4 món từ ốc, tôm cực dễ làm mà ngon không tưởng
Dưới đây là gợi ý 4 món từ ốc, tôm cực dễ làm mà ngon không tưởng. Vị chua cay mặn ngọt kết hợp tê đầu lưỡi khiến cả nhà tấm tắc khen mẹ nấu ngon.
Ốc bươu hấp sả ớt
Ốc bươu hấp sả ớt (Nguồn: Nấu ăn là chuyện nhỏ)
Nguyên liệu
Ốc bươu: 1 kg, chọn ốc bươu đảm bảo tươi ngon, con đều nhau.
Sả: 100g.
Lá chanh: 1 nắm.
Ớt sừng đỏ: 10 trái.
Tỏi: 1 củ.
Gừng: 100gr.
Chanh tươi: 1 trái.
Rau sống ăn kèm: 2 trái chuối chát, 2 trái khế chua, 1 trái dưa leo, 100g rau thơm.
Gia vị: đường, muối, nước mắm, ớt bột.
Cách làm
Ớt sừng: rửa sạch, 3 trái băm nhỏ, 4 trái thái lát, 3 trái để nguyên.
Ốc bươu: Cho vào thau nước ngâm cùng với phần ớt băm nhỏ cùng 1 cây dao sắt trong 2- 3 tiếng đồng hồ để ốc nhả hết bẩn, có thể ngâm lâu hơn thì ốc bươu càng sạch, rửa sạch nhiều lần với nước đến khi thấy nước rửa ốc sạch, trong là được, cho ra rổ, để ráo.
Sả: rửa sạch, băm nhỏ, đập dập, cắt khúc 3cm.
Lá chanh: rửa sạch từng lá, lựa khoảng 5-6 lá hơi non, thái chỉ, phần còn lại để nguyên.
Gừng: Gọt vỏ, rửa sạch, 2/3 giã dập, 1/3 để nguyên.
Tỏi: Lột vỏ, rửa sạch.
Chanh tươi: Lấy nước cốt.
Video đang HOT
Các loại rau sống ăn kèm như chuối chát: Gọt vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng ngâm với nước cốt của trái chanh. Dưa leo: Rửa sạch, chà kỹ mủ 2 đầu, thái lát. Khế chua: rửa sạch, gọt hết phần viền, thái lát. Rau thơm: Nhặt và rửa sạch, để ráo.
Thực hiện
Cho ốc đã được rửa sạch vào nồi hấp sơ cùng 1 thìa muối và phần gừng giã dập, vài lá chanh vò nát để ốc đảm bảo sạch, không bị tanh và thơm ngon hơn khi chế biến món ốc bươu hấp sả ớt nhé, để nồi ốc sôi khoảng 2 phút bạn tắt bếp, vớt ốc ra rổ.
Tiếp đó, sử dụng 1 nồi khác, nếu có nồi đất thì càng tốt, lót vào bên dưới phần sả đập dập, vài lá chanh rồi cho ốc đã hấp sơ vào, bên trên cho ớt thái lát, sả băm nhỏ, phần lá chanh còn lại cùng 1 thìa hạt nêm rồi hấp chín ốc. Khi chín, ốc sẽ dậy mùi thơm rất đặc trưng, nếu muốn giữ độ nóng của món ốc bươu hấp sả ớt trong suốt quá trình ăn, bạn có thể cho nồi ốc vào bếp gas mini, bếp cồn, vặn lửa nhỏ liu riu.
Làm nước mắm gừng ăn kèm món ốc bươu hấp sả ớt:
Cho tỏi, gừng, 3 trái ớt sừng đỏ cùng 1,5 thìa đường vào cối, giã thật nhỏ nhuyễn, cho hỗn hợp ra bát rồi trộn với 4 thìa nước mắm, 3 thìa nước đun sôi, 1 thìa nước cốt chanh, khuấy đều, nêm nếm lại sao cho vừa miệng, cho phần lá chanh thái chỉ vào.
Ốc bươu trộn kiểu Thái
Ốc bươu trộn kiểu Thái
Nguyên liệu
Ốc bươu 500 gr (Thịt ốc bươu)
Sả 5 cây
Lá chanh 10 gr
Chanh 1 trái
Hành tím 20 gr
Ớt 2 trái
Ớt bột 1 muỗng canh
Tiêu 1/2 muỗng cà phê
Nước mắm 3 muỗng canh
Đường trắng 1 1/2 muỗng canh
Hành lá 3 gr
Cách làm
Sả, hành tím, ớt trái cắt thành lát mỏng, lá chanh cắt sợi, chanh cắt miếng. Sơ chế thịt ốc: rửa sạch dưới vòi nước nhiều lần. Đập dập sả cây, lá chanh cho nước vào đun sôi, bỏ thịt ốc vào luộc vừa chín tới, không luộc quá chín sẽ làm thịt ốc dai, mùi sả và lá chanh làm thịt ốc thơm hơn.
Cho đường, nước mắm, tiêu, ớt bột, ớt trái, quấy cho tan đường.Trong một cái tô lớn, cho ốc, sả, hành tím, lá chanh, vắt chanh, hỗn hợp nước mắm vào.
Tôm hấp Thái (Nguồn: Học nấu ăn mỗi ngày)
Nguyên liệu:
Tôm to 10 con
Miến 1 gói
Sả 1 củ, thái lát nhỏ
Rau mùi thái nhỏ
Tỏi 1 nhánh, dầu hào 2 thìa
Xì dầu 2 thìa, đường thìa
Muối tiêu thìa
1 thìa rượu
Cách làm:
Cho tỏi, hạt tiêu và rau mùi vào cối. Giã nhỏ nhuyễn. Lấy một cái bát, trộn dầu hào, đường, xì dầu, muối tiêu, 1 chén nước và chỗ tỏi đã giã nhuyễn.
Trộn đều thành nước sốt. Đặt nồi lên bếp, cho dầu ăn vào, tiếp đến cho chỗ sả thái nhỏ xuống dưới cùng. Miến ngâm nước mềm, sau đó cho một nửa chỗ miến lên trên sả.
Phần tôm: Tưới chỗ nước sốt vừa trộn vào.
Tiếp tục làm một lớp nữa như thế: sả, miến, tôm, nước sốt.
Đậy vung nồi, đun lửa nhỏ, hấp trong 20 phút. Chú ý kiểm tra thường xuyên để không bị cháy đáy nồi, có thể thêm một chút nước nếu bị khô quá. Cho 1 thìa rượu và rau mùi thái nhỏ lên trên, đậy vung nồi đun tiếp trong 1 phút. Kiểm tra để chắc chắn tôm đã chín rồi tắt bếp. Cho ra đĩa ăn nóng.
Tôm rang muối giòn ngon là món ăn nên thử làm với các bà nội trợ trong mùa dịch Covid-19 này.
Nguyên liệu:
500gr tôm sú
Sả, gừng
Gạo tẻ, gạo nếp, đỗ xanh (đã xát vỏ), muối hạt
Bột chiên khô
Cách làm
Tôm mua về rút chỉ đen sống lưng, cắt râu, để nguyên vỏ, xát muối cho sạch rồi xả lại bằng nước lạnh. Sả, gừng rửa sạch, thái sợi dài.
Gạo, đỗ xanh, muối hạt đem rửa sạch, để ráo rồi cho lên nồi rang chín vàng. Sau khi rang, đem xay thành bột mịn và trộn đều.
Cho tôm vào chiên với gừng, sả rồi cho hỗn hợp bột muối vào đảo đều tay trong khoảng 5 – 10 phút cho muối bám đều vào vỏ tôm. Cho tôm ra đĩa, thưởng thức khi còn nóng.
Thư Kỳ
Bánh tráng trộn Tây Ninh
Tây Ninh là một tỉnh ở Đông Nam Bộ nước ta, nằm ở vị trí cầu nối giữa thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pênh, Vương quốc Campuchia và là một trong những tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Nhắc tới Tây Ninh, những người đam mê ẩm thực đều biết tới những món ngon như muối ớt, bánh canh và thịt cuốn bánh tráng phơi sương... Bài viết này giới thiệu với bạn đọc đặc sản bánh tráng trộn Tây Ninh.
Bánh tráng trộn là một món ăn xuất phát từ Tây Ninh. Đây là món ăn vặt không giống với bất kì món nào và cách làm của từng nơi cũng khác nhau, có những nét riêng của từng vùng. Mới đầu, người Tây Ninh tận dụng những mẩu vụn được cắt ra từ những lò bánh tráng máy, trộn đều với chút dầu, hành phi, muối ớt và bột tôm để ăn trong gia đình.
Dần dần, món ăn này trở nên quen thuộc với người địa phương và chẳng mấy chốc phổ biến ở nhiều nơi. Hiện nay, bánh tráng trộn được bán rong trên khắp các vỉa hè ở thành phố Hồ Chí Minh và trở thành món quà vặt không thể thiếu của học sinh, sinh viên ở đây.
Nguyên liệu chính là bánh tráng phơi sương, có nguồn gốc từ Trảng Bàng - Tây Ninh. Người bán xắt nhỏ bánh tráng, trộn chung với các nguyên liệu bò khô, tôm khô, trứng cút, xoài, rau răm, sa tế, muối tôm và một ít quất. Nếu khách hàng muốn ăn chua thì có thể cho nhiều quất hoặc nước me. Bánh tráng trộn không nên để lâu vì như vậy bánh sẽ mềm, không ngon. Ngoài ra, bạn cũng có thể dễ dàng chế biến món ăn này cho gia đình một cách hợp vệ sinh và tùy ý thích.
Cái hay là bánh tráng sau khi trộn thì bánh mềm nhưng vẫn dai. Ăn một miếng bánh cảm nhận được vị ngọt ngọt chua chua, mùi thơm và dai của bò khô, vị bùi của lạc rang, lại thêm trứng cút vừa béo vừa thơm. Người ăn còn cảm nhận được cái ngon độc đáo của bánh tráng trộn nhờ vào một chút ớt cay và rau răm thái nhỏ.
Món bánh tráng trộn hẳn không còn xa lạ đối với người dân miền Nam nhất là Sài Gòn. Món quà vặt trên đường phố Sài Gòn này không những rẻ mà lại có vị lạ, ngon đến khó quên, là một trong những món ăn vặt được yêu thích nhất của các bạn trẻ. Bánh tráng trộn Tây Ninh cũng đã xuất hiện ở Hà Nội, đầu dốc Ngọc Hà đoạn từ Hoàng Hoa Thám. Một phần bánh tráng trộn ở đây khá đầy đủ gồm bánh tráng cắt nhỏ trộn với thịt bò khô, xoài thái sợi, trứng chim cút, hành phi và phồng tôm. Ai chưa ăn bao giờ thì có thể sẽ không quen vị chua chua mặn mặn xen lẫn vị ngọt của đồ ăn miền Nam, nhưng nếu cố gắng thưởng thức hết bát bánh tráng trộn thì bạn sẽ phải thích mê món bánh tráng dai dai đủ vị chua cay mặn ngọt.
Với giá bình dân, vị chua cay mặn ngọt, hiện nay bánh tráng trộn được bán rong và trở thành món quà vặt phổ biến của học sinh, sinh viên. Hình ảnh các cô cậu học trò trên tay cầm bịch bánh tráng trộn, vừa ăn vừa nói chuyện, cười đùa là cảnh đã trở nên quen thuộc ở trước các cổng trường...
Vũ Thị Phương Ly
Cách làm gỏi dưa leo tai heo đơn giản Gỏi dưa leo tai heo với vị chua cay mặn ngọt đã hấp dẫn bao người. Công thức làm món gỏi dưa leo tai heo này không hề phức tạp mà mang lại hương vị rất lạ. Nguyên liệu làm gỏi dưa leo tai heo: - 3 cái tai heo - 2 trái dưa leo - Rau răm thái nhỏ - 1 trái...