4 ngày nghỉ lễ: 91 người chết vì tai nạn giao thông
Cục Cảnh sát giao thông (C67), Bộ Công an – cho biết, trong 4 ngày nghỉ lễ, toàn quốc xảy ra 163 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 91 người, bị thương 109 người, mất tích 3 người. Số người chết vì TNGT giảm so với cùng kỳ năm 2014 và thấp hơn ngày thường.
Theo C67, trong tổng số 163 vụ TNGT, đường bộ xảy ra 155 vụ, làm chết 85 người, bị thương 108 người; Đường thủy xảy ra 5 vụ, làm chết 4 người, mất tích 3 người (ngày 30/4 mất tích 2 người, ngày 1/5 mất tích 1 người); Đường sắt xảy ra 3 vụ, làm chết 2 người, bị thương 1 người. Báo cáo nhanh riêng ngày 1/5, cả nước xảy ra 63 vụ, làm chết 28 người, bị thương 43 người, mất tích 1 người.
Trong 4 ngày nghỉ lễ vừa qua, ghi nhận 1 vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng tại thành phố Đà Nẵng giữa xe khách biển KS 74B 00237 và xe con biển KS 43A 12315. Hậu quả làm 6 người chết và 1 người bị thương nặng. Cơ quan Công an thành phố Đà Nẵng đang khẩn trương điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn. Liên quan đến vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng nói trên, chiều nay (1/5), Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc – Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia – đã tới viếng các nạn nhân tử vong và chia buồn với gia đình tại nhà riêng ở TP Đà Nẵng.
Số người chết vì TNGT giảm so với cùng kỳ nghỉ lễ năm 2014 và thấp hơn ngày thường
Về kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm giao thông, lực lượng Cảnh sát giao thôngtoàn quốc đã kiểm tra, xử lý38.426 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông;nộp kho bạc Nhà nước 13 tỷ 222,671 triệu đồng;tạm giữ 141 xe ô tô,4560 xe mô tô, tước 1.247 giấy phép lái xe.
Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 và giỗ Tổ 10/3, số lượng phản ánh của người dân về đường dây nóng của Ủy ban ATGT Quốc gia đã giảm đáng kể so với dịp nghỉ Tết Nguyến đán Ất Mùi. Cụ thể, 4 ngày nghỉ lễ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã nhận được hơn 130 phản ánh từ người dân (bao gồm tin nhắn và cuộc gọi).
Tính riêng ngày 1/5, đường dây nóng nhận được gần 25 cuộc gọi và 14 tin nhắn với nội dung phản ánh về tình trạng nhồi nhét khách, thu tiền quá giá vé quy định, tập trung chủ yếu các tuyến từ Hà Nội đi Nghệ An, Hà Nội đi Thanh Hóa, Hà Nội đi Phú Thọ, Yên bái. Sau khi nhận được điện thoại trên đường dây nóng, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã yêu cầu các đơn vị có liên quan thực hiện kiểm tra, xử lý theo nội dung các thông tin được phản ánh. Người dân cũng phản ánh lại sau khi gọi điện thoại tới đường dây nóng các kiến nghị đã được giải quyết.
Rạng sáng 30/4, khoảng 600 xe máy mang biển số thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Tây Ninh đổ về tập trung nhiều tuyến phố tại thành phố Vũng Tàu để xem xe “cọp” biểu diễn gây náo loạn, mất trật tự an toàn giao thông. Cũng trong chiều 30/4, đường tới bãi biển Sầm Sơn- Thanh Hóa bị tắc nghẽn nghiêm trọng, dài khoảng 3km. Mặc dù lực lượng chức năng tích cực phân luồng song, do lượng phương tiện đổ về quá lớn nên rất lâu sau đó mới giải tỏa được ách tắc.
Tại Hà Nội, tình trạng vi phạm như vượt đèn đỏ, đi ngược chiều và không đội mũ bảo hiểm gia tăng.
Video đang HOT
C.N.Q
Theo Dantri
Thủ tướng Nepal cảnh báo 10.000 người có thể đã chết vì động đất
Một báo cáo của Liên Hợp Quốc ngày 28/4 cho biết, cuộc sống của khoảng 8 triệu người tại Nepal đã bị ảnh hưởng bởi động đất, và 1,4 triệu người trong số này cần cứu trợ thực phẩm, giữa lúc Thủ tướng nước này nhận định 10.000 người có thể đã chết.
Bản báo cáo được Văn phòng điều phối cư trú của Liên Hợp Quốc đưa ra ngày 28/4.
"Theo những ước tính ban đầu và dựa trên bản đồ mới nhất về cường độ của động đất, 8 triệu người tại 39 khu vực đã bị ảnh hưởng, trong đó có 11 khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng với hơn 2 triệu người cư trú", thông cáo viết.
Việc tìm kiếm nạn nhân mắc kẹt do động đất tại Nepal vẫn gặp nhiều khó khăn (Ảnh: Getty)
Trong sáng nay, Thủ tướng Nepal Sushil Koirala phát biểu trong một cuộc họp khẩn cấp của tất cả các đảng chính trị rằng, chính phủ đang phân phát những vật dụng và thực phẩm thiết yếu cho những người có nhu cầu. Tuy vậy, để hỗ trợ đến được với khu vực hẻo lánh ở dãy núi Himalaya là "một thách thức lớn", bởi nhiều khu vực bị cô lập về giao thông.
"Yêu cầu giúp đỡ đang đổ về từ khắp nơi", thông báo của văn phòng ông Koirala cho biết. "Nhưng chúng ta không thể xúc tiến các chiến dịch cứu hộ cùng lúc tại nhiều khu vực do thiếu thiết bị và các chuyên gia cứu hộ".
Trả lời phỏng vấn một hãng tin phương Tây, ông Koirala cho biết 10.000 người có thể đã thiệt mạng vì động đất.
Theo tờ New York Times, phải mất tới 5 giờ đi bằng xe từ thủ đô Katmandu, sau đó đi bộ nhiều cây số qua khu vực đường bị đất đá lở phong tỏa, họ mới tới được những ngôi làng gần tâm chấn, nơi người dân đang mai táng các nạn nhân xấu số và chờ đợi cứu trợ trong tuyệt vọng.
Trong chiều 27/4, Parbati Dhakal cùng hàng chục người hàng xóm đã phải đi bộ 2 giờ trên đường mòn, để khênh thi thể của 11 người được buộc vào thân những cây tre. Họ dừng lại tại một bờ sông và chôn những thi thể này trong các hố.
Một trong những người làng chỉ vào những người có mặt tại đó và nhận dạng từng người một: "cha đã được chôn; mẹ đã được chôn; em gái đã được chôn."
Trở về làng Saurpani, một khu vực của người dân tộc Gurkha tại tâm chấn của trận động đất mạnh 7,8 độ richter ngày 25/4, bà Dhakal nói: "Chúng tôi không có chỗ ở, không thực phẩm và tất cả các thi thể vẫn nằm rải rác khắp nơi".
Hai ngày sau trận động đất tồi tệ nhất Nepal hơn 80 năm qua, con số người thiệt mạng chính thức là hơn 4300 người, và hàng hóa viện trợ nhân đạo bắt đầu đến với thủ đô Nepal. Sân bay Katmandu bị quá tải tới mức các chuyến bay phải chờ hàng giờ trên đường băng.
Rất nhiều người dân Nepal phải rời bỏ nhà cửa, lánh nạn trong lều tạm bợ (Ảnh: AFP)
Thế nhưng bên ngoài thủ đô, nhiều ngôi làng bị tàn phá nặng nề nhất nằm quanh Katmandu vẫn là một hố đen, bị bao vây bởi các vụ lở đất khiến không ai có thể tiếp cận, ngay cả lực lượng vũ trang Nepal.
Giới chức địa phương ngày hôm qua bắt đầu thả những kiện hàng cứu trợ gồm lều bạt, thực phẩm khô và thuốc men xuống càng làng nằm trên núi, nhưng nỗ lực cho trực thăng đáp xuống đã phải hủy bỏ.
Người đứng đầu khu vực Gorkha, Uddhav Timilsina cho biết các đội cứu hộ thậm chí không thể phân phát hàng cứu trợ, do họ phải đối mặt với 8-10 điểm sạt lở đất giữa một ngôi làng và khu vực gần nhất kế bên. Có 250 người thiệt mạng được xác định, nhưng sẽ phải cần thêm thời gian để biết con số chính xác.
"Liên lạc bị gián đoạn, điện đã mất, đường thì bị phong tỏa, chúng tôi có thể làm gì đây", Timilsina nói.
Trong các cuộc phỏng vấn, nhiều dân làng cho biết họ không phải đối tượng được quan tâm trong những ngày đầu sau tham hỏa. Prakash Dhakal, một người dân làng Saurpani có mặt tại Katmandu khi động đất xảy ra và đã tới một cơ quan chính phủ ngay hôm Chủ nhật để nhờ hỗ trợ
"tôi đề nghị họ cử 25 thanh niên trẻ để giúp chúng tôi chôn cất người thiệt mạng và tìm kiếm người bị thương", Dhakal nói. "Nhưng họ trả lời rằng "chúng tôi thậm chí không thể cứu những người bị thương ở Katmandu. Làm sao anh lại nghĩ chúng tôi có thể làm gì cho các anh vào lúc này?".
Tại Katmandu, đã 3 đêm liên tiếp những người sống sót sau động đất phải ngủ ngoài trời, do lo sợ có thêm dư chấn. 21 khu trại lánh nạn đã được dựng lên tại các khu đất trống.
Chương trình lương thực Liên Hợp Quốc đang cung cấp thực phẩm và xe tải để phân phát, trong khi UNICEF đang đưa lều trại và thiết bị y tế tới. WHO cũng phân phát các thiết bị hỗ trợ điều trị cho khoảng 40.000 người. Nhiều tổ chức quốc tế và lực lượng cứu trợ các nước đã tới Nepal.
Tuy vậy, các nhân viên cứu hộ cho biết phản ứng ban đầu diễn ra chậm và không đủ.
Nhiều hàng hóa cứu trợ được máy bay chuyển tới Katmandu, nhưng công tác phân phát bị trì hoãn do thiếu nhân viên dỡ hàng, còn khâu vận chuyển tới cho người bị nạn cũng khó khăn.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ AFP, NYTimes, RTE
Rơi máy bay tư nhân ở Mỹ, 7 người tử nạn Một chiếc máy bay tư nhân hôm qua 7/4 đã rơi khi bay gần tới một sân bay ở bang lllinois, Mỹ, làm toàn bộ 7 người trên khoang thiệt mạng. Hiện trường vụ rơi máy bay. (Ảnh: NYT) Báo chí Mỹ đưa tin vụ tai nạn xảy ra vào lúc 3h sáng ngày 7/4 (giờ địa phương) khi chỉ còn cách sân...