4 ngôi chợ nổi tiếng có tên bắt đầu bằng chữ “Bà” ở Sài Gòn
Học giả Trương Vĩnh Ký cho rằng, Bà Chiểu, Bà Hom, Bà Điểm và Bà Quẹo đều là vợ của vị tướng Lãnh Binh Thăng và 4 ngôi chợ có tên trên được đặt theo tên các bà vợ.
Những địa danh như chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh), Bà Hom (quận Bình Tân), Bà Điểm (huyện Hóc Môn) và Bà Quẹo (quận Tân Bình) dường như đã quá quen thuộc với người dân Sài Gòn từ xưa đến nay. Mặc dù có một số địa danh không còn giữ cái tên này nữa nhưng vì lịch sử gắn liền với hàng trăm năm nên người dân vẫn quen gọi theo tên cũ.
Theo học giả Trương Vĩnh Ký – một trong số các học giả nổi tiếng ở thế kỉ 19, bà Chiểu, bà Hạt, bà Hom, bà Điểm, bà Quẹo và bà Điểm đều là vợ của một vị tướng có tên Lãnh Binh Thăng. Vị tướng này có tên thật là Nguyễn Ngọc Thăng (1798-1866), là một võ tướng của nhà Nguyễn thời vua Tự Đức. Ông được phong lãnh binh trong quá trình tham gia chống thực dân Pháp ở lục tỉnh Nam Kì. Tương truyền những vị quan thời xưa thường có đa thê, vì thế vị tướng lĩnh này cũng không phải ngoại lệ với 5 người vợ.
Để tránh các bà vợ không đụng nhau thường xuyên, dễ bất hòa nên ông Lãnh Binh Thăng áp dụng phương pháp kinh tế tự túc từ thế hệ trước đó để xây cho mỗi bà một cái chợ để tự cai quản. Theo đó, vị lãnh binh đã lập 5 ngôi chợ nằm ở cách xa nhau và đặt tên theo tên các bà vợ.
Trong khi học giả Trương Vĩnh Ký cho rằng 5 ngôi chợ có tên được đặt theo những bà vợ của vị tướng Lãnh Binh Thăng, còn theo một số học giả khác cũng như một số tài liệu ghi chép lại cho biết chỉ là tên của một vùng đất do những người phụ nữ khai hoang mở cõi.
1. Chợ Bà Chiểu
Nói về lịch sử có tên chợ Bà Chiểu (thuộc khu vực trung tâm quận Bình Thạnh, TP. HCM) theo nhà văn Sơn Nam (nhà nghiên cứu văn hóa nổi tiếng ở Việt Nam) thì Bà Chiểu là tên vùng đất, chỉ mới xuất hiện thời vua Tự Đức. Từ “Chiểu” ở đây có nghĩa là ao nước thiên nhiên, còn Bà Chiểu là một nữ thần được thờ bên ao thiên nhiên.
Chợ Bà Chiểu ngày xưa… – Ảnh tư liệu
Và ngày nay vẫn luôn nhộn nhịp suốt cả ngày.
Chợ Bà Chiểu được xây dựng từ năm 1942 với tổng diện tích 8.465 m2, nhưng đến năm 1987 thì được nâng cấp sửa chữa. Chợ Bà Chiểu được chia làm 8 khu chính, bố trí cho gần 800 hộ kinh doanh 40 ngành hàng.
2. Chợ Bà Hom
Ngôi chợ đã được xây mới sau năm 2012, tọa lạc tại phường Tân Tạo (quận Bình Tân, TP. HCM). Trước khi được xây mới, chợ Bà Hom là chợ tự phát Hồ Văn Long, chủ yếu phục vụ cho công nhân của các khu công nghiệp ở đây.
Video đang HOT
Chợ Bà Hom cũ trong khung cảnh tấp nập – Ảnh tư liệu chụp trước năm 2012.
Chợ Bà Hom hiện tại được xây dựng khang trang.
Cũng như các chợ khác mang tên “Bà” nhưng Bà Hom không được cho là vợ của tướng Lãnh Binh Thăng như học giả Trương Vĩnh Ký mà theo sách cũ ghi chép về Sài Gòn, Bà Hom có lẽ do Bàu Hom (bàu ngâm hom tre) nói chệch, vì Bàu Bèo, Bàu Hói, Bàu Môn cũng nói chệch thành Bà Bèo, Bà Hói, Bà Môn. Năm 1986 còn có một cái bèo nơi đây nhưng sau đó đã được lấp.
Sau này có chợ tự phát ở khu vực này cũng như một ngôi chợ mới được xây lên cũng đặt tên Bà Hom theo vùng này.
3. Chợ Bà Điểm
Chợ Bà Điểm thuộc xã Bà Điểm (huyện Hóc Môn, TP. HCM), theo tài liệu thì vùng này xưa kia nhiều rừng hoang sơ, cọp dữ. Canh ba, canh tư, dân gánh nông sản về Bến Nghé bán phải đi thành đoàn, đốt đuốc chống cọp. Bên cạnh đó, bên đây cũng là vùng trồng nhiều trầu cau với tất cả 18 thôn đều trồng loại cây này.
Chợ Bà Điểm ở thời điểm hơn 1 thế kỷ trước – Ảnh tư liệu.
Chợ Bà Điểm hiện tại, đặc sản bán tại đây là trầu cau.
Bà Điểm là chợ đầu mối về trầu, cau cho Lục tỉnh từ thế kỷ 19 cho đến cuối thập niên 1980. Giữa thập niên 1990 vẫn còn bến xe ngựa. TS. Lê Trung Hoa – Nhà nghiên cứu ngôn ngữ học, cho rằng bà Điểm là chủ quán bán nước chè đầu tiên ở vùng này nên từ đó về sau này được gọi là vùng Bà Điểm. Về sau khi thành lập xã cũng đặt tên Bà Điểm và ngôi chợ lớn nhất nằm trong xã cũng đặt tên này.
4. Chợ Bà Quẹo
Chợ hiện nay được đổi tên thành chợ Võ Thành Trang, nằm trên đường Trường Chinh (đường Lê Văn Duyệt nối dài cũ, sau ngày 30/4 đổi là Cách Mạng Tháng Tám, sau lại đổi là Trường Chinh) thuộc 14, quận Tân Bình, TP. HCM.
Chợ Bà Quẹo thành lập từ năm 1967, với diện tích hơn 2.000 m2 theo kiểu nhà lồng, nằm lọt sâu giữa hai lối nhà cửa là những quán tiệm sạp hàng. Mặc dù sau năm 1975, chợ Bà Quẹo đã đổi tên thành Võ Thanh Trang nhưng hiện tại cái tên Bà Quẹo vẫn được người dân nhắc đến nhiều.
Chợ Bà Quẹo năm xưa – Ảnh tư liệu.
Sau năm 1975, chợ Bà Quẹo đổi thành chợ Võ Thành Trang.
Lý giải về tên Bà Quẹo theo học giả Vương Hồng Sển viết trong sách Sài Gòn xưa, tên này là do bị đọc chệch từ chữ Bờ Quẹo hoặc Bàu Quẹo. Trong sách, học giả này lý giải vì đường Thiên Lý cũ ngày xưa (khu Bà Quẹo) có một khúc quẹo rất rõ. Ở xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh có Cống Quẹo, ở xã Cần Thạnh, huyện cần Giờ, TP. HCM.
Ngoài 4 khu chợ này, còn có 1 khu chợ nữa cũng bắt đầu bằng chữ bà – chợ Bà Hạt (ở quận 10). Bà Hạt cũng là vợ của Lĩnh Binh Thăng và là người có công phát triển nghề bán bạc hà ở quận 10. Tuy nhiên, khu chợ này hiện không còn hoạt động.
Theo Trí thức trẻ
Cẩn thận với bánh Trung thu siêu rẻ
Thị trường bánh Trung thu đang diễn ra rất sôi động với hàng chục nhãn hiệu được tung ra thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh các loại bánh của doanh nghiệp có uy tín, vẫn còn nhiều sạp bán các mặt hàng bánh trung bị lỗi, bánh trung bị hết hạn sử dụng, bánh trung thu không rõ nguồn gốc được bày bán tràn lan với giá rất rẻ.
Nguyên liệu làm bánh Trung thu có thể dễ dàng tìm thấy ở các chợ lớn của Hà Nội và TP. HCM (Ảnh Internet)
Bánh Trung thu giá rẻ tràn lan
Tại khu chợ Bình Tây, Kim Biên (TP. HCM), khách hàng dễ dàng mua được những chiếc bánh Trung thu với nhân đủ loại, có giá từ 10.000 - 20.000 đồng/chiếc (trong khi các hãng tên tuổi bán với giá thấp nhất 60.000 đồng/bánh trung thu loại nhỏ).
Tương tự, trên đường Nguyễn Văn Linh (quận 7), Kha Vạn Cân (quận Thủ Đức), nhiều bánh Trung thu kém chất lượng cũng được bán với giá rất bèo chỉ dao động 11.000 - 12.000 đồng/chiếc.
Tại đường Hoàng Văn Thụ, một xe tải nhẹ chất đầy bánh trung thu được giới thiệu là sản xuất và đóng gói theo dây chuyền công nghệ khép kín, là hàng chất lượng cao, nhưng giá bán chỉ 10.000 đồng/bánh.
Đa số sản phẩm này được đựng trong hộp nhựa trong, không có thương hiệu, địa chỉ liên hệ hay thành phần bánh. Ngoài ra, hạn sử dụng cũng được viết mập mờ trong 1 tháng, với màu in đã nhòe. Theo chủ cửa hàng thì những loại bánh này được nhiều người chọn mua vì giá khá rẻ.
Nguyên liệu kém chất lượng, không rõ nguồn gốc
Cô Nguyễn Thị Nụ, một tiểu thương chuyên bán các loại bánh ngọt, bánh Trung thu lâu năm ở chợ Bà Chiểu cho biết: "cách Tết Trung thu khoảng gần 2 tháng là các đối tượng làm bánh trung thu rởm đã hoạt động rầm rộ. Chủ yếu họ sản xuất thủ công vì quy trình làm bánh cũng khá đơn giản. Cho nhiều hương liệu vào, mùi thơm sẽ đánh lừa khách hàng".
Dạo quanh khu vực Hàng Buồm, chợ Đồng Xuân (Hà Nội), hay chợ Bà Chiểu, Bình Tây, Kim Biên (TP. HCM), nguyên liệu làm bánh trung thu được bày bán rất nhiều, thậm chí còn được hướng dẫn chi tiết về cách làm bánh. Điểm chung của những nguyên liệu này là chúng đều có màu sắc bắt mắt và không có nhãn mác, hạn sử dụng, nguồn gốc.
Theo chia sẻ của nhiều tiểu thương thì chủ yếu chất liệu nhân, vỏ toàn được làm từ bột sắn và các hương liệu, tạo nên những mùi đặc trưng của các loại bánh có thương hiệu nổi tiếng. Bột sắn được bán giá rẻ, do đó khi mua về để làm bánh trung thu thì rất lời.
Theo anh Lê Hải Tr., người chuyên đi chở bột và làm bánh trung thu thuê cho một cơ sở tại quận Phú Nhuận, chỉ cần 100 kg bột sắn, 4 lít hương liệu các loại là có thể làm ra hàng ngàn chiếc bánh trung thu, bán với giá thấp nhất cũng được trên 10 triệu đồng, trong khi chi phí nguyên liệu hết khoảng hơn 1 triệu đồng.
Về nguyên liệu để làm nhân bánh, hầu như chợ nào cũng sẵn những túi nguyên liệu đựng trong những chiếc túi bóng sơ sài, buộc dây thun ở đầu với nét chữ nguệch ngoạc mứt bí, hạt dưa, lạp xưởng, bột trà xanh. Các nguyên liệu này cũng trôi nổi, giá rẻ. Những người dân buôn bán ở chợ Bà Chiểu bật mí rằng, tất cả các nguyên liệu làm nhân bánh đều được ướp phẩm màu và mua các nguyên liệu là đồ thải ở các chợ về để chế biến.
Tác hại từ bánh trung thu kém chất lượng
Bà Nguyễn Thị Bích Liên, chuyên gia về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm thuộc Trung tâm Nấu ăn Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết, ăn bánh Trung thu chứa chất tạo màu, tạo mùi gây ảnh hưởng xấu tới đường ruột, hỏng hệ tiêu hóa, gây viêm loét dạ dày. Chúng có khả năng gây viêm niêm mạc mắt, niêm mạc miệng, gây hại nghiêm trọng tới sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt là đối với trẻ em.
Rõ ràng, cách phân biệt bánh thật và bánh giả không quá khó khăn. Bánh thật có đóng gói nghiêm ngặt và ghi đầy đủ các thông tin lẫn tem chống hàng giả. Các loại bánh được làm bằng bột sắn hiện nay, thì thường không có nhãn mác, đóng gói sơ sài và được quảng cáo là bánh gia truyền làm thủ công nên mẫu mã không đẹp.
Người tiêu dùng không nên vì giá rẻ mà bỏ qua chất lượng sản phẩm và sức khỏe của bản thân cũng như gia đình. Cách tốt nhất là nên mua bánh Trung thu của các thương hiệu uy tín như Kinh Đô, Bibica, ...
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Cẩn trọng với bánh trung thu siêu rẻ Tại một số chợ đầu mối, chợ bán sỉ tại một số tỉnh, thành phố lớn, hiện nay có rất nhiều người đổ về mua nguyên liệu làm bánh trung thu, đặc biệt là tại TPHCM, chợ đầu mối Bình Tây (quận 6), chợ Chánh Chiếu, chợ Bà Chiểu (quận 5), chợ Kim Biên... là nơi được các hộ sản xuất bánh trung...