4 nạn nhân vẫn bị chôn vùi ở mỏ quặng sạt lở
150 công an, bộ đội, dân quân cùng 3 máy xúc được huy động tìm kiếm 4 nạn nhân còn lại của vụ sạt lở mỏ quặng ở Mù Căng Chải. Trong số 16 nạn nhân được tìm thấy, 14 người đã tử vong, 2 người bị thương đang nằm viện.
Vẫn còn 4 nạn nhân bị chôn vùi dưới đống đất đá này. Ảnh: Tuệ Lâm.
Theo Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão huyện Mù Cang Chải (Yên Bái), trưa 8/9, vẫn còn 4 nạn nhân trong vụ sập mỏ quặng tại xã La Pán Tẩn chưa được tìm thấy. Các nạn nhân gồm Hổng Tàng Chua (43 tuổi), Lý A Dềnh (33 tuổi), Lý A Sinh (25 tuổi) và Lý A Cu đều trú tại xã La Pán Tẩn.
Trong số 16 nạn nhân được tìm thấy trước đó, 14 người đã tử vong, 2 người bị thương đang được điều trị tại bệnh viện và đã qua cơn nguy kịch. Thi thể các nạn nhân được gia đình đưa về mai táng.
Lực lượng chức năng và người dân đưa xác một nạn nhân ra khỏi hiện trường. Ảnh: Tuệ Lâm.
Video đang HOT
Hiện, Yên Bái huy động 150 công an, bộ đội, dân quân cùng 3 máy xúc để tìm kiếm các thi thể còn lại. Do ngày 7/9 mưa to nên lượng lớn đất đá tiếp tục bị sạt, địa hình hiểm trở khiến công tác cứu nạn diễn ra hết sức khó khăn.
Trước đó, 8h30 ngày 7/9, tại khu khai thác mỏ của công ty TNHH Thịnh Đạt xảy ra vụ sạt lở khiến hàng nghìn m3 đất đá ập xuống vùi lấp 20 người dân của 3 xã La Pán Tẩn, Púng Luông và xã Sơn A, huyện Văn Chấn, Yên Bái đang đi mót quặng.
Theo VNE
Gần 80 tuổi vẫn nặng gánh mưu sinh nuôi cháu
Mang một quá khứ đau buồn, bước sang tuổi 80 nhưng bà Mót vẫn phải bươn chải, bán hàng rong bên đường để nuôi các cháu ăn học.
Quá khứ đau buồn
Cụ kể: "Hồi xưa, gia đình cụ khá giả, có xe hơi, nhà cửa đàng hoàng ngay tại quận 3. Hình như, vì có chút của nổi ấy, con cụ đâm ra đua đòi, ăn chơi, rồi nghiện ngập, hư hỏng." Cụ Năm có 4 người con trai, thì ba đã chết. Vì nghiện ngập, bệnh tật. Hai người con trai chết trong khám Chí Hòa, 1 thì bị tai nạn.
Gạt đi dòng nước mắt, cụ Năm kể tiếp: "Đứa con gái đang thuê nhà trọ bên đường Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình và đi làm giúp việc cho người ta. Nó có một đứa con". Chúng tôi thắc mắc: "Chồng của chị ấy đâu mà để bà ngoại và vợ phải lăn lộn mưu sinh nuôi cháu?"
Cụ Năm nói: "Nó ăn chơi nên không có chồng mà có con. Bây giờ thì hối hận và tu chí làm ăn. Dù đồng lương không nhiều nhưng có việc làm ổn định, được nhà chủ quý là mừng lắm rồi."
Chúng tôi hỏi: "Những người con dâu của cụ đâu mà không nuôi con, để cụ phải nuôi cháu?" Cụ khua tay: "Đừng nhắc đến chúng nó nữa. Sau khi các con tôi chết, chúng nó cũng có đi về mấy lần, rồi mất tăm". Cụ Năm bần thần hồi lâu rồi kể về đời mình: "Chồng tôi bỏ đi gần 30 năm nay.
Từ đó tới nay, biệt tăm tung tích. Từ khi gia đình tan nát, tôiå bắt đầu cuộc sống sinh nhai bằng cách buôn bán nhỏ ở lề đường. Hàng tôi bán là nước giải khát, café, áo mưa trên đường Cách Mạng Tháng Tám, phường 7, quận 3. Đến Tết nay nữa là được 21 năm rồi. Và, cũng là 6 năm, tôi ngủ Tết trên con đường này".
Cụ Mót đã 80 tuổi vẫn phải ngồi bán hàng rong, kiếm chút lãi nuôi cháu
Chuyện đời thấm đẫm nước mắt của cụ bà 80
Cụ kể: "Năm ngoái, vào một đêm đang ngủ trên ghế bố thì có mấy thanh niên lại sờ khắp người. Tưởng là chuột, nên tôi lấy tay phủi đi. Nhưng mãi không thấy hết, tôi tỉnh giấc và tá hỏa khi thấy mấy người đang lục túi để tìm tiền, tài sản. Tôi nói, tao có đồng xu nào đâu mà tìm, thế là bọn chúng mới đi.
" Cũng vào một đêm "không tốt", khoảng 3h sáng, đang ngủ, có một bọn người xấu (hình như đánh thuốc mê) cho cụ ngủ say, rồi khuân hết đồ bán hàng của cụ đi. Cái gì không lấy được chúng vứt bừa bãi, lăn lóc ra giữa đường. Thế là tỉnh giấc, cụ ngồi khóc quá trời. Nhiều người đi ngang qua, biết chuyện mỗi người cho cụ ít tiền làm vốn, tiếp tục bán hàng.
Biết mình buôn bán trên vỉa hè là vi phạm nhưng cụ không còn cách nào khác hơn để mưu sinh, nuôi 5 đứa cháu đi học. Cụ Năm cho biết: "Chính quyền biết hoàn cảnh của tôi nên họ rất thông cảm. Họ để cho tôi bán chứ không đuổi, thậm chí còn hỗ trợ cho thẻ bảo hiểm y tế để tôi chữa bệnh khi trái gió trở trời hay ốm đau...
Hơn nữa, những người xung quanh đây cũng thương tôi lắm. Thế nên việc tắm rửa, sinh hoạt tôi đều ra vào hai tòa nhà lớn nói trên. Có nhiều người cảm động, đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi nhiều thứ. Người thì mua cơm, người thì cho quần áo, người lại cho năm ba đồng.
Riêng mấy chú bảo vệ tốt vô cùng, mỗi ngày các chú ấy đều giúp tôi dọn hàng ra, dọn hàng vào. Các chú ấy còn đùa, con giúp ngoại thế, mai mốt ngoại chết, ngoại phù hộ cho con nhiều nhất nhé. "
Câu chuyện làm cụ Năm nhớ và cảm động cho đến bây giờ là vào ngày mồng 1 Tết năm trước, một cán bộ đang công tác ở Sở Công an đến và cho cụ một trái sầu riêng, 1 trái khổ qua, một cục thịt, 1 hột vịt và bao lì xì 400 ngàn đồng. Cụ thắc mắc: "Sao chú lại cho tôi". Chú cán bộ trả lời: "Sau khi cúng xong, ba con nói mang đến cho cụ". Cụ lại hỏi: "Mồng 1, nhất là mồng 1 Tết, không kiêng cử gì à?" Chú cán bộ cười, rồi chúc mừng năm mới cụ và về nhà.
Theo cụ Năm, bán hàng mỗi ngày cụ kiếm được hơn trăm ngàn. Tất cả số tiền ấy, cụ dùng vào việc nuôi các cháu ăn học. Cùng với đứa cháu ngoại, cụ còn vài đứa cháu nội - con của con trai cụ mất để lại. Một đứa hiện đang học lớp 9 và một đứa đang học lớp 6...
Hôm qua, chúng nó mới ghé đây thăm cụ, thương quá, cụ ôm cháu vào lòng, nói: "Bà thương các cháu quá. Không biết bà còn sống được bao lâu nữa để mà lo cho các cháu." Nói đến đây, nước mắt cụ Năm lại chảy xuống gò má.
Cụ sống một cuộc sống khắc khổ, ước mong giản dị nhưng không giống người khác. Cụ mong có sức khỏe để kiếm thêm đồng tiền, cùng con gái nuôi các cháu ăn học, trưởng thành. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, mấy đứa cháu của cụ rất ngoan, thương bà mà lại học giỏi. Chính vì thế, có người tốt bụng, muốn đưa cụ về chăm sóc, nuôi dưỡng, nhưng cụ cảm ơn mà không theo. Cụ Năm tâm sự: "Tôi cảm ơn cô chú ấy nhưng tôi đi với cô chú ấy, sướng thân tôi, mấy đứa cháu ai lo?"
Rất cần lòng trắc ẩn từ các nhà hảo tâmChia tay cụ Năm trong khi trời đang mưa, nhưng chúng tôi thấy nóng trong lòng. Chúng tôi mong cụ có sức khỏe, sống lâu hơn để có thể lo cho các cháu, để cụ toại nguyện với suy nghĩ của mình. Chúng tôi hy vọng, thông qua bài viết này, những người hảo tâm, chính quyền đại phương hãy giúp cụ Năm chăm sóc các cháu. Những tấm lòng hảo tâm xin gửi trực tiếp về cho cụ hoặc báo Người đưa tin. Chúng tôi sẽ là cầu nối để bạn đọc chia sẻ cho những mảnh đời khó khăn. Theo NDT
Thịt động vật vẫn được bán sau 8 giờ giết mổ Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Diệp Kỉnh Tần chiều 30.8 đã ký Quyết định 2090 về việc ngưng thực hiện Thông tư 33 liên quan đến quy định thịt và phụ phẩm bảo quản ở nhiệt độ thường chỉ được bày bán trong vòng 8 giờ. Thịt heo có thể bán sau 8 giờ kể từ khi giết mổ - Ảnh: Trung Hiếu Theo...