4 ngày nghỉ lễ, phạt hơn 60 tỷ đồng các trường hợp vi phạm giao thông
Trong 4 ngày nghỉ lễ 2/9 (từ 1/9 – 4/9) lực lượng cảnh sát giao thông toàn quốc đã phát hiện xử lý hơn 40.000 trường hợp vi phạm, phạt tiền hơn 60 tỷ đồng.
Ngày 4/9, Cục CSGT (Bộ công an) cho biết, trong 4 ngày nghỉ lễ 2/9 (từ 1/9 – 4/9), toàn quốc xảy ra vụ 79 tai nạn giao thông, làm chết 48 người, bị thương 51 người.
Ngoài ra, lực lượng cảnh sát giao thông toàn quốc toàn quốc phát hiện, xử lý hơn 40.000 trường hợp vi phạm, phạt hơn 60 tỷ đồng.
Cụ thể, đường bộ xảy ra 79 vụ tai nạn giao thông, làm chết 48 người, bị thương 51 người; các tuyến đường sắt, đường thủy không xảy ra tai nạn.
Kết quả thực hiện tuần tra, kiểm soát bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên tuyến đường bộ, CSGT công an các địa phương đã kiểm tra, phát hiện xử lý 41.214 trường hợp vi phạm; phạt tiền hơn 60 tỷ đồng; tạm giữ 941 xe ô tô, 12.700 xe mô tô, 106 phương tiện khác; tước 6.298 GPLX các loại.
Các Đội tuần tra kiểm soát giao thông (TTKSGT) đường bộ cao tốc thuộc Cục CSGT đã kiểm tra, lập biên bản 296 trường hợp vi phạm, phạt tiền hơn 1 tỷ đồng, tước giấy phép lái xe 140 trường hợp, tạm giữ 19 phương tiện.
Video đang HOT
Chiều 4/9, người dân từ khắp các tỉnh ùn ùn trở lại Hà Nội sau kỳ nghỉ lễ kéo dài 4 ngày. Trong ảnh, cảnh ùn ứ kéo dài tại đường Ngọc Hồi (QL 1A cũ) bắt đầu từ 14h chiều (Ảnh: Sơn Nguyễn).
Kết quả xử lý qua hệ thống giám sát, theo dõi của các Đội TTKSGT đường bộ cao tốc thuộc Cục CSGT đã phát hiện qua hệ thống giám sát: 1.593 trường hợp.
Trên tuyến đường thủy, Cảnh sát đường thủy thuộc Cục CSGT và Công an các địa phương đã kiểm tra, phát hiện xử lý 510 trường hợp vi phạm, phạt tiền hơn 600 triệu đồng; tước bằng, chứng chỉ chuyên môn 8 trường hợp, tạm giữ 2 phương tiện thủy.
Trong đó, thực hiện các chuyên đề về cao điểm kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về TTATGT, tiến hành xử lý người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới vi phạm về nồng độ cồn: 8.876 trường hợp; phạt tiền gần 40 tỷ đồng.
Xử lý vi phạm về tốc độ (635 ô tô, 616 mô tô): 7.979 trường hợp; phạt tiền hơn 10 tỷ đồng.
Về ùn tắc giao thông, Cục CSGT cho biết tại Hà Nội xuất hiện một số điểm ùn tắc vào chiều tối 31/8 và sáng 1/9 theo chiều ra khỏi thành phố như: Giải Phóng, quốc lộ 1, vành đai 2, vành đai 3, nút giao Pháp Vân…
Từ chiều 1/9 đến 15h ngày 3/9, tất cả tuyến đường trên địa bàn thành phố lưu lượng phương tiện giảm mạnh, di chuyển tốt, ổn định. Đến chiều tối ngày 3/9, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ – Ninh Bình tăng cao do người dân từ các địa phương quay lại Hà Nội sau kỳ nghỉ lễ, dẫn đến tình trạng ùn ứ tại điểm cuối đường cao tốc hướng Ninh Bình – Hà Nội.
Khoảng 18h cùng ngày, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 đã yêu cầu xả trạm nút giao Thường Tín khi phát hiện thấy lỗi ETC tại nút giao này và để giảm tải lưu lượng phương tiện tham gia giao thông trên toàn tuyến.
Tại TPHCM, các tuyến cao tốc, quốc lộ trọng điểm đi các địa phương liên quan tình hình giao thông tương đối ổn định, có thời điểm tăng cao nhưng chỉ đột biến, không xảy ra ùn tắc. Các cửa ngõ đi miền Tây, miền Đông… lưu lượng xe tham gia giao thông bình thường.
Tại khu vực cầu Rạch Miễu một số thời điểm xe đông nên phòng cảnh sát giao thông công an Tiền Giang và Bến Tre đã phối hợp điều tiết, phân luồng và yêu cầu trạm thu phí Rạch Miễu xả trạm 2 lần.
Thu phí không dừng trên cao tốc, xe ôtô qua phà Cát Lái tăng 60%
Sở Giao thông vận tải TP.HCM vừa đề nghị Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Thanh niên xung phong TP tăng cường vận chuyển trong bối cảnh lượng xe ôtô qua phà Cát Lái tăng đột biến.
Lượng xe ôtô qua phà Cát Lái tăng - Ảnh: LƯU DUYÊN
Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, hiện nay nhu cầu đi lại tại các bến phà ngày càng tăng, nhất là thời điểm người dân đi du lịch vào dịp nghỉ hè.
Ngoài ra, gần đây, trên tuyến cao tốc xảy ra hiện tượng ùn tắc khi thu phí không dừng dẫn đến xe ôtô qua phà tăng 60%, tức từ 2.500 lượt/ngày lên 4.000 lượt/ngày.
Nhằm đảm bảo an toàn, thông suốt trong mùa mưa bão, cao điểm du lịch hè và dịp lễ 2-9 sắp tới, Sở Giao thông vận tải TP đề nghị công ty trên kiểm tra, bảo đảm tốt nhất điều kiện an toàn khi vận hành.
Công ty nghiên cứu phưong án hợp tác với các doanh nghiệp vận tải hành khách đường thủy để nghiên cứu xã hội hóa đầu tư đóng mới phà, hoặc thuê các phà sau khi đóng mới để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Đồng thời, công ty liên hệ Sở Tài chính TP để được hướng dẫn các thủ tục thanh lý các phà hết niên hạn theo quy định.
Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Thanh niên xung phong TP là đơn vị được giao vận hành hai bến phà: Cát Lái và Bình Khánh. Hiện hai bến có 20 phà, trong đó 4 phà 200 tấn, 9 phà 100 tấn, 7 phà 60 tấn.
Căn cứ quy định về niên hạn sử dụng phương tiện thủy nội địa, công ty cho biết có 3 phà hết niên hạn, không được phép hoạt động gồm: phà Bình Khánh E (100 tấn), phà Cát Lái G (100 tấn) và phà Cát Lái I (60 tấn).
Hai phà Bình Khánh (loại 60 tấn) sẽ hết niên hạn không được phép hoạt động từ năm 2023, 2024. Ngoài ra, phà 200 tấn từ bến phà Vàm Cống điều chuyển về cũng hết niên hạn.
Do vậy, Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Thanh niên xung phong TP đã có đề xuất TP được đóng mới 2 phà với số vốn dự kiến hơn 79 tỉ đồng.
Việc đầu tư đóng mới 2 phà là hết sức cấp bách để giải quyết ùn tắc tại hai đầu mỗi bến, đồng thời có đủ phà để bố trí dự phòng.
Gỡ vướng cho tuyến đường thủy bằng tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa ký văn bản gửi UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về phối hợp tổ chức khai thác tuyến vận chuyển khách bằng đường thủy từ TP.HCM đi Côn Đảo và ngược lại. Tàu cao tốc của Công ty TNHH Công nghệ xanh DP - Ảnh: ĐÔNG HÀ Theo đó, UBND TP.HCM đề nghị UBND...