4 món ăn đặc sản địa phương được giới thiệu tại khách sạn 5 sao
Vừa qua, trong buổi giới thiệu món ăn đặc sản địa phương lần 8, khách sạn Grand Saigon đã cho ra mắt 4 món đến từ các vùng miền: bún rạm Quy Nhơn, đuôi bò hầm sâm ba kích trắng An Giang, bún cá Kiên Giang và mì cá chẽm Rạch Giá.
Các món ăn đặc sản địa phương này gây ấn tượng với du khách nhờ hương vị tươi ngon do được các đầu bếp và đội ngũ nhân viên tỉ mỉ lựa chọn từ khâu nguyên liệu đầu vào. Ngoài ra, các món ăn này cũng được trình bày rất công phu, tạo nên sự độc đáo, thu hút thị giác của du khách.
Bún rạm Quy Nhơn
“Bún rạm”dân dã, bình dị như chính cái tên của nó. Vì sao là rạm mà không phải của đồng hay những loại cua khác? Bởi rạm nhiều gạch, thịt ngọt hơn béo hơn, vỏ lại mềm và rạm có giá trị dinh dưỡng cao. Chính vì thế mà nước dùng nấu từ rạm cho vị ngọt thanh tự nhiên, nêm nếm thêm chút gia vị cho đậm đà, dùng kèm với rau thơm, vắt thêm chút chanh là đã có món bún rạm “nhất phẩm” rồi.
Bấy nhiêu đó thôi, cũng đủ làm say mê lòng người, khiến người ta một khi đã đến vùng đất Bình Định là nhớ mãi, không thể nào quên.
Nổi tiếng với cảnh đẹp, tài nguyên đa dạng, nên ẩm thực Hà Tiên cũng nhờ đó mà được nhiều người biết đến. Chẳng cần nói cũng đoán được “Bún cá Hà Tiên” là món đặc sản với một nơi nhiều biển như Hà Tiên. Nghe thì quen, nhưng món bún này chẳng giống với những món bún ta từng biết, do cách chế biến khá cầu kì và công phu.
Video đang HOT
Để thực hiện món “Bún cá Hà Tiên” trứ danh, cần chuẩn bị các nguyên liệu như: cá rựa, tôm tươi, tôm khô, đậu phộng,.. Nước dùng nấu ra phải trong, ngọt và hương vị phải đậm đà, hòa quyện với nước cốt dừa beo béo và nước mắm chua ngọt, tạo nên cái độc nhất vô nhị của món bún này. Bởi lẽ đó, mà Hà Tiên mới mang cái chất riêng biệt, khiến ai ai cũng không thể rời bước.
Mì cá chẽm Rạch Giá
Đối với một thành phố biển, thì cá là một đặc sản phổ biến nhất và góp phần tạo nên nhiều món ăn đặc sắc. Phải kể đến là món “Bún cá chẽm Rạch Giá”, một món ăn không mấy cầu kì về cách chế biến, nhưng lại mang một hương vị rất đặc trưng. Để có một nồi nước dùng ngon, ta cần hầm xương cá với hành tím, giấm đỏ… trong 30 phút ngọt nước, nêm chút gia vị vừa ăn, cá chẽm phi lê mang chiên hoặc hấp tùy khẩu vị.
Mì trứng được trụng mềm vàng ươm, điểm xuyết màu xanh của lá hẹ, màu trắng của giá, cá chẽm xếp gọn trên mặt, hòa quyện với nước dùng đậm đà nghi ngút khói. Nghe đến đây thôi là đã cảm thấy háo hức muốn đến Rạch Giá một lần.
Đuôi bò tiềm sâm ba kích trắng An Giang
Đến với An Giang bạn không chỉ được tham quan những di tích văn hóa lịch sử hào hùng, cảnh đẹp của thiên nhiên núi rừng hoang sơ và hùng vĩ, mà còn được thưởng thức những món ăn đặc sản dân dã thơm ngon, độc đáo chỉ có riêng ở nơi đây. Đặc biệt, đặc sản nổi tiếng là ba kích trắng hay còn có nhiều tên gọi khác như ba kích thiên, diệp liễu thảo, đan điền âm vũ, dây ruột gà, là một loại cây mọc hoang phân bố nhiều ở vùng đồi núi thấp của miền núi.
Sâm ba kích là loại sâm có tác dụng bồi bổ và tăng cường sức khỏe. Đây là một loại thảo dược chữa bệnh bổ thận, kích thích ăn ngon… Để đưa loại thảo dược này vào món ăn cho phong phú và nhiều chất dinh dưỡng hơn, đầu bếp kết hợp với đuôi bò tiềm với sâm ba kích hầm trong vòng 2 giờ cho nước lèo có vị ngọt thanh và sừn sựt của đuôi bò tăng thêm vị đặc trưng và bổ dưỡng. Món ăn rất hợp dùng kèm với mì trứng và các loại rau sống.
Món ngon nức lòng du khách
Bắt ba khía được xem là nghề truyền thống, gắn bó với người dân Ngọc Hiển bao đời nay. Công việc bắt ba khía khá đặc trưng, chỉ làm về khuya. Trên chiếc vỏ lãi, mỗi người thẳng tiến về những vạt rừng đước nơi trú ngụ của ba khía.
Những dụng cụ khá đơn giản như đèn pin, thùng và bao tay được người dân trang bị đầy đủ để bắt ba khía.
Trong không gian tĩnh lặng của màn đêm, thỉnh thoảng vang lên âm thanh của tiếng côn trùng, người bắt ba khía luồn lách qua những nhánh rừng đước ngập mình trong nước để tìm bắt ba khía.
Ông Bông Văn Muội, ấp Xẻo Mắm, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, cho biết: "Cứ đến trời tối gia đình tôi lại vào rừng lặn lội bắt ba khía. Do làm ban đêm nên rất cực, vừa phải thức khuya vừa bị muỗi cắn. Nhưng bù lại, mỗi chuyến có thể bắt được cả chục ký ba khía tươi, bán từ 55.000-60.000 đồng/kg.
Mỗi đêm, với nghề bắt ba khía đã mang lại nguồn thu nhập cho mỗi lao động từ 200.000-300.000 đồng/ngày.
Chị Nguyễn Kiều Duyên, ấp Xẻo Mắm, xã Tân Ân, cho biết: "Nhờ có nghề bắt ba khía mà gia đình tôi có thêm thu nhập, mỗi đêm kiếm được vài trăm ngàn lo cho con cái ăn học và trang trải cuộc sống gia đình".
Sau khi bắt đem về, ba khía được bán cho các vựa thu mua, phần lớn làm ba khía muối. Kinh nghiệm của ông Nguyễn Văn Thua, Khóm 1, thị trấn Rạch Gốc: "Ba khía muối chất lượng là phụ thuộc vào độ mặn khi muối. Nước muối nhạt quá, con ba khía sẽ bị hư, có mùi, còn quá mặn thì ba khía bị đen da, không ngon".
Chị Nguyễn Hồng ạm, chủ cơ sở ba khía muối Khóm 8, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, cho biết: "Nghề muối ba khía nhìn thì đơn giản nhưng để ba khía ngon cần sự khéo léo, chăm chút của người thợ trong từng công đoạn. Phải lựa chọn những con ba khía to, thịt chắc đem vào muối thì ba khía mới đậm đà hương vị".
Ba khía muối thường để từ 7-10 ngày là có thể dùng được. Thường người ta rửa sơ con ba khía muối bằng nước ấm rồi tách thành miếng nhỏ trộn với chanh, đường, ớt... Khi đã một lần thưởng thức thì khó có thể quên được hương vị đậm đà của món ăn đặc sản này.
Ba khía muối sau khi tách ngoe, càng và cho nước cốt chanh cùng các gia vị ăn kèm với rau sống làm nức lòng thực khách phương xa khi một lần thưởng thức qua món ba khía muối Rạch Gốc.
Vào dịp Tết Nguyên đán, ba khía muối rất hút hàng, với giá bán từ 80.000-110.000 đồng/kg, người dân sinh sống từ nghề ba khía muối có thêm nguồn thu nhập khá.
Trưởng phòng Văn hoá - Thông tin huyện Ngọc Hiển Lê Chí Thắng thông tin: "Nghề muối ba khía như một nét đặc trưng của người dân cuối trời Tổ quốc, bởi thương hiệu ba khía Rạch Gốc đã đi sâu vào lòng người với những hương vị thân quen, dân dã. Càng vinh dự và tự hào khi nghề muối ba khía được công nhận là Di sản Văn hoá phi vật thể cấp quốc gia. ây cũng là động lực để những người làm nghề có thêm điều kiện giữ gìn nghề truyền thống của quê hương và phát triển vươn xa ra thế giới".
Hiện trên địa bàn huyện Ngọc Hiển có khoảng 100 hộ chuyên sản xuất, kinh doanh ba khía muối, mỗi tháng cung cấp ra thị trường từ 10-15 tấn hàng. Ba khía muối Rạch Gốc được tiêu thụ mạnh hầu khắp các tỉnh, thành trong cả nước và xuất sang Thái Lan, Campuchia. Nghề này đã góp phần giải quyết việc làm cho gần 1.000 lao động địa phương với mức thu nhập từ 5-7 triệu đồng/tháng/người./.
Tép rang dừa Bến Tre Tép rang dừa là món ăn đặc sản của đất Bến Tre. Món ăn thường được ăn cùng với cơm trắng hoặc biến tấu với xôi. Món ăn dân dã này có mặt ở hầu hết các quán ăn ở Bến Tre và trong thực đơn những nhà hàng, điểm du lịch trong tỉnh. Du khách đến Bến Tre, tham quan những điểm...