4 mẹo tiết kiệm “lỗi” nhưng cực phổ biến, đừng răm rắp nghe theo kẻo năm 2022 “mất” nhiều hơn “được”
Có rất nhiều lời khuyên được chia sẻ rộng rãi và nhiều người cho rằng nó đúng. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy bởi tài chính là câu chuyện rất khác nhau giữa mỗi cá nhân.
Những mẹo tiết kiệm không phải lúc nào cũng đúng bởi nó còn tuỳ vào hoàn cảnh, thời điểm và cả những yếu tố rất riêng tư khác nhau. Điều đáng buồn là không nhiều người có đủ tỉnh táo để phân tích tính đúng hay sai, phù hợp hay không phù hợp của chúng mà cứ lao theo để rồi lâm vào tình cảnh dở khóc dở cười. Và 4 trong số những mẹo, cũng như lời khuyên tiết kiệm “tai hại” nhất mới đây đã được Natalie Taylor – tác giả, nhà hoạch định tài chỉnh chỉ ra:
1. “Khi bắt đầu lên kế hoạch chi tiêu cho năm mới, hãy nhìn vào chi tiêu năm vừa rồi để ước lượng”
Phân tích chi tiêu của một năm đã qua là việc không hề dễ dàng và trong một số trường hợp, điều này là quá sức đối với một số người. Do đó, nếu cứ khăng khăng bám lấy lời khuyên này, nó sẽ vô tình trở thành rào cản trong một số trường hợp. Bên cạnh đó, có một số cá nhân không muốn nhìn lại những khoản chi tiêu trong quá khứ vì điều đó khiến họ cảm thấy tội lỗi hoặc sợ bị đánh giá.
Cho nên, thay vì phân tích chi tiêu của một năm đã qua, hãy đơn giản hóa bằng việc nhìn lại chi tiêu của tháng trước. Thêm vào đó, hãy liệt kê những khoản lớn dự kiến cần phải chi trong năm mới và chuẩn bị kế hoạch cho nó.
Làm cách này, chúng ta có thể dự toán ngân sách và tiết kiệm thời gian. Monarch, Mint hoặc You Need a Budget là những phần mềm có thể giúp chúng ta lên kế hoạch tài chính một cách nhanh chóng, thông minh, cụ thể.
2. “Hãy chi tiết đến từng nghìn đồng bạn phải chi ra”
Việc quá chi tiết không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả. Hãy thử tưởng tượng, một kế hoạch chi tiêu chằng chịt những: tiền gửi xe 5.000 đồng, mua kem 10.000 đồng hay nước uống 7.000 đồng – quá nhiều chi tiết thừa.
Có hai vấn đề chính đối với một kế hoạch ngân sách quá chi tiết. Đầu tiên, nó có thể dẫn đến cảm giác thiếu tính linh hoạt. Thứ hai, việc duy trì một kế hoạch ngân sách quá chi tiết có thể tốn nhiều thời gian.
Để việc lập ngân sách hiệu quả và chúng ta có thể theo dõi lâu dài, hãy cân nhắc 10 đến 15 đại danh mục. Điều này không chỉ giúp chúng ta theo dõi và phân loại chi phí dễ dàng hơn mà còn giúp chúng ta tự do hơn trong cuộc sống hiện tại và linh hoạt hơn trong phạm vi ngân sách của mình.
Video đang HOT
3. “Tiết kiệm để dự phòng cho tương lai”
Tiết kiệm để dự phòng cho tương lai là điều vô cùng quan trọng, nhưng thời điểm hiện tại còn quan trọng gấp bội. Thay vì cứ chăm chăm tiết kiệm cho tương lai, hãy tìm cách cân bằng giữa việc tiết kiệm và tận hưởng cuộc sống ở thời điểm hiện tại cũng như đầu tư, xây dựng bản thân trở thành phiên bản tốt nhất.
Đừng ngần ngại bắt đầu từ những khoản nhỏ rồi tăng dần theo thời gian. Một ví dụ để trực quan dễ hiểu: chúng ta có thể bắt đầu bằng cách tiết kiệm 1% khoản tiền mang về nhà mỗi ngày, sau đó đặt mục tiêu tăng khoản tiết kiệm lên 1% sau mỗi sáu tháng và mỗi khi chúng ta được tăng lương.
4. “Sắp xếp chi tiêu theo nhu cầu để loại bỏ những mong muốn”
Việc xem xét các khoản chi tiêu qua lăng kính nhu cầu so với mong muốn đòi hỏi chúng ta phải đánh giá từng quyết định chi tiêu theo yêu cầu hay tùy hứng. Việc này thường dẫn đến cảm giác tội lỗi. Thay vì phân loại mọi khoản chi tiêu theo “nhu cầu” hay “mong muốn”, hãy lọc chi tiêu qua một lăng kính khác được gọi là “chi phí hạnh phúc”.
Chi phí hạnh phúc là cách để đánh giá mức độ hạnh phúc (hoặc sự hài lòng hoặc giá trị) chúng ta thu được từ mỗi nghìn đồng đã chi tiêu. Khi chúng ta tìm cách giảm chi tiêu, hãy cân nhắc giữ lại các khoản chi mang lại hạnh phúc cao trên mỗi nghìn đồng chi tiêu và tìm cách loại bỏ các khoản chi mang lại hạnh phúc thấp hơn.
Ngân sách lớn giúp chúng ta tự do tận hưởng và cân bằng cuộc sống hôm nay với tiết kiệm cho tương lai. Không cần mặc cảm tội lỗi, không xấu hổ, không phán xét – chỉ cần chi tiêu khôn ngoan hơn mỗi ngày.
Cô gái trẻ tiết kiệm thêm 1.000 USD mỗi tháng chỉ nhờ 5 bí quyết lập kế hoạch chi tiêu
Mục tiêu trong năm 2021 của cô gái này là vượt qua những thói quen mua sắm xấu và xây dựng kế hoạch chi tiêu một cách nghiêm túc hơn.
Một trong những mục tiêu lớn nhất của cô gái trẻ tên Jen Glantz trong năm 2021 này là vượt qua những thói quen chi tiêu xấu và xây dựng kế hoạch chi tiêu một cách nghiêm túc hơn. Cô đã nghiên cứu những thủ thuật và các mẹo hay nhất của người khác để lập ngân sách.
Trong số đó có thể kể đến như sử dụng bảng tính ngân sách, áp dụng phương pháp phong bì hay thanh toán mọi thứ chỉ bằng tiền mặt... Song Jen Glantz vẫn thấy thật mệt mỏi khi nghĩ đến phải gắn bó suốt đời với bất kỳ phương pháp nào trong số chúng.
Jen Glantz
Rồi cô được truyền cảm hứng từ một người bạn có con nhỏ, ngân sách mà Jen Glantz lập sau đó đã giúp cô tiết kiệm được thêm 1.000 USD mỗi tháng. Sau đây là những nguyên tắc cô áp dụng khi lên kế hoạch chi tiêu:
1. Hãy thực tế
Một trong những sai lầm lớn nhất mà Jen Glantz thường mắc phải khi lập ngân sách là thề thốt với bản thân sẽ chi tiêu số tiền nhất định mỗi tháng, thế nhưng con số ấy lại không thực tế. Nó luôn thấp hơn ít nhất 25% so với những gì cô đã chi tiêu trong những tháng trước đó.
Đặt ngân sách phù hợp với mức độ chi tiêu hiện tại của bạn là một cách để dẫn chúng ta đi đúng hướng. Từ đó bạn mới có thể điều chỉnh ngân sách để giảm chi tiêu trong một số danh mục nhất định giúp tiết kiệm hơn.
Mỗi tháng số tiền cô dự trù chi tiêu cũng khác nhau, phụ thuộc vào tình hình thực tế. Một số tháng cô chi tiêu nhiều hơn và tiết kiệm ít hơn, một số tháng khác sẽ ngược lại.
2. Cập nhật thường xuyên
Ngân sách không phải là thứ lập một lần rồi có thể áp dụng cho cả năm mà không cần điều chỉnh. Nếu bạn áp dụng cách lập ngân sách của người khác thì cũng cần phải điều chỉnh các danh mục dựa trên hoàn cảnh cá nhân.
Cập nhật ngân sách và theo dõi chi tiêu đã trở thành thói quen hàng ngày của Jen Glantz. Mỗi tối sau bữa ăn, cô thường mở bảng tính Excel và viết ra những gì đã chi tiêu trong ngày hôm đó. Từ đó xem xét chi tiêu của bản thân trong tháng sẽ như thế nào.
Điều này giúp cô nhận thức rõ hơn những gì đang diễn ra về mặt tài chính và không bị bất ngờ trước con số chi tiêu tổng kết vào mỗi cuối tháng. Thói quen này không mất nhiều thời gian. Nếu xây dựng được thì sẽ có tác dụng lớn về lâu về dài đối với tình hình tài chính cá nhân.
3. Chuyển tiền linh hoạt giữa các danh mục
Nhiều người nghĩ rằng bí quyết để thành công với kế hoạch chi tiêu mình đặt ra là đảm bảo tuân thủ nó một cách nghiêm ngặt. Thực tế bạn có thể xem xét chi tiêu theo từng tuần hay tháng và tìm ra những danh mục cần được điều chỉnh.
Giả sử bạn chi tiêu quá mức trong ăn uống nhưng lại mua sắm ít quần áo. Bạn hoàn toàn có thể chuyển tiền từ danh mục "ăn uống" sang danh mục "quần áo". Mỗi chủ nhật cuối tháng, Jen Glantz sẽ phân bổ lại số tiền giữa các danh mục sao cho phù hợp với nhu cầu chi tiêu trong tháng tới.
4. Lên kế hoạch cho những khoản chi đột xuất
Trước đây Jen Glantz chưa từng có danh mục khẩn cấp trong ngân sách. Vì vậy bất cứ khi nào có khoản chi đột xuất như hóa đơn y tế hoặc sửa nhà, cô sẽ rất bực bội, từ bỏ luôn kế hoạch chi tiêu.
Mặc dù bạn không thể dự đoán được điều gì sẽ xảy đến trong tháng nhưng việc dành ra vài trăm USD cho các chi phí đột xuất sẽ giúp ngân sách luôn hoạt động tốt. Nó giúp bạn bớt áp lực và lo lắng nếu có điều gì bất ngờ. Nếu tháng này không sử dụng đến, số tiền đó sẽ được chuyển sang danh mục "khẩn cấp" của tháng sau.
5. Học cách nói "không"
Có kế hoạch chi tiêu cụ thể, bạn sẽ biết mình chi tiêu bao nhiêu trong tháng đó cho tất cả mọi thứ, từ mua sắm thực phẩm đến các buổi gặp gỡ bạn bè. Từ đó chúng ta sẽ biết được những gì mình nên đồng ý và những thứ cần phải từ chối.
Nó giúp bạn biết cách nói "không" với các khoản chi phí vượt ngoài ngân sách một cách dễ dàng hơn như du lịch cuối tuần, sự kiện giải trí... Và thói quen này tạo thuận lợi cho chúng ta tiết kiệm tiền trong suốt cả năm.
10 thói quen tiết kiệm "nhỏ mà có võ" giúp bạn tránh lâm vào cảnh cháy túi mỗi cuối tháng, ai cũng có thể áp dụng ngay Nếu cảm thấy việc quản lý tài chính cá nhân là quá đỗi phức tạp và khó thực hiện, bạn có thể bắt đầu bằng cách thay đổi những thói quen nhỏ bên dưới đây để không phải đối mặt với tình trạng "cháy túi". Lãnh lương bao nhiêu tiêu sạch bấy nhiêu, sao không thử áp dụng 10 mẹo tiết kiệm cực...