4 máy bay Nga bị ‘bắn hạ’, Tổng thống Ukraine đến Đức
Việc 4 máy bay Nga rơi trong cùng một ngày làm dấy lên nghi vấn Ukraine đứng sau, giữa lúc Tổng thống Zelensky lần đầu đến Đức từ khi xung đột bùng nổ.
Ukraine tấn công lãnh thổ Nga ?
Báo Kommersant của Nga đưa tin 4 máy bay của lực lượng nước này đã bị “bắn hạ” tại tỉnh Bryansk, một địa phương của Nga giáp với phía đông bắc Ukraine. Theo tờ báo, 2 chiến đấu cơ Su-34 và Su-35 cùng 2 trực thăng quân sự Mi-8 đã bị “bắn hạ gần như đồng thời” trong một cuộc phục kích hôm 13.5. “Theo thông tin sơ bộ…, các máy bay chiến đấu được cho là sẽ thực hiện một cuộc tấn công bằng tên lửa và bom nhằm vào các mục tiêu ở tỉnh Chernihiv của Ukraine, và các máy bay trực thăng ở đó để hỗ trợ chúng”, Kommersant tường thuật.
Ngày 444 chiến dịch, Nga mất 4 máy bay cùng lúc, Tổng thống Ukraine tính tấn công đất Nga?
Hãng thông tấn TASS của Nga ngày 13.5 cho hay một máy bay Su-34 của Nga đã rơi tại tỉnh Bryansk nhưng không nêu rõ nguyên nhân. TASS cũng dẫn lời một quan chức ứng phó khẩn cấp tiết lộ một trực thăng Mi-8 đã rơi tại thành phố Klintsy (thuộc tỉnh Bryansk), cách biên giới Ukraine khoảng 40 km, với nguyên nhân trực tiếp là cháy động cơ. Các bản tin này không đề cập đến chiếc Su-35 hay chiếc trực thăng thứ 2.
Thủ tướng Scholz chủ trì lễ đón Tổng thống Zelensky tại Berlin ngày 14.5. Ảnh Reuters
Theo Kommersant, toàn bộ lực lượng trên 4 máy bay đều thiệt mạng. Giới chức ở Moscow không lập tức bình luận, song một số blogger quân sự của Nga cho rằng Ukraine đứng sau sự việc. Kyiv cũng chưa đưa ra phản hồi chính thức, dù trước nay thường phủ nhận liên can trong các vụ tấn công xảy ra bên trong lãnh thổ Nga.
Trong khi đó, không quân Ukraine ngày 14.5 tuyên bố họ đã đánh chặn và phá hủy 3 tên lửa cùng 25 máy bay không người lái (UAV) trong đợt không kích mới nhất của Nga đêm trước, theo Reuters. Tuyên bố cho hay Nga đã tấn công Ukraine từ nhiều hướng khác nhau bằng UAV Shahed, tên lửa Kalibr từ các tàu ở biển Đen cũng như tên lửa hành trình từ máy bay ném bom chiến lược Tu-95. Một quan chức cấp cao thuộc văn phòng tổng thống Ukraine cho hay ít nhất 2 người bị thương tại tỉnh Ternopil ở miền tây đất nước.
Tổng thống Zelensky đến Đức
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đặt chân đến Berlin ngày 14.5 trong lần đầu tiên thăm Đức kể từ khi xung đột bùng nổ hồi tháng 2.2022. Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, từng đối mặt với chỉ trích vì thái độ mà một số người cho là do dự trong việc ủng hộ Kyiv, nhưng hiện đã trở thành một trong những quốc gia cung cấp hỗ trợ tài chính và quân sự lớn nhất của Ukraine.
Đề xuất táo bạo của ông Zelensky ?
Theo báo The Washington Post đưa tin ngày 13.5, các tài liệu mật của Mỹ bị rò rỉ trên mạng xã hội Discord cho thấy Tổng thống Zelensky từng đưa ra nhiều đề xuất táo bạo liên quan chiến sự trong khi họp với các quan chức và tướng lĩnh hàng đầu Ukraine. Một trong các đề xuất như vậy là tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, thậm chí chiếm các làng mạc gần biên giới với Ukraine để giành lợi thế trên bàn đàm phán.
Đây là những tiết lộ chưa từng được biết đến kể từ khi truyền thông Mỹ đưa tin về vụ rò rỉ tài liệu mật gây chấn động Lầu Năm Góc vào đầu tháng 4. Trong một cuộc phỏng vấn với The Washington Post tại Kyiv, ông Zelensky bác bỏ thông tin trên, cho rằng đó là chuyện “tưởng tượng”.
Ông Zelensky đã gặp cả Tổng thống Frank-Walter Steinmeier và Thủ tướng Olaf Scholz của Đức sáng 14.5 (theo giờ địa phương). Trước đó, ngày 13.5, chính phủ Đức công bố khoản hỗ trợ quân sự trị giá 2,7 tỉ euro cho Ukraine, khoản hỗ trợ lớn nhất của Berlin từ đầu chiến sự. Ông Zelensky đã bày tỏ sự biết ơn với chính phủ Đức trong các cuộc gặp tại Berlin hôm sau. Cùng ngày, ông Zelensky di chuyển đến thành phố Aachen ở miền tây Đức để nhận giải thưởng Charlemagne tôn vinh các nỗ lực thúc đẩy sự đoàn kết ở châu Âu.
Trung Quốc cử đặc phái viên đến 5 nước châu Âu để giải quyết xung đột Ukraine
Trước khi đến Đức, ông Zelensky đã gặp các lãnh đạo của Ý tại Rome cũng như gặp Giáo hoàng Francis tại Tòa Thánh Vatican. Tổng thống Ukraine đã đề nghị người đứng đầu Giáo hội Công giáo toàn cầu ủng hộ kế hoạch hòa bình của Kyiv, trong khi giáo hoàng cho biết Vatican sẽ nỗ lực tìm cách hồi hương trẻ em Ukraine bị đưa đến Nga.
Phương Tây sẽ không viện trợ tiêm kích cho quân đội Ukraine?
Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố một số nước phương Tây đã sẵn sàng cung cấp tiêm kích cho Ukraine, nhưng thực tế chưa có quốc gia nào xác nhận thông tin.
Trong thời gian qua, Kiev đã nhiều lần hối thúc các nước đồng minh hỗ trợ dàn tiêm kích hiện đại được ví là "đôi cánh tự do" như lời ông Zelensky phát biểu trong chuyến thăm tới Anh vào tuần này, để thay thế phi đội MiG và Sukhoi đã lỗi thời.
Reuters cho hay, danh sách các loại tiêm kích mà Ukraine mong nhận được phải kể tới F-16 do Mỹ sản xuất, và Gripen của Thụy Điển.
Tiêm kích F-16 của không quân Mỹ. Ảnh: Reuters
Ông Mykhailo Podolyak, cố vấn của Tổng thống Zelensky, từng nhận định những tiêm kích hiện đại sẽ giúp "đóng không phận" trước đòn tấn công của Nga, cũng như "tiêu diệt bất kỳ mục tiêu nào" trên bầu trời hoặc dưới mặt đất.
Thách thức với Ukraine
Trong chuyến thăm tới London, Tổng thống Zelensky đã đề nghị được nhận tiêm kích Eurofighter Typhoon. Sau đó, Anh cho biết các phi công Ukraine sẽ mất nhiều năm để học cách vận hành loại máy bay hiện đại này.
Chia sẻ với BBC, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace nhận định, "Nó không đơn giản chỉ là kéo chiếc máy bay tới sát biên giới. Khi bắt đầu chế tạo những loại vũ khí hiện đại và phức tạp như máy bay chiến đấu, cần có đội phi công được đào tạo đi kèm".
Hiện tại Anh chưa đưa ra cam kết sẽ hỗ trợ tiêm kích Typhoon, và cho biết các phi công Ukraine có thể chỉ được đào tạo để sử dụng loại máy bay này sau khi chiến sự ở Ukraine kết thúc. Ngoài ra, Bộ trưởng Wallace nói thêm Anh cần nhận được sự đồng ý từ các quốc gia tham gia sản xuất Eurofighter là Đức, Italia, và Tây Ban Nha trước khi gửi tiêm kích cho Ukraine.
Ông Justin Bronk từ viện nghiên cứu RUSI cho rằng việc trao tiêm kích Typhoon cho Ukraine sẽ chỉ là "mang tính biểu tượng đắt giá".
Theo ông Bronk, Typhoon sẽ phải bay tầm thấp để tránh hệ thống phòng không của Nga. Nhưng Typhoon lại được tối ưu hóa để bay tầm cao nhằm phóng tên lửa ở tầm xa hơn.
Cũng theo ông Bronk, tiêm kích Typhoon và F-16 đòi hỏi được cất cánh trên những đường băng trơn tru. Trong khi đó, chiến đấu cơ Gripen của Thụy Điển có thể bay ở độ cao thấp hơn so Typhoon và F-16. Ngoài ra, tiêm kích Gripen có thể cất cánh trên các đường băng ngắn hơn và gồ ghề hơn.
Hiện tại, Mỹ và Pháp tuyên bố không loại trừ việc gửi chiến đấu cơ cho Ukraine, còn Đức đã bác bỏ khả năng này.
Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson cũng cho biết có thể viện trợ máy bay chiến đấu cho Ukraine, nhưng khẳng định vấn đề này hiện chưa được Stockholm bàn tới.
Ba Lan, một trong những quốc gia ủng hộ Ukraine mạnh mẽ nhất, cho hay sẽ không tự đưa ra quyết định riêng mà cần NATO hành động chung.
Còn Slovakia đã đồng thuận gửi 11 máy bay chiến đấu MiG cho Ukraine để mở rộng phi đội hiện thời.
Chính phủ các nước phương Tây vẫn đang chú trọng bảo vệ an ninh quốc gia, nên tránh việc viện trợ quá nhiều vũ khí cho Ukraine. Ngoài ra, họ cũng tránh gửi đi những vũ khí có thể tấn công vào sâu lãnh thổ Nga.
Điện Kremlin cũng khẳng định các nước phương Tây sẽ rơi vào cuộc xung đột trực tiếp với Nga nếu như họ gửi tiêm kích cho Ukraine.
Tổng thống Zelensky: Thất bại của Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine là 'không thể đảo ngược' Ngày 14/5, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng Kiev và các nước phương Tây ủng hộ Ukraine có thể khiến thất bại của Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine là "không thể đảo ngược" và điều này diễn ra sớm nhất là trong năm nay. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. (Nguồn: Reuters) Đây là phát biểu của nhà lãnh đạo Ukraine...