4 năm trước, ông Obama mời ông Trump đến Nhà Trắng, giờ thì sao?
Ngày 10.11.2016, cách đây 4 năm, Tổng thống Mỹ khi đó là Barack Obama đã mời ông Trump đến Nhà Trắng, với tư cách là Tổng thống đắc cử.
Ông Obama từng mời ông Trump đến Nhà Trắng.
Nhưng cho đến nay, ông Trump chưa làm điều tương tự với Tổng thống đắc cử Joe Biden, theo CNN.
Cuộc gặp trực tiếp giữa tổng thống đương nhiệm và tổng thống đắc cử là một truyền thống trong lịch sử Mỹ, dấu hiệu cho thấy một cuộc chuyển giao quyền lực suôn sẻ.
Nhưng đội ngũ phóng viên CNN cho biết, Nhà Trắng đã gửi thông điệp khẳng định, ông Trump không có kế hoạch mời ông Biden đến Nhà Trắng trong thời gian tới. Ông Trump vẫn từ chối nhận thua và chưa công nhận kết quả bầu cử.
Điều đó có nghĩa là ông Biden chưa thể bắt đầu quá trình chuyển giao quyền lực, được tiếp cận thông tin tình báo cập nhật hàng ngày và các khoản ngân sách phục vụ chính quyền mới.
Tình cảnh năm nay khác hẳn với 4 năm trước, theo CNN. Năm 2016, ông Obama gặp ông Trump ở Nhà Trắng trong 90 phút. Ông Obama chúc ông Trump sẽ thành công và ủng hộ chuyển giao quyền lực suôn sẻ.
Video đang HOT
Ông Biden với tư cách là Phó Tổng thống Mỹ, từng gặp Phó Tổng thống đắc cử Mike Pence.
Ông Trump khi đó nói ông Obama là “một người đàn ông tốt” và nói rằng sẽ chú ý đến những lời khuyên của ông Obama.
Cùng ngày, ông Biden khi đó là Phó Tổng thống, cũng đã có cuộc gặp với Phó Tổng thống đắc cử Mike Pence, tại văn phòng của Phó Tổng thống.
Ông Biden khi đó viết trên mạng xã hội Twitter, rằng cuộc gặp với ông Pence là để “ủng hộ một cuộc chuyển giao quyền lực suôn sẻ”.
Ông Biden và ông Pence còn gặp nhau một lần nữa vào ngày 16.11.2016, giành 2 giờ trò chuyện cùng hai phu nhân, Jill Biden và Karen Pence. Ông Biden còn nói rằng mình luôn sẵn sàng hỗ trợ ông Pence, 24/7.
Vài tháng sau khi ông Pence nhậm chức, ông Biden vẫn gửi lời khuyên trong các vấn đề đối ngoại. Lần cuối hai người liên lạc là vào mùa hè năm 2017, đội ngũ của ông Biden tiết lộ.
Năm nay, ông Biden đối diện với khó khăn lớn hơn nhiều so với cách đây 4 năm, thậm chí có thể phải đối diện với một cuộc chiến pháp lý tại tòa, khi ông Trump không nhận thua.
Melania Trump chưa liên hệ với Jill Biden
Đệ nhất phu nhân Mỹ chưa liên hệ với đệ nhất phu nhân đắc cử Jill Biden, khi ông Trump không chấp nhận kết quả bầu cử.
Vào ngày này 4 năm trước, sau khi chồng được truyền thông Mỹ "xướng tên" là Tổng thống đắc cử, Melania Trump đã tới dùng trà tại Nhà Trắng và tham quan chỗ ở, theo lời mời của đệ nhất phu nhân Mỹ lúc bấy giờ là Michelle Obama. Đây được coi là một truyền thống giữa các đệ nhất phu nhân Mỹ trong thời kỳ chuyển giao.
Melania Trump (trái) và Michelle Obama dùng trà tại Nhà Trắng ngày 10/11/2016. Ảnh: Nhà Trắng .
Nhưng năm nay, đã 4 ngày trôi qua kể từ khi Joe Biden được truyền thông xác định là người chiến thắng cuộc bầu cử, Cánh Đông Nhà Trắng của Đệ nhất phu nhân Melania Trump chưa có bất kỳ động tĩnh chuyển giao nào. Bà cũng chưa mời Jill Biden, phu nhân của Tổng thống đắc cử, tới thăm Nhà Trắng theo thông lệ.
Thay vào đó, một nguồn tin cho hay lịch trình hàng ngày của Melania Trump rất ít thay đổi, đa số vẫn tập trung vào các cuộc họp hàng ngày tại văn phòng đệ nhất phu nhân và kế hoạch đi nghỉ sắp tới.
"Mọi việc ở Cánh Đông vẫn như bình thường", nguồn tin cho hay.
Đệ nhất phu nhân Mỹ sau khi bỏ phiếu xong tại Palm Beach, Florida, hôm 3/11. Ảnh: AFP.
Anita McBride, người từng là chánh văn phòng đệ nhất phu nhân Laura Bush, nhận định khi Tổng thống Mỹ Donald Trump còn chưa chấp nhận kết quả bầu cử, không thể mong đợi vợ ông bắt đầu quá trình chuyển giao.
"Thời điểm này rất phức tạp. Việc bà ấy liên hệ trước khi chồng nhượng bộ có thể được coi là đi ngược lại hoàn toàn với những gì Tổng thống và chính quyền đang làm", McBride nói.
Nguồn tin thân cận với Melania Trump cho hay khi Tổng thống chấp nhận thua cuộc, Đệ nhất phu nhân sẽ tuân thủ mọi quy trình.
Tuy nhiên, với mỗi ngày trôi qua, công việc chuẩn bị Nhà Trắng cho một gia đình mới chuyển vào và gia đình hiện tại chuyển ra sẽ trở nên khó khăn hơn.
"Quá trình chuyển nhà sẽ là một nhiệm vụ khó khăn, dù ông Biden rất quen thuộc với Nhà Trắng và rất có năng lực", Capricia Penavic Marshall, người từng là trợ lý đặc biệt của Hillary Clinton khi bà là đệ nhất phu nhân, sau đó là thư ký xã hội của Nhà Trắng, nói.
Marshal đã làm việc cùng chính quyền Clinton và nhớ rõ tầm quan trọng của việc tuân thủ một lịch trình chặt chẽ trong những ngày sau bầu cử tới khi nhậm chức.
"Bình thường thì Cánh Đông đã phải bàn bạc, ghi chú lại những việc cần làm với đội ngũ của đệ nhất phu nhân đắc cử, để thỏa thuận về ngày tháng và lịch trình cũng như những việc cần làm", bà nói. "Việc gì cũng có mốc, những gì xảy ra bây giờ chỉ làm rối loạn nó".
Trong danh sách những việc cần làm còn có dọn dẹp, thuê xe chở đồ, đo đạc ga giường, mành rèm. Ngày nhậm chức là một sự kiện sít sao từng phút, đưa một gia đình chuyển đi và đón một gia đình mới chuyển vào, dự trữ đồ ăn trong tủ lạnh, dỡ quần áo của tân đệ nhất phu nhân bỏ vào phòng thay đồ.
McBride là một thành viên trong đội nhân viên của bà Bush, những người buộc phải đợi tới khi kết quả cuộc bầu cử giữa George W. Bush và Al Gore được quyết định bởi Tòa án Tối cao năm 2000.
"Chúng tôi chỉ có thể bắt đầu quá trình chuyển nhà tới Nhà Trắng sau ngày 13/12", McBride nói. "Công việc vẫn trôi chảy nhưng bận tối tăm mặt mũi".
'Đệ nhất ái nữ' nhà Biden Gia đình Biden đã được chú ý trong nhiều thập kỷ, tuy nhiên, con gái ông, người sẽ trở thành đệ nhất ái nữ Mỹ, lại sống rất lặng lẽ. Ashley Biden, 39 tuổi, là con gái duy nhất của Joe và Jill Biden. Hai anh của Ashley, Beau và Hunter, là con của Biden với người vợ đầu Neilia, họ còn có...