4 món ăn gốc Pháp đã được Việt hóa
Bánh mì, bánh flan, trứng ốp la… có nguồn gốc từ Pháp, được người Việt ưa thích.
Những món ăn Pháp có một vị trí rất quan trọng, góp phần làm nên bức tranh ẩm thực Việt Nam đa dạng, phong phú và hấp dẫn.
1. Bò bít tết
Chữ bít tết được phiên âm từ chữ beesteak (tiếng Anh) hay bifteck (tiếng Pháp), được người Pháp mang vào Việt Nam từ thế kỷ 18. Nói đến bò bít tết, người ta thường hình dung ra miếng thịt bò chín mềm với phần thịt bên ngoài cháy cạnh thật thơm ngon nằm trên chiếc đĩa gang hình con bò.
Bò bít tết đã được Việt hóa để phù hợp với khẩu vị của người Việt. Ảnh: Khánh Hòa.
Trước đây, bò bít tết chỉ có mặt trong các nhà hàng, quán ăn sang trọng. Tuy nhiên, không biết từ khi nào, bò bít tết đã cởi bỏ lớp áo khoác sang trọng của mình để trở thành món ăn bình dân, gia nhập vào đội ngũ những món ăn đường phố được ưa thích của người Sài Gòn. Một phần bít tết đầy đủ gồm có thịt bò, khoai tây, patê, trứng ốpla, bánh mì, ăn kèm với tương ớt cùng nước tương.
2. Bánh mì, trứng ốp la, pa tê
Món ăn có nguồn gốc từ ẩm thực Pháp được người Việt khéo léo kết hợp hài hòa hương và vị của 3 thành phần đó tạo nên món ăn hấp dẫn.
Video đang HOT
Có nguồn gốc từ Pháp, nhưng bánh mì lại được thế giới biết đến như là món ăn nhanh nổi tiếng của người Việt. Ảnh: Khánh Hòa.
Không cầu kỳ trong cách chế biến và thưởng thức, pa tê, ốp la được cho vào trong ổ bánh mì cùng ít đồ chua, nước tương hay muối tiêu. Món ăn nhanh gọn, thích hợp với mọi lứa tuổi.
3. Súp
Có nguồn gốc từ Pháp, khi mới vào Việt Nam, món ăn này chỉ được bán trong các nhà hàng ở Sài Gòn. Dần dà, súp được Việt hóa cho phù hợp với khẩu vị và cuộc sống của người dân bản địa. Ngày nay, súp là món ăn rất phổ biến. Bạn có thể dễ dàng thưởng thức món ăn này trên các con đường ở Sài Gòn.
Súp cua, súp gà, súp nấm…luôn là món ăn hấp dẫn với nhiều người. Ảnh: Khánh Hòa.
Súp kết hợp từ nhiều nguyên liệu nên thường được đặt thành các tên gọi khác nhau như súp cua, súp gà, súp nấm, súp cá, súp hải sản…, chế biến theo hai cách là súp đặc và súp loãng. Hương vị thơm ngon, lành tính nên súp làm món điểm tâm, món ăn vặt hay món ăn nhẹ đều thích hợp.
4. Bánh flan
Kể từ khi người Pháp mang vào Việt Nam, món ăn dần thịnh hành tại các đô thị như một món tráng miệng thơm ngon, hấp dẫn. Bánh flan hay còn gọi là caramen (tiếng Pháp: flan và crème caramel) là kết tinh từ hỗn hợp trứng, sữa và đường thắng (nước caramen) và được hấp chín.
Bánh flan được kết hợp thêm cà phê vừa có vị béo ngậy lại thơm hương cà phên ngon miệng. Ảnh:Sanh Võ.
Không chỉ là món ăn bổ dưỡng với trẻ em hay phụ nữ mang thai, bánh flan còn là món ăn vặt được giới trẻ ưa thích. Đây còn là món ăn đường phố không thể thiếu trong danh sách ẩm thực của người Việ
Theo VNE
Mát trời đi ăn bò bít tết Thủ Đức
Quán nằm trong con hẻm nhỏ thu hút khá nhiều thực khách bởi vị bò ngon, mềm và giá cả phải chăng.
Tọa lạc trên đường 18 khu phố Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức nhộn nhịp người đi lại. Nếu di chuyển từ hướng đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, thực khách đi tới cầu Bình Triệu, rẽ phải, chạy xe khoảng 1km nữa sẽ thấy quán. Nếu đi từ đường Kha Vạn Cân, bạn tìm đường 18 nằm bên tay trái, đi tiếp 500m nữa sẽ thấy điểm đến.
Món bò bít tết khá đầy đặn
Bò bít tết là món ăn Tây nhưng được lòng nhiều thực khách người Việt. Bởi ngon, dễ ăn, giàu dinh dưỡng. Thịt bò ở đây được thái miếng dày vừa phải rồi tẩm ướp gia vị kỹ càng, sau đó bỏ trong thố sành nóng cho chín tái, thêm nước sốt cà chua thơm ngon vừa miệng. Trứng ốp la đi kèm cũng được làm chín bởi hơi nóng của thố. Khi ăn, thực khách bỏ thêm tương ớt, xì dầu và muối tiêu cho vừa miệng.
Nước sốt được nêm nếm đặc biệt
Rau ăn kèm tươi ngon
Nhìn sơ thì giống với các món bò bít tết bình dân khác, nhưng điểm độc đáo của quán là ở cách pha chế nước sốt. Sốt đỏ, sánh, quyện vị với bò dai, mềm được người bán nêm nếm hợp miệng nhiều thực khách sành ăn. Ăn kèm bò bít tết là đĩa xà lách xanh mướt, cà chua đỏ au được bà chủ rửa sạch sẽ. Thêm bánh mì giòn rụm được đặt riêng từ lò bánh nên luôn nóng mềm. Giá bò bít tết chỉ 27.000đồng/món.
Hủ tiếu Nam Vang có giá khá mềm
Ngoài món ruột là bò bít tết, quán còn bán thêm hủ tiếu Nam Vang khá ngon, giá khá mềm so với nhiều quán khác là 22.000 đồng/tô. Hủ tiếu Nam Vang có đầy đủ các vị như thịt heo, gan, xương...ăn kèm là đĩa rau sạch đầy đặn.
Trà đá có vị gừng thơm
Một điểm cộng khác là quán có trà đá, khăn giấy miễn phí. Trà ở đây khá ngon, có vị gừng nên uống sáng sẽ ấm bụng. Quán đông nhưng phục vụ khá nhanh, nhân viên thân thiện. Thêm vào đó quán có bán đủ các loại nước ngọt, sữa đậu nành...phục vụ nhu cầu ăn, uống của thực khách.
Tuy vậy, không gian của quán nhỏ, nóng, quạt điện phục vụ không đủ nên khi ăn hơi bức bí vì thời tiết Sài Gòn luôn nóng. Hơn nữa, thỉnh thoảng đầu bếp quán cho gia vị nêm nếm khá thất thường, lúc vị bò nhạt, khi vị bò mặn, không đồng nhất. Bên cạnh đó, vì quán nằm ở lề đường nên chỗ để xe hẹp, khá bất tiện nếu đến quán đông, thực khách phải vừa ăn vừa coi xe vì nhân viên không nhận giữ.
Theo TTVN
[Chế biến]-Bò bít tết Thịt bò mềm, ăn kèm với patê thơm, trứng rán và khoai tây cùng dưa leo, xà lách trộn dầu giấm. Nguyên liệu: - 400g thịt bò mềm còn nguyên miếng lớn - Khoai tây - Patê - Dưa leo, xà lách - Trứng - Giấm, muối, tiêu, bột năng, dầu ăn, đường - Chảo gang chuyên đổ bò bít tết, bạn có...