4 món bún đặc sản của các vùng ở Sài Gòn
Món bún đã có mặt khắp nơi trong đời sống của người dân Nam bộ, gắn liền với tên gọi từng địa danh.
1. Bún mắm Cần Thơ
Bún mắm có nước lèo từ cá linh, cá sặc đồng có mùi vị đặc biệt và lấy chất ngọt từ con cá lóc hay xương lợn… Ngoài ra, món ăn còn có sả băm nhuyễn, nấm rơm, cà tím cắt khúc vừa ăn tăng thêm chất lượng thơm ngon, đậm đà của nồi nước lèo. Món kèm cá hấp, lát thịt ba rọi (hay lợn quay), tôm, mực, cà tím, chả nhồi ớt đỏ bên trên, kèm theo rau thơm, hoa chuối thái mỏng, giá, rau muống bàu, hoa súng, và rau đắng… Đặc biệt, món ăn sẽ thêm phần thú vị khi có chén nước mắm me, ớt tươi thái mỏng và vắt thêm một miếng chanh cho có vị chua chua để tô bún thêm thơm ngon và thú vị hơn.
Để thưởng thức một tô bún thơm phức mùi mắm, mang đậm nét hương đồng gió nội từ miệt sông nước miền Tây, bạn có thể ghé đến quán Vy tại số 190/19, Sư Vạn Hạnh, quận 5, TP HCM
Ẩm thực Kiên Giang đa dạng nhiều đồ ăn ngon, trong đó phải kể đến bún cá. Món này ngoài nước lèo thơm ngon, đậm đà thì không thể thiếu cá lóc hấp, tôm rim, gạch tôm… cùng với rau muống, thân chuối thái mỏng, giá, rau thơm, rau răm. Đặc biệt, bún cá chỉ ăn với nước mắm trong, cùng một ít ớt tươi, tạo nên một món chấm mang đậm hương vị đất phương Nam. Món được bán trong một con hẻm trên đường Vườn Chuối, quận 3, TP HCM.
3. Bún cá Châu Đốc
Nếu như tô bún cá Kiên Giang ngoài thịt cá lóc còn có tôm rim, gạch tôm, thì tô bún cá Châu Đốc lại được ăn kèm thêm vài miếng chả cá thác lác chiên vừa dai vừa béo. Trong nước lèo của món bún cá Châu Đốc còn có thêm ngải bún và cách chế biến cũng mang nét rất riêng. Chính vị ngọt thanh tự nhiên và thơm lừng đượm mùi dân dã của nước lèo, pha lẫn cái vị ngọt tươi của thịt cá lóc và độ dai, béo của chả cá thác lác… đã tạo nên hương vị đặc trưng riêng cho món ăn này.
Bạn có thể ghé số 3 đường Hồng Hà, quận Tân Bình, TP HCM để thưởng thức món ăn này.
Video đang HOT
Trong quá trình giao thoa văn hóa giữa các dân tộc Việt, Hoa và Khmer, bún nước lèo trở thành món ăn không chỉ của riêng người dân Sóc Trăng, mà còn là món ăn phổ biến của các dân tộc miền Nam. Bún nước lèo còn được ăn kèm chung với một số loại thực phẩm khác như thịt lợn quay, cá, thịt, tôm tươi và các loại rau… Đặc biệt, chính nước chấm được nấu từ me, nước mắm ngon, hòa cùng đường tạo nên hỗn hợp nước chấm ngon và hấp dẫn.
Vị mằn mặn thơm phức của mắm, thơm giòn của thịt quay, ngọt dai của tôm tươi, thêm vài miếng cá lóc phi lê mềm tan, mùi thơm đặc trưng của ngải bún hòa quyện trong bát nước lèo trong veo đã làm nên một món ăn đậm chất Tây Nam bộ. Ở Sài Gòn, bạn có thể ghé ngay lòng chợ Bàn Cờ, quận 3 để tìm đến và thưởng thức món ăn ngon này.
Thư Kỳ
Theo ngôi sao
Món bún cá ngon xứ Châu Đốc
Mùi thơm lừng của sả và ngải bún tỏa ra từ nồi nước lèo nóng hổi cùng vị ngọt tươi của thịt cá lóc, và độ dai, béo của chả cá thác lác... tạo thêm vị đậm đà cho món ăn.
Vị ngọt thanh tự nhiên và thơm lừng đượm mùi dân dã của nước lèo, pha lẫn cái vị ngọt tươi của thịt cá lóc, và độ dai, béo của chả cá thác lác.
Mảnh đất phương Nam đa dạng những món ăn ngon từ bún, và món ăn này đã có mặt khắp nơi trong đời sống của người dân Nam bộ, gắn liền với tên gọi từng địa danh: nào là bún cá Kiên Giang, bún nước lèo Sóc Trăng, bún mắm Cần Thơ... và bún cá Châu Đốc (hay còn gọi bún nước lèo) cũng nằm trong số món bún ngon đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng thực khách.
Bún cá ngày càng phong phú và ở mỗi địa phương. Tuy cùng là những loại bún giống dạng bún nước lèo, nhưng gia vị mỗi loại đều mang một nét rất đặc trưng của từng địa phương. Khác với các loại bún ở những địa phương khác, món bún cá Châu Đốc còn có thêm ngải bún và cách chế biến cũng mang nét rất riêng.
Theo chị Hồng Thắm, chủ một quán bún cá Châu Đốc tại Sài Gòn, trong tiềm thức của đa số người dân Châu Đốc, món bún cá thân thuộc đến mức đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người dân nơi đây.
Vị ngọt tươi từ thịt cá lóc và độ dai, béo của chả cá thác lác.
Chị Hồng cho biết thêm, để có được một nồi bún cá ngon, cần chuẩn bị nguyên liệu cho thật tươi ngon như: cá lóc tươi, nghệ tươi, ngải bún, sả cây, mắm ruốc và cả những loại rau ăn kèm rất phong phú và hấp dẫn.
Cá lóc luộc chín vớt ra để nguội rồi gỡ xương, lấy nạc cá. Lấy nước luộc cá để hầm xương lợn. Đập dập sả cho vào nồi nước hầm, sau đó lọc lấy nước trong. Lọc sạch mắm ruốc, giã nhuyễn nghệ tươi, ngải bún cho vào một chén nước rồi đánh tan, lọc lại lấy nước, bỏ xác.
Phần nạc cá ướp thêm một chút muối, đường, bột ngọt, bột nghệ rồi cho vào chảo xào sơ cho thấm gia vị. Cho tất cả mắm ruốc, nghệ, ngải bún, tỏi và sả băm nhuyễn cùng phần nạc cá đã xào vào nồi nước lèo để nấu sôi lại. Nêm gia vị vừa ăn.
Bún cho vào tô, sau đó rưới nước lèo với cá lên trên sao cho phần nước ngang mặt tô, dùng lúc còn nóng. Nguyên liệu cá lóc đã làm tăng thêm hương vị ẩm thực cho món ăn bình dân miền sông nước. Món này dùng cùng rau ghém như: rau muống bào, hoa chuối, giá, hẹ, rau đắng, rau thơm... Đặt biệt, tô bún cá sẽ tăng thêm độ hấp dẫn hơn khi chấm kèm theo nước mắm nguyên chất, kết hợp cùng ớt tươi và nặn một tí chanh.
Rau sống ăn kèm bún.
Nước mắm chấm cá phải là nước mắm ngon.
Thực khách sẽ nhận ra sự khác biệt giữa bún cá Châu Đốc với bún cá của các vùng lân cận. Nếu như tô bún cá Kiên Giang ngoài thịt cá lóc còn có tôm rim, gạch tôm, thì tô bún cá Châu Đốc lại được ăn kèm thêm vài miếng chả cá thác lác chiên vừa dai vừa béo.
Chính vị ngọt thanh tự nhiên và thơm lừng đượm mùi dân dã của nước lèo, pha lẫn cái vị ngọt tươi của thịt cá lóc, và độ dai, béo của chả cá thác lác... đã tạo nên hương vị đặc trưng riêng cho món ăn này!
Quán bún cá Châu Đốc nằm ngay tại số 3, đường Hồng Hà, quận Tân Bình, TP HCM. Giá mỗi tô bún chỉ 20.000 đồng.
Thư Kỳ
Theo ngôi sao
Hương vị miền Tây trong món bún cá Châu Đốc Mắm ruốc hòa với nước lèo tạo nên hương vị đặc trưng khó trộn lẫn cho món bún cá Châu Đốc. Nhắc đến bún cá, người ta thường nhớ ngay đến món bún cá Châu Đốc trứ danh. Nhắc đến bún cá, người ta thường nhớ ngay đến món bún cá Châu Đốc trứ danh. Chẳng ai biết xuất xứ của món ăn...