4 mẫu biệt thự đón nắng và gió khiến ai cũng phải mê đắm
4 mẫu biệt thự này có thiết kế đặc biệt, mang dấu ấn cá nhân của gia chủ khiến các tín đồ “nghiện nhà” phải mê mẩn.
Hiện nay, bên cạnh cuộc sống tiện nghi, người ta cũng chú trọng đến không gian sống và tính thẩm mỹ của ngôi nhà.
Năm 2021, nhiều ngôi nhà, biệt thự, căn hộ khiến giới “nghiện nhà, yêu bếp” phải mê mẩn. Đặc biệt, trong đó có 4 biệt thự độc đáo, mang đậm dấu ấn của gia chủ.
Biệt thự Đông Dương ( Quảng Nam)
Biệt thự mang phong cách Indochine nằm giữa cánh đồng ở Hội An (Quảng Nam) thuộc sở hữu của vợ chồng chị Dương Vân Anh làm nghề kinh doanh.
Biệt thự được thiết kế theo lối mở, hài hòa với thiên nhiên để mang đến cảm giác thư thái, yên bình cho gia chủ.
Nội thất được chăm chút tỉ mỉ, tinh tế và mang tính thẩm mỹ cao.
Biệt thự Anh quốc (Đà Lạt)
Phong cách kiến trúc Farmhouse khá phổ biến ở Anh quốc và luôn được nhiều người yêu thích bởi vẻ đẹp mộc mạc, thanh lịch và lãng mạn. Gia đình anh Hoàng Cường (TP.Đà Lạt, Lâm Đồng) cũng vậy.
Biệt thự ốp đá bên ngoài, phảng phất không khí cổ kính của nước Anh.
Đầu năm 2020, khi khởi công xây dựng căn biệt thự cách chợ Đà Lạt 3km, anh cùng chị gái đã bàn bạc với kiến trúc sư lựa chọn phong cách này.
Biệt thự hoàn thiện vào tháng 11/2020, tổng thời gian xây dựng khoảng 10 tháng. Công trình gồm 4 tầng (hầm, trệt, lầu, áp mái), diện tích mỗi sàn từ 150-200m2.
Nội thất bên trong mang màu sắc tươi mới với nhiều chi tiết sắc sảo.
Video đang HOT
Biệt thự Nhật Bản (Đà Lạt)
Khu biệt thự có tổng diện tích hơn 4000m2 ở Đà Lạt (Lâm Đồng) của vợ chồng anh Jerrim Vũ và chị Thùy Trang được ví như bước ra từ các bộ phim của Nhật Bản.
Giá trị biệt thự khoảng 60 tỷ đồng, có 6 phòng ngủ và được xây trong vòng 4 năm.
Biệt thự sử dụng kính để đón ánh sáng, phù hợp với thời tiết, khí hậu của Đà Lạt.
Cổng ra vào và bờ tường đúng chất Nhật Bản.
Xung quanh biệt thự là con đường đá, trải sỏi và cảnh quan xanh tươi, bố trí hài hòa.
Biệt thự vườn bằng sắt
Biệt thự vườn ở huyện Kiên Lương (Kiên Giang) của anh Nguyễn Long xây dựng cuối năm 2019 với tổng diện tích 800m2 được làm phần lớn từ sắt tiền chế và nhôm, xung quanh gắn kính cường lực. Toàn bộ biệt thự là không gian mở, bất cứ góc nào cũng có kính.
Kết cấu là vật liệu dễ phát nhiệt tuy nhiên, anh Long khẳng định trong nhà rất mát mẻ nhờ ứng dụng giải pháp cây xanh bao phủ quanh nhà và vật liệu chống nhiệt. Sau 6 tháng thi công, biệt thự hoàn thiện và đưa vào sử dụng.
Biệt thự có không gian mở, với nhiều cửa kính cường lực. Phần cửa kính anh dán phim cách nhiệt cản nắng. Bậc thềm gia chủ trang trí bằng nhiều chậu hoa cảnh, còn ngoài vườn trồng cỏ Nhật và các loại hoa dễ chăm.
Căn hộ ẩm mốc biến hình thành không gian cổ xưa của gia đình 5 người
Từ căn hộ ẩm mốc, chị Trịnh Giang đã thi công khẩn cấp trong 3 tháng thành nơi ở lý tưởng cho gia đình và chờ đón thành viên mới.
Gia đình chị Trịnh Giang sống ở Hà Nội. Chị chia sẻ, trước đây, khi gia đình mới có 3 thành viên, chỉ cần căn hộ với diện tích trung bình khoảng 70m2, 2 phòng ngủ là ổn.
Tuy nhiên, khi chị mang bầu, lại là thai đôi, không gian sống cần mở rộng hơn. Hai vợ chồng chị gấp rút mua căn hộ khác, cải tạo toàn bộ để sẵn sàng đón nhân khẩu mới, chuẩn bị cho công cuộc "bỉm sửa".
Hiện trạng căn hộ chị mua lại: Vừa là nhà ở vừa là kho chứa đồ. Giấy dán tường được dán khắp nhà và cả trên trần nên ẩm mốc khá nhiều.
Căn hộ ẩm mốc sau khi cải tạo theo phong cách Indochine. Phần tường được kiến trúc sư bố trí thành hốc lớn, bo tròn làm nên sự sắc nét cho căn hộ. Khu vực này kê sofa và tủ trang trí, treo tranh decor.
Khi chị nhận bàn giao, phải thuê người bóc dỡ và chống thấm toàn bộ cả nhà. Đồ đạc cũng không tận dụng lại được gì ngoại trừ sàn gỗ.
Sau 3 tháng làm việc với đội ngũ thiết kế và thi công, chỉnh sửa từng chi tiết nhỏ, chị cũng kịp dọn vào nhà mới trước khi sinh con.
Chị tâm sự, việc cải tạo nhà thực sự rất đau đầu. Đầu tiên, phải lựa chọn, cân nhắc đủ thứ từ to đến nhỏ. Hàng ngày phải kiểm tra xem đoạn nào chưa ổn còn yêu cầu thợ sửa lại ngay.
Đặc biệt, nhiều thứ chị muốn tự tay chọn nên phải tìm chỗ mua và bê về. "Ngày nào tôi cũng vác bụng bầu, đi tha lôi về vài món gì đấy cho nhà mới. Nhiều bạn shipper giao thường xuyên đến quen mặt", chị vui vẻ nhớ lại.
Quá trình cải tạo nhà, chị Trịnh Giang thừa nhận, bản thân thấy sáng suốt nhất là đầu tư vào thiết bị điện tử: Máy rửa bát, máy sấy quần áo, robot hút bụi, bồn vệ sinh rửa tự động, khóa điện tử, máy lọc không khí, máy tiệt trùng UV... Tuy khá "đau ví" nhưng những vật dụng đó giúp chị tiết kiệm sức lao động, thời gian, chăm sóc các con và bản thân được tốt hơn.
Cửa vào nhà lắp đặt khóa điện tử, tủ giày vân gỗ, cao kịch trần có thể cất giấu được nhiều đồ lặt vặt. Từ cửa vào là không gian thông suốt giữa phòng khách và bàn ăn.
Phòng thờ riêng biệt, ngăn với phòng khách bằng vách ngăn gỗ. Từ nơi thờ tự đến không gian bếp đều lát gạch bông họa tiết hoa chanh cổ điển màu đen.
Tủ sách kết hợp kho chứa đồ, kệ trang trí được thiết kế vừa với mảng tường. Chị Trịnh Giang thuê 1 đội thiết kế riêng và 1 đội thi công - giám sát - nội thất riêng.
Khu bếp chia làm hai phần, 1 bên nấu và sơ chế, 1 bên đặt thiết bị bếp như nồi cơm, lò nướng, máy đun nước... Hệ tủ bếp là gỗ MDF cốt xanh phun chống ẩm. Mặt đá bếp nhóm C của thương hiệu trong nước với giá 7,1tr/md, đảm bảo tính thẩm mỹ nhìn sang, lau chùi dễ và không bị ố vàng. Phần gạch thẻ ốp tường chi phí rẻ nhưng chị Giang cho biết, công đoạn vệ sinh sẽ vất vả hơn so với sử dụng gạch to.
Bồn rửa lắp kiểu âm thuận lợi khi nấu nướng, dọn dẹp, chỉ cần gạt 1 lần là rác rơi hết xuống bồn rửa. Mặt bếp không bị lộ keo, gây mất thẩm mỹ khi keo ố vàng, ẩm mốc. Theo chị Giang, trước khi làm bếp, mọi người chọn bồn rửa trước, sau đó trao đổi với thợ làm đá là muốn lắp bồn âm. Bên thi công đá sẽ bê nguyên tấm đến, ướm vào bồn rửa rồi mới cắt đá và lắp đặt tại nhà luôn. Cuối cùng, họ sẽ khoan lỗ để lắp hệ vòi rửa vòi lọc.
Phần kệ bếp đặt các hũ thủy tinh đựng hạt khô, vừa bảo quản hạt lâu dài, lại tăng tính thẩm mỹ cho bếp.
Do thuê hai bên thiết kế và thi công riêng, bản thân lại kỹ tính nên chị Trịnh Giang tự mua nhiều đồ, như bồn rửa mặt và thiết bị vệ sinh. Mặt đá chị cũng tự đặt theo kích thước, bên thi công chỉ việc lắp vào.
Máy giặt và máy sấy bố trí ngoài ban công. Phía trên lắp mặt đá và kệ đựng đồ giặt giũ, đồng thời là lớp đệm, ngăn mưa hắt vào máy.
Phòng ngủ master.
Hốc tường trang trí lung linh.
Phòng ngủ bé gái tông màu hồng cam dễ thương.
Phòng ngủ chị Trịnh Giang chuẩn bị cho hai bé sinh đôi. Nôi cũi dùng giai đoạn sơ sinh đến 1 tuổi, giường tầng phục vụ khi các bé lớn lên.
Máy tiệt trùng, máy đun sữa trên kệ có màu xanh, hợp tông với phòng.
Góc hoa lãng mạn bên ban công căn hộ.
Bàn trà gỗ hình tròn.
View nhìn từ bàn ăn ra ban công rất thú vị cho những ngày se se lạnh, nhâm nhi chút trà nóng.
Cảm xúc mùa thu xưa trong căn hộ phong cách Indochine ở Hà Nội Căn hộ 87m2 mang phong cách Indochine gợi nhớ đến mùa thu xưa của Hà Nội, với cốm xanh, hồng đỏ và cái se lạnh sớm mai. Mùa thu Hà Nội luôn khơi gợi nhiều cảm xúc cho mọi người với hương cốm mới, cái se lạnh mỗi buổi sớm mai và màu sắc đỏ đượm của quả hồng... Đặc biệt, trong không...