điện, hãy đưa xe đến các gara uy tín, tránh khiến cho tình trạng hỏng hóc nặng thêm và có thể gây nguy hại đến sự an toàn của bản thân.
5. Lỗi vặt
Trong quá trình sử dụng, chủ xe có thể để ý đến các vấn đề quan trọng thỉnh thoảng lại xảy ra như khả năng làm mát của điều hòa, hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu, chất lượng hoạt động của động cơ như xe chạy có êm mượt không, có bị yếu hay giật cục khi tăng tốc đột ngột không...
Có thể những lỗi này lâu lâu mới xuất hiện, nhưng tích tụ dần thì nó sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị sử dụng của chiếc xe. Chính vì thế, chủ xe cần thường xuyên kiểm tra để có lịch trình chăm sóc và bảo dưỡng ô tô hợp lý và tốt nhất.
Bảo vệ nội thất và ngoại thất ô tô trong thời tiết nắng nóng ô tô như thế nào? Trong cái thời tiết nắng nóng có nhiệt độ ngoài trời lên tới 50 độ C mà chiếc ô tô của bạn không được bảo vệ thì chẳng mấy chốc nó trở thành "lò nung" gây hại sức khỏe cho mình mà còn gây thiệt hại về kinh tế. Theo nghiên cứu thử nghiệm, nhiệt độ bên trong ô tô so với bên...