4 món cơm đặc sản Việt Nam ai cũng nên ăn thử 1 lần: Không quá cao sang nhưng chứa đựng trọn vẹn văn hoá ẩm thực nước nhà
Bạn đã từng thử qua món cơm ngon “đỉnh của chóp” nào dưới đây chưa? Ẩm thực Việt Nam phải nói là vô cùng đa dạng, món nào cũng được bày trí bắt mắt, chế biến tỉ mỉ, công phu.
Bên cạnh các món nước như bún, phở, miến,… thì các món cơm cũng được nhiều người ưa chuộng vì được biến tấu với nhiều phiên bản, mỗi phiên bản đại diện cho 1 vùng miền với hương vị và cách chế biến hoàn toàn khác nhau, ăn lại chắc bụng, no lâu. Những món cơm đặc sản Việt Nam sau đây tuy không quá cao sang nhưng lại chứa đựng gần như trọn vẹn văn hóa ẩm thực của nước nhà, bạn nhớ phải thử qua hết nhé!
Cơm lam – nét văn hoá ẩm thực có 1-0-2 của núi rừng Tây Bắc
Nhắc đến những món ăn đặc trưng của vùng Tây Bắc thì không thể nào thiếu đi cơm lam. Món ăn này không chỉ thể hiện được nét ẩm thực độc đáo của Tây Bắc mà còn là niềm tự hào của đồng bào các dân tộc tại đây. Sở dĩ gọi là cơm lam vì món này được nấu bằng cách “nướng” gạo trong ống tre, nứa, và chữ “lam” nghĩa là “nướng” của người dân tộc Thái.
Ảnh: @vietnam_discoverer, @vothihongthao
Nguyên liệu được dùng làm cơm lam thường là gạo nếp trộn cùng với nước cốt dừa, dừa nạo, vừng,… Khác với các món cơm sử dụng gạo tẻ thông thường, cơm lam lại được nấu từ gạo nếp nương của người đồng bào trồng. Để tạo ra những hạt cơm lam có độ dẻo cao và thơm, gạo phải được lựa chọn thật kĩ, hạt to, mẩy, trắng và có mùi thơm nhẹ. Sau đó, người ta sẽ đem ngâm gạo khoảng vài tiếng hoặc qua đêm trong nước lấy từ con suối đầu nguồn cho mềm rồi dồn vào ống tre, dùng lá chuối bịt kín 2 đầu rồi đem nướng trên lửa.
Ảnh: @vietnamesegod, @surigiau11
Khi cơm chín, bạn sẽ ngửi thấy hương thơm ngào ngạt của nếp toả ra từ những ống tre cháy sạm. Lấy ra khỏi bếp, ống cơm lam sẽ được người ta bỏ đi lớp tre cháy bên ngoài, chỉ để lại lớp màng tre mỏng, màu trắng ngà để giữ lấy phần cơm chín dẻo bên trong. Bạn có thể cắt thành từng khúc nhỏ, chấm với muối vừng hoặc ăn kèm với thịt heo, thịt gà nướng, muối é ớt xanh đúng chuẩn núi rừng.
Ảnh: @khai1428
Chính nhờ sự độc đáo từ nguyên liệu đến cách chế biến, món ăn này đã thu hút được cả người Việt Nam lẫn những du khách nước ngoài. Giữa không gian mênh mông của núi rừng, được thưởng thức món ăn mang vị ngọt của gạo và hương thơm của tre nứa, khói củi là 1 trải nghiệm hết sức tuyệt vời.
Cơm hến – đặc sản xứ Huế ăn hoài không chán
Video đang HOT
Không đến Huế thì thôi, chứ đã đến rồi mà chưa ăn cơm hến thì chưa được về. Bởi cơm hến là 1 món đặc sản nổi rần rần của Huế, chứa đựng nhiều sự tỉ mỉ và tinh tế của người dân vùng đất Cố đô. Dù là món đặc sản nhưng nguyên liệu của cơm hến khá đơn giản, chỉ bao gồm cơm trắng để nguội, hến xào, da heo chiên giòn, tóp mỡ với 1 ít rau thơm, khế chua và lạc rang. Nghe thì không thấy có nguyên liệu gì cầu kì, nhưng khi bạn trộn tất cả lên, rưới thêm 1 ít nước hến nóng hổi thì vị ngon ngay lập tức được “level up”.
Ảnh: @ryanfoodaholic
Điểm khác biệt của cơm hến “chuẩn đét” Huế nằm ở phần hến xào và nước hến ăn kèm. Hến sẽ được bắt từ Cồn Hến, chỉ chọn ra những con thịt chắc, ngọt. Khi xào hến, người ta thêm vào măng khô, thịt, miến, khi tất cả nguyên liệu vừa chín tới thì phải tắt bếp ngay. Còn với phần nước hến, người ta sẽ cho vài lát gừng, nêm nếm đến khi vừa ăn. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận rất rõ vị ngọt của hến, vị bùi dẻo của cơm kết hợp cùng các loại rau, đảm bảo ăn hoài không chán luôn.
Ảnh: @mimi.foodiii, @mofoodie97
Cơm gà Hội An – món ăn đáng thử cho “hội cuồng gà” khi đến phố cổ
Nói đến Hội An, người ta sẽ nghĩ ngay đến món cao lầu trứ danh hay bánh mì Phượng “hot hit” khách xếp hàng dài mỗi ngày. Thế nhưng, nơi đây còn 1 món ăn cũng ngon xịn không kém mà bất cứ ai cũng nên thử để cảm nhận vị ngon của đặc sản Quảng Nam, đó là cơm gà Hội An.
Ảnh: @bachuaviahe
Món cơm gà này không hề được làm từ những nguyên liệu hiếm hay đắt đỏ mà chính sự kĩ tính trong khâu chế biến đã khiến món cơm gà trở nên tinh túy hơn. Phần cơm phải chọn loại gạo dẻo và nấu bằng nước luộc gà, nước nghệ và lá dứa. Phần thịt gà được xé nhỏ, bóp thấm với hành tây và gia vị nên khi ăn rất chắc, dai và đậm vị. Ngoài ra, để chống ngấy, người bán sẽ cho thêm nhiều rau thơm, đồ chua và nước sốt ăn kèm.
Ảnh: @luuhaominh, @trangnhimtron
Một đĩa cơm gà Hội An lấy lòng thực khách ngay từ phần nhìn với màu vàng ươm của cơm, vàng nhạt của gà. Bên cạnh đó là chút dẻo của gạo, vị mềm béo của thịt gà hoà quyện với chút chua chua ngọt ngọt của đồ chua. Thế thì trách sao ăn bao nhiêu lần mà vẫn không thấy đủ.
Ảnh: @khanhhuyenh2
Cơm tấm – món trứ danh miền Nam được truyền thông thế giới ca ngợi hết lời
Đã từ lâu, cơm tấm trở thành 1 món đặc sản nổi tiếng của TP.HCM nói riêng và của Việt Nam nói chung. Không chỉ phủ sóng khắp các tỉnh với nhiều phiên bản khác nhau mà món ăn này còn “xuất ngoại” đến nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt hơn, cơm tấm còn được truyền thông quốc tế vinh danh rất nhiều lần và được bạn bè quốc tế đón nhận nồng nhiệt.
Ảnh: @zalinatw, @mysteriousaigon
Điểm khác biệt tạo nên tên tuổi của cơm tấm chính là phần cơm tơi nhuyễn được nấu từ hạt gạo vỡ (hạt tấm). Ăn kèm với miếng sườn nướng to đùng, thấm đều gia vị, nướng cháy xèo xèo trên bếp than. Ngoài ra, cơm tấm cũng còn 1 loạt topping hấp dẫn khác, nào là trứng ốp la, bì, chả hấp, dưa leo, cà chua, đồ chua, mỡ hành. Cuối cùng, chỉ việc chan thêm tí nước mắm tỏi ớt là hương vị sẽ “bùng nổ” trong khoang miệng. Chỉ bấy nhiêu thôi, không cần cầu kì nhưng cơm tấm là món mà nhiều người có thể ăn liền tù tì cả tuần vẫn không thấy ngán.
Ảnh: @9493.corner, @hetagram_._, @maryderoux
Đặc biệt hơn, ngoài cơm tấm TP.HCM thì cơm tấm Long Xuyên cũng mang nhiều nét riêng biệt. Hạt cơm của cơm tấm Long Xuyên nhỏ hơn cơm tấm bình thường, trứng thường dùng là trứng kho chứ không phải trứng chiên. Những thành phần như sườn nướng, chả, trứng, dưa leo, cà chua cũng được cắt nhỏ ra khi bán. Quan trọng nhất là nước mắm ăn kèm phải thắng cho thật kẹo, thiên về vị ngọt hơn 1 chút. Khi ăn, tất cả sẽ hoà quyện tạo nên 1 hương vị không đụng hàng với bất kì nơi đâu.
Ảnh: @hutaxuta.foodie
Mặc dù hiện tại, đã có rất nhiều món cơm lạ lẫm hơn, được trang trí bắt mắt hơn ra đời nhưng cơm lam, cơm hến, cơm gà Hội An và cơm tấm vẫn là những cái tên quen thuộc, có chỗ đứng nhất định trong lòng người Việt và được lòng cả du khách nước ngoài.
Món ngon từ gạo Việt
Gạo Việt với màu trắng trong, vị ngọt tự nhiên đã tạo nên các món cơm ngon mà trở thành đặc sản của từng vùng miền trải dọc nước Việt Nam.
Khi đến với từng vùng miền, đừng quên thưởng thức các món cơm dân tộc mà dân dã này nhé các bạn.
Cơm lam
Cơm lam không chỉ là món ăn quen thuộc mà còn có giá trị tâm linh của những người dân vùng cao. Món cơm mang đậm hương vị rừng xanh, được chế biến rất công phu và tỉ mỉ. Nó là món ăn có sự kết hợp cũng như hòa quyện âm dương hoàn hảo: gạo được đựng trong ống tre (mộc), nấu với nước đọng trong ống tre hay nước suối trong (thủy), đun với lửa nhỏ (hỏa) trên mặt đất (thổ). Cơm lam thơm nức mùi gạo hòa quyện vào mùi ống tre nướng, có vị ngọt và dẻo, thường ăn cùng với muối vừng hoặc muối lạc.
Xôi ngũ sắc
Khi nói đến xôi ngũ sắc, người ta thường nghĩ ngay đến dân tộc Tày. Người Tày trồng rất nhiều gạo nếp, do đó, món ăn chính chủ yếu của họ là xôi. Món xôi ngũ sắc thường được nấu vào các dịp lễ hội và mang đậm nét đặc sắc của người Tày.
Xôi mang hoàn toàn hương vị của thiên nhiên với các loại cỏ ngâm lẫn với gạo nếp và được chế biến rất công phu: cỏ khảu cắm, cỏ khảu đen, hản mẩu, gừng và nghệ. Xôi có 5 màu, được gói bằng lá rừng, mang hương vị thơm ngon và dẻo ngọt của hạt gạo.
Cơm nị
Cơm nị là món cơm truyền thống của người Chăm. Món cơm nị có màu vàng của bột nghệ, mùi thơm của cà ri, vị đặc trưng của lá tía tô và vị ngọt của tôm mực. Người chăm hay ăn cơm nị kèm với cà púa, được chế biến từ thịt bò, cà ri, hành ớt muối, nước cốt dừa... theo phong cách Chăm.
Cơm nị - cà púa mang vị ngọt béo của sữa, bùi bùi của đậu phộng, vị ngọt của thịt bò, nho khô, cay nồng của ớt hòa trộn vào nhau.
Cơm tấm
Cơm tấm là món ăn bình dị của người miền Nam. Đĩa cơm tấm ngon là hạt cơm phải khô, tơi khi chín và không thể thiếu được miếng thịt nướng thơm phức, bì, trứng, sườn non, thịt kho ...
Đặc biệt, khi ăn cơm tấm thì không thể thiếu được chén nước mắm chua ngọt hơi cay. Nước mắm được pha với đường, chanh, tỏi đun với nước lạnh sao cho loãng nhưng không mất hoàn toàn vị mặn của nước mắm. Khi chan với cơm, nước mắm phải thấm đẫm vào từng hạt cơm thì mới tạo nên vị của món cơm tấm này.
Món ăn Việt Nam có những đặc trưng riêng nổi bật nào? Ẩm thực Việt Nam luôn khiến bất kì thực khách nào phải thốt lên trầm trồ bởi độ đa dạng trong các món ăn Việt Nam, những tầng hương vị tinh tế mà dân dã. Tham khảo bài viết để cái nhìn sâu sắc hơn về đặc trưng ẩm thực và các món ăn Việt Nam bạn nhé! 1. Ẩm thực Việt Nam...