4 lý do khiến Plant & Zombies bị thất sủng
Plant & Zombies (Gọi tắt là PvZ2) là loạt series game miễn phí kinh điển, nhưng cho đến nay series game nổi tiếng này đã không còn tạo được làn sóng như hồi đầu. Chúng ta hãy cùng điểm lại những nguyên nhân chính khiến dòng game ấn tượng một thời này trở nên thất sủng.
1. Bối cảnh câu chuyện game không còn hợp thời
Với tình hình thực tế hiện nay thì con người thích ngồi ở nhà chơi game di động, vì ở người chơi có nhiều thời gian hơn, ít bị quấy rầy bởi những công việc đột xuất. Ngoài ra ngoài việc thích chơi game ở nhà thì họ còn có thói quen chơi game những lúc rảnh rỗi như trong phòng tắm, lúc ngồi trên xe, hay giờ làm việc rảnh rỗi(nguồn TechCrunch). Vì thế trong mỗi môi trường khác nhau thì thời gian giải trí và thời gian tập trung cho game cũng sẽ bị nhiều yếu cố khách quan làm ảnh hưởng.
Là một nhà sản xuất chúng ta có 2 lựa chọn, bạn có thể chọn tập người chơi có nhiều thời giản rảnh rỗi để thiết kế game, như vậy sản phẩm sẽ thỏa mãn được nhân tố người chơi có môi trường thời gian dồi dào. Hoặc bạn có thể nhắm trực tiếp vào tập người dùng luôn tận dụng thời gian rảnh rỗi, như trong thời gian nghỉ, trên đường về nhà, hoặc lúc tắm rửa…
Nhìn từ bức hình trên chúng ta có thể nhận ra, mỗi cửa thử thách của PvZ2 đều cần rất nhiều thời gian để vượt qua, thậm chí người chơi cần tập trung 100% tinh thần, thể loại game tốc độ nhanh này hoàn toàn không thích hợp với môi trường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.
Video đang HOT
Người chơi chơi bối cảnh bị lược mất, là một yếu tố quan trọng của PvZ2. Đầu tiên để qua những cửa quan trọng cần mất ít nhất khoảng 4 phút, nếu so với những game di động khác, thì 4 phút là khá dài. Một vài game mang tính giải trí khác thì 1 vòng chơi chỉ mất khoảng 1 phút là sẽ mất đi 1 mạng. Tiếp theo, PvZ2 cần tập trung toàn bộ tinh thần, bao gồm tốc độ hoạt động và tần suất chạm của ngón tay. Chỉ một chút lơ đãng là bạn sẽ mất đi mặt trời của mình, vì trò chơi không được dân công sở ưa chuộng, và chỉ thích hợp với những người giàu có về mặt thời gian.
Nhưng bài viết này không chú trọng vào vấn đề bất kỳ trò chơi nào cũng phải thích hợp với thời gian của người chơi. Có rất nhiều trò chơi để tránh được tình trạng trên đã sáng tạo ra nhiều cách chơi khác, ví dụ như Clash of Clans, khi tấn công bộ lạc đối địch người chơi cũng cần tập trung tinh thần, nhưng khi thu thập tài nguyên xây dựng, huấn luyện quân và khi giải trí cùng bộ lạc đều có thể nhẹ nhành hoàn thành trong hành trình.
2. Thiếu yếu tố xã hội
Game cùng chơi với game thủ là một tác dụng thúc đẩy vô cùng to lớn với những game có độ bảo lưu người chơi mà loạt đạo cụ hóa tiền trong game. Chúng ta hãy tưởng tượng, nếu trong thiết kế trò”Cartoon farm” của “Hay Day” mà không có tính năng giao dịch vật phẩm trong game; hay trong trò Candy Crush Saga mà không có bản đồ hành trình, để hiển thị hành trình và mức qua cửa của bạn bè thì sẽ như thế nào. Mặc dù trong PvZ2 có tính năng chia sẻ liên kết và bản đồ hành trình, nhưng toàn bộ trò chơi lại không có bất kỳ nhân tố xã hội nào.
PvZ2 cổ vũ người chơi dùng tài khoảng Facebook để đăng nhập, đồng thời trên bản đồ cũng hiển thị lộ trình của người chơi, nhưng trên bản đồ trò chơi lại không có hiển thị hành trình của người chơi khác, cũng không có bất kỳ một bảng xếp hạng nào. Đây có lẽ là nhân tố đáng thất vọng nhất đối với người chơi yêu mến PvZ2.
Đồng tiền trong game là thông qua cạnh tranh mà hình thành. 2 nhân tố quan trọng là hành trình của bạn bè, và bảng xếp hạng đã ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ phát triển của đồng tiền trong game.
3. Sợ người chơi thất vọng
Series game mô phỏng con người là loạt game rất dễ thu hút người chơi, tất cả những trò chơi này đều có chung một đặc điểm, trong game cung cấp rất nhiều phần thưởng để người chơi khi thực hiện thử thách sẽ có cảm giác thành công rất đặc biệt. Ví dụ như trò”Farm Ville”, “Sims Social”, “HayDay” đều là những game game mô phỏng con người tiêu biểu. Những trò chơi này đều nhanh chóng thu hút người chơi mới, đồng thời cũng có những tuyệt chiêu để không mất đi người chơi. Tóm lại, thể loại game này đều không cần can thiệp quá nhiều vào tính năng game, người chơi thành công và người chơi phổ thông đều là do thời gian tích lũy hoặc bỏ tiền trả phí vào đạo cụ để nhanh chóng tăng tốc hành trình chơi.
Nếu nói về thành tựu thì với thể loại series game mô phỏng con người mà nói rất hữu dụng, nhưng chúng ta vẫn cần suy ngẫm thêm về những thể loại khác, ví dụ như những trò trí tuệ miễn phí hoặc những game khủng thì không cần phải bàn. Hãy nói về game”Candy Crush Saga” mà ai cũng biết, hay “Jelly Splash”, “Angry Birds”, thất bại trong game chỉ càng kích thích người chơi hạ quyết tâm qua ải. Sau khi trải qua một quan ải gian nan người chơi lại càng cảm thấy yêu thích say mê.
Nhưng PvZ2 lại khiến người ta cảm thấy tức người, không cần quá nhiều nỗ lực là người chơi có thể qua cửa, dần dần khiến game trở nên nhạt nhẽo, không có tính thách thức. Có người còn tính toán: phiên bản mỹ của PvZ2 chỉ cần 30 giờ là phá đảo, phiên bản Trung Quốc thì 110 giờ. Theo như tác giả được biết một trong những nguyên nhân quan trọng khiến PvZ2 bị thất sủng chính là là việc thiếu tính thách thức.
Thiếu chỉ số độ khó không chỉ giảm lượng người chơi trong game mà còn giảm chỉ số IAP(chi dùng trong ứng dụng) thu nhập, nữa là PvZ2 còn cung cấp đạo cụ IAP để gia tăng tốc độ qua cửa, như vậy người chơi quá dễ dàng khi làm thử thách, vậy còn bao nhiêu người nguyện ở lại với PvZ2 đây?
4. Thiếu mô hình tuần hoàn hợp lý
Nguyên thành công của một game miễn phí là ở chỗ nhân tố tuần hoàn hạt nhân. Nhìn từ góc độ kĩ thuật thì mô hình tuần hoàn hạt nhân là bức tường quan trong với game. Còn với game miễn phí mà nói, thì thiết kế theo lượt có giới hạn của game là tác dụng quan trong đối với mô hình tuần hoàn.
Tính tuần hoàn này không cần phải thiết kế quá quan trọng. Ví dụ trong”Candy Crush Saga, chỉ có chỉ số mạng của người chơi là nhân tố tuần toàn. Trong trò chơi này, khi người chơi dùng hết mạng của mình thì người chơi phải dừng một khoảng thời gian rồi mới được chơi tiếp, như vậy game thủ có 3 sự lựa chọn, hoặc là chờ đợi, hoặc là nhờ bạn bè trên Facebook cứu mạng hoặc bỏ tiền ra mua mạng chơi tiếp. Tính tuần hoàn trong”Candy Crush Saga” vô cùng đơn giản nhưng lại rất hiệu quả.
Hay trong “HayDay” lại có yếu tố tuần hoàn phức tạp hơn, đó là khi người chơi cần trồng các loại cây, khi các loại cây đã có thể thu hoạch thì người chơi cần đi cắt, và trồng những tài nguyên khác, cần trồng thêm bao nhiêu là tùy ý. Nhưng đáng chú ý chính là mỗi lần kết thúc thời gian phát triển của thực vật, thì người chơi có thể chọn cách P2P nông trường hoặc bán cho NPC.
Nhìn từ góc độ yếu tố tuần hoàn, thì game”HayDay” đã chuyển thời gian chuyển hóa thành tiền hàng trong game. Một người chơi hiệu suất cao trên thực tế sẵn sàng chơi game liên lục và tình nguyện bỏ tiền ra để mua nhiều lợi ích ảo hơn, mà không phải là bỏ quá nhiều thời gian để sản sinh ra đồ cho mình.
Kết luận
PvZ2 thực sự là một game miễn phí, mặc dù PvZ2 có cung cấp các ứng dụng trả tiền trong game, nhưng lại không có cơ chế giới hạn lượt chơi, không có những sáng tạo tuần hoàn trong các ứng dụng thanh toán, vì thế tự tương tác cạnh tranh giữa người chơi bị mất đi, tính xã hội cũng vô hình chung mà không có. Đối với nhà phát hành mà nói, thì việc chuyển hóa game từ miễn phí sang thu phí là vô cùng khó!
Theo VNE