4 mẹ con bỗng nhiên đột tử, “thủ phạm giết người” có thể nằm ngay trong phòng tắm của các gia đình mà không biết
Theo anh Zhou, những người tử vong là vợ và con của anh, trong đó đứa nhỏ nhất vừa mới tổ chức sinh nhật 2 tuổi.
Trong những ngày thời tiết trở lạnh, những trường hợp bị đột tử, cảm lạnh trong khi tắm gội ngày càng nhiều hơn. Mới đây, tại Giang Tây, Trung Quốc đã xảy ra tai nạn vô cùng thương tâm. Theo tờ The Paper, nạn nhân là 4 mẹ con, tử vong trong nhà vào ngày 20/12 vừa qua.
Sáng ngày 21/12, rất nhiều phóng viên đã có mặt tại căn nhà của những nạn nhân xấu số. Theo anh Zhou, những người tử vong là vợ và con của anh, trong đó đứa nhỏ nhất vừa mới tổ chức sinh nhật 2 tuổi.
Người chồng kể rằng vào khoảng 9h tối hôm xảy ra sự việc, anh đang đi giao hàng thì nhận được điện thoại của vợ nói rằng con muốn ăn thạch nên đi siêu thị mua thạch về nhà. Lúc đó 3 người con vừa tắm xong và vợ anh đang giặt quần áo trong nhà tắm. Khi anh trở về nhà thì phát hiện vợ và 3 con trong tình trạng hôn mê, cửa chính và cửa sổ đều đóng chặt, nghi do ngộ độc khí gas nên đã hô hào đưa họ đi bệnh viện, dù vậy vợ con anh Zhou không qua khỏi và mất ngay sau đó.
Hiện trường xảy ra vụ việc.
Sau khi điều tra sơ bộ, cơ quan chức năng nghi ngờ nguyên nhân tử vong là do 4 mẹ con trên bị ngộ độc khí carbon monoxide do sử dụng bình nước nóng bằng gas đã cũ, hơn nữa trong nhà đóng kín cửa, quá kín gió.
Để tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc tương tự, Chính quyền nhân dân huyện Vĩnh Phong, thành phố Tế An đã đưa ra lời nhắc nhở các gia đình như sau:
- Khi sử dụng ga, than củi, thiết bị bình nước nóng, ngồi chờ trong xe ô tô thì phải đảm bảo thông gió. Không được đóng kín các cửa nơi sử dụng gas, điện, lửa.
- Trong trường hợp bị rò rỉ khí gas thì tuyệt đối không bật nguồn điện mà cần mở cửa sổ thông thoáng, đóng van ga và gọi điện cho cứu hộ.
- Đóng van gas và tắt nguồn điện khi không sử dụng.
Video đang HOT
Dấu hiệu ngộ độc khí carbon monoxide (CO) là gì?
Ngộ độc khí CO là một tai nạn thường gặp nhất trong các loại ngộ độc khí độc. Khí CO là chất khí không màu, không mùi, nhiều người sẽ không nhận biết được mình đang hít phải khí CO cho đến khi bị ngất hoặc lịm ngay trong lúc ngủ.
1. Ngộ độc nhẹ: Người bị ngộ độc sẽ cảm thấy đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, nếu kịp thời mở cửa sổ thông gió và hít thở không khí trong lành thì các triệu chứng sẽ nhanh chóng thuyên giảm hoặc biến mất.
2. Ngộ độc mức độ trung bình: Bệnh nhân bị ngộ độc có thể đi đứng không vững, da xanh xao, lú lẫn, cảm thấy uể oải, mệt mỏi. Nếu được áp dụng các biện pháp cấp cứu kịp thời thì cơ bản có thể khỏi bệnh, ít di chứng.
Bệnh nhân bị ngộ độc có thể đi đứng không vững, da xanh xao, lú lẫn, cảm thấy uể oải, mệt mỏi.
3. Ngộ độc nặng: Nạn nhân bị bất tỉnh, co giật cơ thể, tiểu không tự chủ, tím ở môi và các đầu ngón tay, ngón chân, co cứng tay chân hoặc có những động tác bất thường. Những nạn nhân ngộ độc nặng có thể thở không đều và tụt huyết áp. Cũng có thể bị sốt cao 40 độ C. Lúc này tính mạng nguy kịch, tỷ lệ tử vong cao, nếu may mắn sống sót cũng để lại di chứng nặng nề do tổn thương tế bào não.
Làm thế nào để ngăn ngừa ngộ độc CO?
1. Chọn bếp đủ tiêu chuẩn. Cần lắp đặt bếp đủ tiêu chuẩn, thay thế kịp thời nếu phát hiện hư hỏng, rỉ sét, rỉ nước. Ngoài ra, ống khói của bếp than nên được lắp đặt an toàn.
2. Chú ý đến sự thông gió. Khi sử dụng bếp trong nhà không nên đóng chặt cửa ra vào, cửa sổ, chú ý tắt nguồn điện và van gas trước khi đi ngủ
4. Việc sưởi ấm trong không gian phòng ngủ kín không chỉ dễ dẫn đến ngộ độc khí carbon monoxide mà còn dễ gây tai nạn hỏa hoạn, vì vậy đừng đốt than sưởi ấm trong phòng ngủ.
5. Người dân sử dụng bình nóng lạnh gas cần chú ý khí thải của gas phải thoát ra ngoài trời qua đường ống, tốt nhất nên nhờ thợ chuyên nghiệp lắp đặt, thường xuyên kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng của ống xả để đảm bảo ống xả thải khí ra ngoài trơn tru, an toàn và hiệu quả.
6. Nếu bị ngộ độc khí carbon monoxide, cần rời khỏi hiện trường ngay lập tức, hít thở không khí trong lành và kêu gọi cứu hộ. Nếu bạn nhận thấy có người bị ngộ độc thì phải mở cửa sổ ngay lập tức, nhấc người bệnh ra khỏi hiện trường, nới lỏng quần áo, giữ cho đường thở không bị cản trở. Nếu nạn nhân bị nôn, phải nghiêng đầu bệnh nhân sang một bên và lau sạch dịch tiết ở miệng, mũi kịp thời. Nếu bệnh nhân bị ngạt thở phải hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực, đồng thời gọi cấp cứu đưa bệnh nhân đến bệnh viện
Trẻ dễ đột tử vào mùa lạnh do thói quen sai lầm của cha mẹ
Việc cho trẻ nằm sấp, mặc quần áo quá kín khi ngủ vô tình trở thành tác nhân khiến con dễ bị đột tử không rõ nguyên nhân.
Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) là trường hợp tử vong không rõ nguyên nhân, thường xảy ra trong lúc ngủ ở những đứa trẻ khỏe mạnh, dưới một tuổi. Hầu hết trường hợp tử vong do hội chứng này gây ra đều liên quan đến giấc ngủ, do đó, nhiều chuyên gia còn gọi đây là những cái chết trong nôi (crib death).
Theo Mayo Clinic , các chẩn đoán liên quan hội chứng này đều không thể tìm ra nguyên nhân hay giải thích về cái chết. Ngay cả khi khám nghiệm tử thi, xem xét bệnh sử, các bác sĩ cũng không thể kết luận chính xác vì sao bệnh nhi tử vong.
Những giả thuyết về nguyên nhân
SIDS là hội chứng bí ẩn. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ thống kê mỗi năm, khoảng 3.600 trẻ sơ sinh tại nước này tử vong vì hội chứng SIDS. Tại Anh, con số này là hơn 200. SIDS ảnh hưởng nhiều nhất đến trẻ sơ sinh từ 1 đến 4 tháng tuổi. Bé trai thường gặp hội chứng này nhiều hơn bé gái. Các ca tử vong thường xảy ra vào mùa thu, đông và đầu xuân.
Tại Việt Nam, tình trạng tử vong đột ngột, không giải thích ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh còn khá phổ biến. Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 27.000 trẻ nhỏ tử vong tự nhiên. Nó tương đương mỗi ngày có khoảng 75 trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tử vong đột ngột do nhiều nguyên nhân, tập trung chủ yếu ở những tháng đầu đời.
Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh xảy đến bất ngờ, các bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân. Ảnh: Freepik.
Đến nay, y học chưa kết luận chính xác về nguyên nhân gây ra hội chứng, tuy nhiên, các nhà khoa học đã đặt ra nhiều giả thuyết.
Một số quan điểm cho rằng hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh xảy ra do khiếm khuyết trong phần não bộ chịu trách nhiệm kiểm soát hơi thở và kích thích giấc ngủ. Giả thuyết này được nghiên cứu khá nhiều trong thập niên 90 của thế kỷ trước.
Các bác sĩ khám nghiệm bộ não của những trẻ tử vong và tìm thấy một số bất thường của tế bào não. Chúng bị gián đoạn chức năng điều hòa nhịp thở, nhịp tim, huyết áp. Các tế bào thần kinh khiếm khuyết tiến triển âm thầm dẫn đến tình trạng tử vong không đoán trước.
Giả thuyết thứ hai là tư thế ngủ của trẻ. Khi trẻ nằm ngủ, mặt có thể úp xuống, hạn chế đường thở. Đây là nguyên nhân gây thiếu oxy trong quá trình ngủ, thậm chí đắc đường thở, Đặc biệt, tư thế nằm sấp, nghiêng khiến trẻ có nguy cơ cao gặp chứng đột tử không rõ nguyên nhân.
Nhiều phụ huynh có thói quen trong mùa lạnh chèn chăn, nệm xung quanh để trẻ đỡ bị cảm lạnh. Tuy nhiên, thói quen này vô tình khiến con nghẹt thở, thiếu oxy khi ngủ.
Giả thuyết thứ 3 là tăng thân nhiệt. Quan niệm quấn kín trẻ khi ngủ để phòng cảm lạnh khiến cơ thể con bị ngột ngạt, tăng thân nhiệt nhanh, gây tình trạng tăng tốc độ chuyển hóa và dễ mất kiểm soát nhịp thở. Chưa kể, việc cho con mặc quá nhiều quần áo trong mùa đông dễ khiến trẻ toát mồ hôi, thấm ngược vào cơ thể và gây ra các bệnh về đường hô hấp khác.
Ngoài ra, những trẻ thuộc nhóm sau đây có nguy cơ bị đột tử không rõ nguyên nhân cao hơn: Bà mẹ hút thuốc khi mang thai (nguy cơ sinh con bị SIDS cao gấp 3 lần) hoặc uống rượu, bia, chất kích thích; trẻ hút thuốc thụ động (tăng gấp 2 lần bị SIDS); bé sinh non hoặc nhẹ cân; anh, chị ruột có tiền sử tử vong vì SIDS.
Cho trẻ mặc quá nhiều lớp quần áo khi ngủ vô tình khiến con khó thở, tăng thân nhiệt, rơi vào nguy hiểm. - Ảnh: iStock.
Phòng ngừa
Đến nay, y học vẫn chưa tìm ra cách phòng ngừa triệt để tình trạng đột tử không rõ nguyên nhân ở trẻ. Tuy nhiên, chúng ta có một số cách để giảm thiểu nguy cơ.
Từ năm 1992, Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP) đưa khuyến cáo tất cả trẻ sơ sinh khỏe mạnh dưới một tuổi cần được nằm ngửa khi ngủ. Kể từ khi khuyến cáo của AAP được ban hành, tỷ lệ trẻ tử vong vì hội chứng đột tử không rõ nguyên nhân đã giảm hơn 50%.
Dù vậy, hội chứng này vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ nhỏ,. Do đó, điều quan trọng là cha mẹ ghi nhớ tuyệt đối không cho trẻ nằm nghiêng, úp. Nếu con có tư thế này khi ngủ, phụ huynh cần điều chỉnh để con trở về cách nằm thẳng, thông thoáng đường thở.
Khi ngủ, chúng ta nên để trẻ nằm trên giường hoặc cũi cứng, phẳng, không lồi lõm. Ga trải giường cần mỏng, mềm và gọn gàng. Bộ Y tế khuyến cáo phụ huynh tuyệt đối không dùng chăn dày hoặc gối mềm để lót cho trẻ. Ngoài ra, chúng ta cũng tránh phủ chăn, quấn tã, mặc quần áo nhiều lớp cho trẻ.
Bạn có thể cho con ngậm thêm núm ti giả và ghinhớ nguyên tắc ngủ chung phòng, không chung giường. Nuôi con bằng sữa mẹ và tiêm vaccine cũng là cách để giảm nguy cơ trẻ bị tử vong đột ngột không rõ nguyên nhân. Một nghiên cứu của Vennemann và cộng sự đã chỉ ra tiêm vaccine cho trẻ trong những tháng đầu đời sẽ giảm tỷ lệ tử vong xuống 50%.
Ngoài ra, cha mẹ không nên cho trẻ ngủ trong môi trường quá nóng. Nhiệt độ phòng cần điều chỉnh sao cho người lớn mặc áo sơ mi ngắn tay vẫn cảm thấy thoải mái. Bà mẹ không nên hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng chất kích thích, ma túy khi mang thai.
Hà Nội: Nam thanh niên đột tử trong quán game online Tại các tỉnh miền Bắc, vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp đã khiến nhiều người phải nhập viện vì các bệnh lý liên quan đến tim mạch, hô hấp... Đặc biệt, nếu không chú ý đến vấn đề chăm sóc bản thân, bổ sung chất dinh dưỡng thì một số cá nhân có thể gặp khá nhiều rủi ro về sức khỏe,...