4 ngày chinh phục 2 đỉnh núi
7 người đi qua chặng đường gần 60 km để khám phá 2 đỉnh núi Tà Chì Nhù và Tà Xùa trong 4 ngày.
Lê Nguyên Đình (1987), du khách từ Đà Nẵng, có chuyến đi “vượt lên nhiều giới hạn của bản thân” cùng bạn bè vào đầu tháng 10. Với Đình, ký ức về hai cung đường núi của Yên Bái gợi lại những cảm xúc mạnh mẽ khi vượt sống lưng khủng long, đi qua các đoạn bùn lầy, vượt dốc khi mưa lớn và chạm tay vào cột mốc trên đỉnh.
Lên đỉnh, leo xuống, rồi lại leo lên
Đình và các bạn đồng hành quen nhau qua các nhóm du lịch tự túc trên mạng xã hội. Một nửa số thành viên đã có nhiều kinh nghiệm leo núi, nửa còn lại là lần đầu. Chuyến đi được thực hiện từ ý tưởng “leo 2 đỉnh cho đỡ mất công đi”, đồng thời, các thành viên cũng muốn thử thách bản thân. Họ thuê một người bản địa dẫn đường và gùi đồ, còn lại tự chuẩn bị các vật dụng cá nhân, đồ ăn…
Với lịch trình khá dày đặc, nhóm khởi hành từ Hà Nội lúc 20h, nghỉ đêm tại Trạm Tấu (Yên Bái). Ngày đầu tiên, Đình và các bạn bắt đầu leo Tà Chì Nhù lúc 9h từ Mỏ Chì (chân núi). Đường lên núi đa phần là các đoạn dốc cao, phải băng qua suối, đến tầm trưa, họ mới dừng chân nghỉ ngơi và ăn bên cạnh con suối nhỏ.
Đang ăn, đoàn gặp cơn mưa nên phải nghỉ 1 tiếng. Sau đó nhóm tiếp tục trekking lên điểm nghỉ qua đồi Ba Cây và những ngọn núi hùng vĩ xung quanh. 16h, đoàn đến lán nghỉ tại cao độ 2.400 m.
Hôm sau, nhóm dậy sớm đón bình minh, bắt đầu leo lên đỉnh. Từ quãng đường này, mọi người thích thú ngắm đồi hoa Chi Pâu tím trải dài theo sườn núi, chỉ nở rộ vào tháng 10 – 11.
Khoảng 9h sáng, Đình đến đỉnh Tà Nhì Chù cao 2.979 m. Chụp hình xong, nhóm quay về lán lấy đồ rồi xuống núi, về lại Trạm Tấu nghỉ ngơi và tắm khoáng.
Ngày thứ 3, cả đoàn đang đi xe ôm sang chân núi Tà Xùa thì trời mưa lớn, xe bị hỏng và phải đợi đến 9h mới bắt đầu leo. 15h, nhóm đến được lán nghỉ ở đầu sống lưng khủng long, ở độ cao khoảng 2.400 m. Họ tranh thủ ngắm hoàng hôn, nghỉ ngơi sớm để hôm sau leo lên đỉnh.
Sáng ngày thứ tư, nhóm dậy từ 4h sáng, săn mây và bắt đầu lên đỉnh cao nhất của núi Tà Xùa. “Bắt đầu đoạn đường này, chúng mình phải băng qua sống lưng khủng long. Cả nhóm bám vào sợi dây cáp để di chuyển, hai bên có nơi là vách đá dựng đứng rất nguy hiểm”, Đình kể.
Video đang HOT
Sau khi vượt qua sống lưng khủng long, đoàn đến khu rừng nguyên sinh trải dài từ độ cao khoảng 2.600 m lên tận đỉnh. Đình ví nơi này ma mị, cổ tích như cảnh trong phim “Alice in Wonderland” (Alice ở xứ sở thần tiên). Anh choáng ngợp với những thảm rêu xanh trải từ dưới mặt đất đến các cây cổ thụ cao vút.
Tuy nhiên, Đình cũng cho rằng đây là đoạn có địa hình khó nhất, người leo dễ mất sức do đường trơn trượt, bùn lầy. Đồng thời, địa hình nơi đây nhiều khu rừng khác nhau, đòi hỏi người leo phải băng rừng, lên xuống liên tục thay vì leo thẳng.
Tầm 11h, nhóm đến đỉnh Tà Xùa, ăn trưa rồi nhanh chóng xuống để kịp về trong ngày. “Lúc xuống cả nhóm như được tiếp thêm năng lượng, di chuyển rất nhanh, tầm 15h đã đến lán nghỉ, lấy đồ và cố đi nhanh xuống núi. Đường lầy, mưa và khó đi nên phải gần 20h chúng mình mới đến chỗ đón được xe ôm để về lại nhà nghỉ”, Đình bồi hồi nói.
Vượt lên giới hạn của bản thân
Để thực hiện được chuyến đi này, Đình và các bạn phải rất cố gắng, bởi thông thường các tour leo riêng núi Tà Xùa sẽ diễn ra trong 3 ngày 2 đêm, thay vì chỉ đi 2 ngày 1 đêm như nhóm.
Với Đình, điều quyết định sự thành công của chuyến đi là tinh thần lạc quan, vui vẻ và sự gắn kết của cả nhóm. Suốt chặng, mọi người luôn quan tâm và động viên lẫn nhau.
“Đêm ngày 3, trước khi lên đỉnh Tà Xùa, mình bị trúng gió, nghĩ là sáng hôm sau sẽ bỏ cuộc. Nhưng mọi người trong đoàn đã đánh gió và ủ ấm cho mình, nên sáng hôm sau mình khỏe luôn”, Đình kể lại.
Đình check-in tại đỉnh Tà Xùa.
Có những lúc xuống tinh thần, anh tìm nơi có cảnh đẹp, ngắm nhìn thiên nhiên một lúc để lấy năng lượng đi tiếp. Với các bạn trong đoàn, Đình cũng thường động viên đi thêm 30 phút – 1 tiếng nữa đến chỗ có cảnh đẹp để mọi người có thể tiếp tục.
“So với leo một đỉnh, leo hai đỉnh cần chuẩn bị một tinh thần thép. Khi xuống đỉnh lần 1, cơ thể đã rã rời và muốn nghỉ ngơi, ngủ một đêm cũng chưa hồi phục được. Nếu tâm lý không tốt, bạn sẽ không muốn đi tiếp. Bản thân nhóm mình cũng băn khoăn có nên nghỉ một đêm hay không, nhưng vẫn quyết định đi liền 2 đỉnh luôn”, Đình chia sẻ.
Quỳnh Trang thích Tà Xùa hơn vì có cảnh sắc đa dạng.
Trong nhóm có 4 bạn nữ, song sức leo cũng không hề kém cạnh. “Thực ra mình không phải người khỏe. Hồi tháng 3 mình từng leo Tà Chì Nhù nhưng bỏ cuộc vì gió thổi quá to. Lần này, không ai tin mình leo được 2 núi. Nhóm mình rất lạc quan, sẵn sàng đối điện với mọi tình huống như mưa, nắng, mệt, đau chân… Mọi người vừa leo vừa hát vừa nhảy, đi về không ai than mệt mà vẫn là tiếng cười, mình tự dưng được thêm năng lượng”, Quỳnh Trang, một người bạn cùng đoàn, nói.
“Những bước chân đầu tiên khi leo đỉnh thứ hai – Tà Xùa, mình oải. Chân còn bị trùng gối, cơ thể chưa phục hồi sau một đêm nghỉ. Bỗng có một cơn mưa ập xuống, mát lạnh, mình phải vội đi nhanh để không bị ngâm nước lâu, vậy là tự dưng hết mệt”, Trang nói thêm.
Một số lưu ý cho du khách
Về kinh nghiệm khám phá cung đường này, Đình chia sẻ:
- Chi phí toàn bộ chuyến đi là 4,5 triệu đồng/người. Bao gồm tiền xe, nghỉ 3 đêm tại lán, ăn uống và thuê người dẫn đường.
- Cung này phù hợp hơn với các bạn đã có kinh nghiệm, cần tập thể lực và chuẩn bị đồ leo núi chuyên nghiệp. Một số đồ dùng cần thiết: balo 20 – 30 kg, áo quần nhanh khô, bật lửa, đèn pin đội đầu, găng tay, bếp nhỏ, dép than tổ ong, 2 đôi tất, áo mưa, kẹo, bình nước giữ nhiệt, miếng dán nhiệt, áo khoác ấm.
- Khi mệt thì chỉ dừng 1 – 2 phút, không dừng quá lâu vì cơ thể sẽ mệt hơn và dễ bị chuột rút.
- Khi gặp vấn đề, tình huống bất ngờ, bạn nên bình tĩnh xử lý. Luôn lạc quan.
- Lán nghỉ ở Tà Chì Nhù gần suối và sạch sẽ, có thể tắm. Lán ở Tà Xùa không có nước, nước chỉ dùng để nấu ăn và rửa chân tay.
Mùa thu vàng xứ kim chi
Mùa thu qua ống kính nhiếp ảnh gia Việt gây ấn tượng với những hàng cây phong, ngân hạnh nhuộm lá vàng đỏ.
Mùa thu thường bắt đầu vào khoảng tháng 9 đến tháng 11. Đây là thời điểm giao mùa được mong đợi nhất, tiết trời chuyển lạnh đem theo sự thay đổi màu sắc của những tán lá.
Trong ảnh là khung cảnh thu với sắc đỏ đặc trưng của Vườn quốc gia vịnh Suncheon, thành phố Suncheon, tỉnh Jeolla Nam. Bãi cỏ màu đỏ trải dài được ôm trọn trong các dãy núi nhấp nhô. Vịnh Suncheon là nơi trú ngụ của hơn 140 loài động thực vật quý hiếm, trong đó chim mỏ nhát là loài thường cư trú tại đây vào mùa thu trong khoảng hai tuần.
Bộ ảnh "Thu vàng xứ sở kim chi" do nhiếp ảnh gia Nguyễn Thúy An (Lee Yu Jin), quê ở Cần Thơ, đang sống và làm việc tại Hàn Quốc thực hiện.
Du khách dạo chơi tham quan trong sắc thu ở chùa Baekdam, nằm trên núi Seorak. Dãy núi này trải dài qua địa phận các thành phố Sokcho, Yangyang, Goseong và Inje, thuộc tỉnh Gangwon.
Làng cổ Hahoe, thành phố Andong, tỉnh Gyeongsang "chuyển mình" khi thu sang. Hahoe là một trong số ít nơi còn giữ được nguyên vẹn văn hóa dân gian và truyền thống Nho giáo của Hàn Quốc, lưu giữ và bảo tồn những ngôi nhà cổ, nhà mái tranh truyền thống có từ triều đại Joseon (năm 1392 - 1910). Làng được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2010.
Con đường mùa thu rợp sắc vàng sau cơn mưa ngang qua trên đường Jinan Molaejae Sedong, huyện Jinan, tỉnh Jeolla Bắc, tây nam Hàn Quốc.
Thúy An là người Việt Nam, sống tại Hàn Quốc đã 12 năm. Vì thích đi du lịch và đam mê nhiếp ảnh, cô thường ghi lại những khoảnh khắc bắt gặp trên hành trình. Với Thúy An, mùa thu Hàn Quốc đẹp như miền cổ tích.
Du khách chìm đắm trong sắc đỏ mùa thu tại khuôn viên Hội trường Độc lập, một bảo tàng lịch sử tại thành phố Cheonan, tỉnh Chungcheong Nam.
Thu về, những hàng cây ngân hạnh ngả vàng đồng loạt tạo quang cảnh thật ấn tượng. Con đường ngân hạnh Asan với hai hàng cây lá vàng tuyệt đẹp dài hơn 2 km ở tỉnh Chungcheong Nam là điểm đến không thể bỏ qua. Theo dân địa phương, ngân hạnh có lá hình rẻ quạt, là loại cây tượng trưng cho sự ngoan cường, vượt lên mọi nghịch cảnh.
Một bên đường hàng cây ngân hạnh có lối đi bộ với hàng rào chắn, dưới chân là thảm lá vàng. Đoạn đường này thích hợp cho những du khách muốn hít thở bầu không khí trong lành, nhẹ nhàng dạo bước trong không khí se se lạnh của mùa thu.
Những quả hồng trĩu cành vào vụ thu hoạch tại làng Yadong, huyện Gangdong, tỉnh Gyeongsang Bắc. Hồng cũng là đặc sản mùa thu của Hàn Quốc.
Cây ngân hạnh cổ hơn 700 năm tuổi dần chuyển lá vàng tại Jangsu, quận Namdong, thành phố Incheon.
Rừng cây soi bóng trên mặt hồ Jusanji khiến du khách ngỡ như lạc vào miền cổ tích ở Vườn quốc gia Juwangsan, huyện Budong, tỉnh Gyeongsang Bắc. Không gian nơi đây tĩnh lặng, thích hợp cho những chuyến đi thuyền ngắm cảnh.
Bức tranh thu rực rỡ trên đường mòn bên hồ nước ở đền Samseong-Gung, huyện Hadong, tỉnh Gyeongsangnam, đông nam Hàn Quốc.
Thúy An Chia sẻ, không mùa nào có thể so sánh với cảnh sắc quyến rũ của mùa thu - thời điểm tuyệt vời trong năm để con người tận hưởng tiết trời giao mùa, lắng nghe tiếng chim kêu trong những tán lá vàng, đỏ hoặc thỏa thích ngắm nhìn các vườn táo, hồng vào mùa hoạch.
Hàn Quốc hiện chưa mở cửa đón khách du lịch quốc tế. Nước này đã vô hiệu hóa visa ngắn hạn với tất cả công dân nước ngoài từ tháng 4/2020.
Hành khách từ nước khác tới Hàn Quốc đều phải cách ly 14 ngày và yêu cầu có giấy chứng nhận sức khỏe kiểm tra Covid-19 trong vòng 48 giờ trước khi bay tới Hàn Quốc. Các chuyến bay quá cảnh tại Hàn Quốc đều phải có vé bay nối chuyến trong vòng 24 giờ.
Hành khách lên các chuyến bay tới Hàn Quốc đều phải đeo khẩu trang, kiểm tra thân nhiệt tại cửa. Với người có thân nhiệt trên 37,5 độ C sẽ bị từ chối bay.
Lịch trình 3 ngày 2 đêm trải nghiệm Mù Cang Chải Thu Trang (Hà Nội), dành 3 ngày 2 đêm cùng gia đình "check-in" cánh đồng Mường Lò, ruộng bậc thang cùng nhiều điểm vui chơi nổi tiếng. Nguyễn Hồng Thu Trang vừa có chuyến du lịch tới Mù Cang Chải cùng gia đình gồm 6 người lớn và hai trẻ em 3 tuổi. Thay vì tự lái xe, gia đình Thu Trang thuê...