4 mẹo lái xe đường dài an toàn và tỉnh táo
Khi đi xe đường dài, đặc biệt về đêm, bạn thường có cảm giác mệt mỏi. Một số mẹo nhỏ sau của Oto.com.vn có thể giúp hành trình dài của bạn trở nên hứng khởi và sảng khoái hơn.
Nếu bạn cần giữ tỉnh táo khi lái xe, hãy nạp năng lượng trước khi chuyến đi dài bằng 1 giấc ngủ ngắn. Trên đường, hãy uống caffein và ăn đồ ăn nhẹ. Bạn có thể nghe nhạc hoặc nghe đài để tỉnh táo. Nếu bạn quá mệt mỏi để lái, hãy tạt vào lề và nghỉ ngơi.
Cách 1: Lấy năng lượng trước khi lái xe
1. Chợp mắt trước khi lên đường
Một giấc ngủ ngắn 20 phút có thể giúp bạn nạp năng lượng trước khi lái xe. Nếu bạn chuẩn bị phải đi xa, cố gắng ngủ một giấc ngắn 20 phút trước khi lên đường. Kể cả ngủ ngắn dưới 1 tiếng cũng có thể giúp bạn tỉnh táo khi lái xe.
2. Ăn uống đủ chất
Thức ăn giúp cơ thể bạn có năng lượng để duy trì mọi hoạt động. Trước khi lái xe, hãy có một bữa ăn đủ chất. Chú trọng vào thức ăn năng lượng có thể cung cấp cho bạn sức mạnh để thức trong nhiều giờ lái xe.
Chú trọng thức ăn giàu carbohydrate và protein. Thức ăn giàu protein như gà giúp bạn tập trụng trong nhiều giờ.
Tránh đồ ăn nhanh hoặc những thứ nhiều đường. Loại thức ăn này khiến năng lượng giảm nhanh chóng sau khi ăn.
3. Uống vitamin
Vitamin B và C mang đến năng lượng cho bạn. Hãy uống vitamin B và C sau 1 bữa ăn có lợi cho sức khỏe. Bạn sẽ tỉnh táo hơn trong khi lái xe.
4. Chọn thời điểm lái
Nếu bạn không biết khi nào nên lái xe, hãy chọn thời điểm bạn cảm thấy sung sức nhất. Nghiên cứu điểm rơi năng lượng của bạn và lên kế hoạch lái xe khi bạn cảm thấy tỉnh táo nhất.
Cách 2: Sử dụng thức ăn và nước uống để giữ tập trung
1. Hấp thụ khoảng 100 calo năng lượng
Mang theo đồ ăn khoảng 100 calo sẽ giúp bạn tỉnh táo ít nhiều để chống lại mệt mỏi. Bất cứ thứ gì lớn hơn 100 calo đều khiến bạn cảm thấy mệt mỏi sau khi ăn. Do đó chỉ nên ăn nhẹ 100 calo khi lái xe.
Video đang HOT
2. Uống cà phê
Một cốc cà phê chứa khoảng 75 milligram caffeine. Vừa đủ để bạn tỉnh táo khi lái xe và giúp bạn tập trung hơn. Do đó, hãy uống 1 cốc cà phê khi bạn cảm thấy mệt mỏi khi lái xe trên đường.
3. Nhai kẹo cao su
Nếu bạn có thứ gì phải làm, bạn sẽ tập trung và tỉnh táo hơn. Mua 1 ít kẹo cao su cho các chuyến đi dài. Nếu buồn ngủ, hãy nhai kẹo cao su.
Chỉ nên mua kẹo cao su không đường. Kẹo cao su có đường khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường.
4. Để ý lượng thức ăn
Nếu bạn phải dừng để nghỉ ngơi và ăn uống, hãy ăn một lượng vừa đủ. Bữa ăn lớn và quá nhiều chất sẽ khiến bạn mệt mỏi. Hãy mua các đồ ăn vặt khi bạn dừng chân tại hàng quán bên đường. Một vài gói đồ ăn nhỏ sẽ có ích hơn 1 hoặc 2 gói đồ ăn lớn.
Lấy ví dụ, ăn nửa cái bánh mì tại 1 điểm dừng và nửa còn lại tại 1 điểm dừng khác sẽ tốt hơn là ăn hết trong 1 lúc.
Cách 3: Một số cách giữ tỉnh táo khác
1. Chợp mắt giữa đường
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi khi lái xe, hãy tạt vào lề và chợp mắt. Giấc ngủ ngắn từ 15-20 phút có thể hồi phục lại sự tập trung của bạn. Lưu ý: tìm nơi an toàn để dừng xe và chỉ ngủ khoảng 15-20 phút. Bạn không muốn giấc ngủ 20 phút trở thành giấc ngủ 1 tiếng.
2. Bật nhạc ở âm lượng 90 decibels
Nếu cảm thấy buồn ngủ, hãy tận dụng hệ thống loa đài trên xe. Bật nhạc ở âm lượng 90 decibel giúp bạn tỉnh táo hơn
Chỉ bật nhạc/radio trong 1 khoảng thời gian vừa phải vì nghe nhạc âm lượng cao thường xuyên sẽ khiến thính lực của bạn bị ảnh hưởng.
3. Đi với người đồng hành
Nếu có thể , hãy rủ 1 người đi cùng trên các hành trình dài. Có một người ở trên xe sẽ giúp bạn tỉnh táo vì bạn và người kia có thể đổi lái cho nhau.
4. Mở cửa sổ
Cảm giác mát mẻ của gió sẽ khiến bạn tỉnh táo. Nếu bạn cảm thấy bắt đầu mệt, hãy mở cửa số 1 vài phút.
5. Tìm loại âm thanh mà bạn thích
Hãy bật chương trình mà bạn có hứng thú. Nghe nhạc trong 1 chuyến đi dài có thể khiến bạn bị ngủ gật. Thay vào đố, hãy nghe sách nói, thời sự, radio show. Nếu bạn cảm thấy chú tâm vào chúng, bạn sẽ không bị cơn buồn ngủ làm phiền.
Cách 4: Giữ an toàn khi lái xe
1. Nhận biết các dấu hiệu mệt mỏi
đêm. Lái xe trong điều kiện mệt mỏi cực kỳ nguy hiểm và có thể gây tai nạn. Các dấu hiệu bạn đang mệt mỏi: Thường nháy mắt, mí mắt nặng trịch, thường cúi đầu, mơ mộng, không giữ được làn, lấn sang phần đường khác, bán đuôi xe khác, không nhớ được bạn vừa đi bao xa.
2. Tránh di chuyển vào lúc nửa đêm hoặc 6 giờ sáng
Đây là lúc con người thường có xu hướng buồn ngủ. Lái xe vào thời điểm này tăng nguy cơ ngủ gật khi lái xe.
3. Không uống rượu bia trước khi lái xe
Không uống rượu bia trước khi lái xe. Chỉ 1 lượng cồn nhỏ cũng có thể khiến bạn mất tỉnh táo khi lái xe.
Theo Vnexpress
7 điều cần phải làm trước khi bước xuống ô tô
Vô lăng phải luôn được giữ thẳng; Nhớ kéo phanh tay sau khi về số P; Rút chìa khóa sau khi tắt động cơ... là những điều chủ xe cần nhớ kỹ trước khi bước xuống ô tô.
I. Vô lăng phải luôn được giữ thẳng
Sau khi đỗ xe, thói quen cuối cùng chúng ta cần lưu ý đó chính là luôn giữ vô - lăng thẳng hướng về phía trước, (trừ trường hợp đỗ trên đường dốc phải để lệch vô - lăng).
Chủ xe nên tạo thói quen giữ vô lăng luôn thẳng hướng về phía trước khi đỗ xe, ngoại trừ trường hợp để vô lăng lệch khi đỗ trên đường dốc. Điều này rất quan trọng bởi vì khi sử dụng xe tiếp, nếu đỗ xe lệch bánh thì lúc tăng ga xe sẽ bị lệch tay lái dẫn đến người đứng gần giật mình, có thể gây nên tai nạn, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
II. Nhớ kéo phanh tay sau khi về số P
Việc quan trọng đầu tiên khi rời xe ô tô là trả cần số về vị trí N hoặc kéo phanh tay hết hành trình đối với số sàn, sau đó kéo phanh tay; hay là phải đưa cần số về vị trí P và kéo phanh tay đổi với xe số tự động.
Việc này chủ xe cần hết sức lưu ý bởi nếu không nhớ sẽ dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng về người và của.
II. Tắt động cơ
Khi tài xế bước xuống xe, hãy đảm bảo động cơ đã ngừng hoạt động, đặc biệt trường hợp hay gặp nhất là khi đi đổ xăng. Hãy giữa thói quen tắt máy khi xuống xe bởi chỉ một phút sơ hở của bạn cũng có thể bị kẻ gian cuỗm xe đi mất hoặc trẻ nhỏ trên xe có thể nghịch ngợm, động vào những chỗ gây nguy hiểm.
IV. Hệ thống đèn điện trên xe cần được tắt hết
Những chiếc xe ô tô ngày nay còn được trang bị hệ thống đèn chiếu tự động có thể bật/tắt khi trời trở tối. Do đó, chủ xe nên có thói quen xoay núm điều khiển đèn ngoại thất hoặc đèn trong nội thất về off để tránh ắc quy phải làm việc quá tải, nhanh bị giảm tuổi thọ của bình.
V. Hệ thống gạt mưa cũng cần được tắt
Hãy tập thói quen tắt hệ thống gạt mưa khi xuống xe để ắc quy "xế yêu" của bạn không bị quá tải
Những mẫu ô tô tầm trung thường không hay được trang bị hệ thống gạt mưa tự động nhưng những mẫu xe cao cấp. Do đó, việc quên tắt hệ thống này cũng rất thường xuyên xảy ra. Hãy tập thói quen tắt hệ thống gạt mưa khi xuống xe để ắc quy "xế yêu" của bạn không bị quá tải.
VI. Khoang cabin cần được dọn sạch rác
Trước khi xuống xe hãy nhớ dọn sạch rác như vỏ chai nước, vỏ đồ ăn, thức ăn thừa... khởi khoang cabin. Điều này sẽ giúp khoang nội thất xe không có mùi hôi khó chịu về trước mắt và đảm bảo các chi tiết nội thất như gỗ ốp, da... không bị nấm mốc hư hại về lâu dài.
Việc dọn vệ sinh sạch sẽ khoang cabin là một thói quen tốt nên duy trì, giúp bản vệ sức khỏe của người sử dụng cũng như bảo vệ chính tài sản của chủ xe.
VII. Hãy nhớ rút chìa khóa
Chị em phụ nữ thường là những người hay quên rút chìa khóa nhất
Chị em phụ nữ thường là những người hay quên rút chìa khóa nhất. Khi ô tô tự động clock cửa trong khi chìa khóa vẫn ở trên ổ và đi xa nhà thì việc duy nhất bạn có thể làm là tìm các anh thợ khóa chuyên nghiệp đến "giúp". Việc này có thể khiến "xế yêu" của bạn bị trầy xước và ổ khóa bị hư hại. Nên tốt nhất là bạn hãy duy trì thói quen rút ngay chia khóa sau khi tắt động cơ.
Theo Vnexpress
Lười thay dầu phanh ô tô có thể sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc Các tài xế lười thay dầu phanh cho xe của mình sẽ không chỉ làm các bộ phận nhanh hỏng mà còn gây những nguy hiểm khi lưu thông trên đường. Lười thay dầu phanh sẽ dẫn đến tình trạng đạp phanh không ăn dù đã đạp hết Phanh xe không ăn Dầu phanh có nhiệm vụ giúp phanh xe hoạt động tốt...