4 lý do khiến phương Tây mất hơn 5 tháng vẫn không thể ngăn Nga ở Ukraine
Hơn 5 tháng trôi qua kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, tình hình cuộc chiến cho thấy những tuyên bố của phương Tây về việc giúp Kiev sớm chấm dứt xung đột đã không thành.
Một căn nhà bốc cháy do giao tranh ở miền đông Ukraine (ảnh: CNN)
Có 4 nguyên nhân chính dẫn đến thất bại chiến lược của phương Tây ở Ukraine, theo tạp chí 19Fortyfive, chuyên trang về quân sự của Mỹ.
1. Đồng minh không muốn dấn vào xung đột
Nga nhiều lần cáo buộc, phương Tây dường như muốn Kiev chống lại Nga đến “người Ukraine cuối cùng”, theo 19fortyfive. Nhưng Nga đã thay đổi chiến lược, sẵn sàng đánh chậm, tuyên bố sẽ đạt các mục tiêu và không đặt ra thời hạn chót. Phương Tây dường như lúng túng khi đối phó chiến lược này.
Theo 19fortyfive, các đồng minh của Ukraine đã nhiều lần tỏ ra không sẵn sàng hoặc chậm chạp với các vụ việc có động chạm tới Nga. Chẳng hạn, với vụ cựu điệp viên Nga Alexander Litvinenko bị ám sát bằng chất độc ở London, gần 10 năm sau Anh mới mở cuộc điều tra. Khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014, các nước phương Tây cũng không hành động, ngoại trừ các lệnh trừng phạt về kinh tế.
Mặc dù thuộc khối NATO có nhiều mâu thuẫn với Nga, nhưng vào năm 2011, Đức bắt đầu xây dựng đường ống dẫn khí Nord Stream 2. Giờ đây, Nga sử dụng chính đường ống đó để gây sức ép với châu Âu. Trong cuộc xung đột hiện nay, 19fortyfive cho rằng Ukraine đang yếu thế, tổn thất nhiều người do bị NATO từ chối kết nạp làm thành viên.
Video đang HOT
Phương Tây dường như tỏ ra ngần ngại khi viện trợ vũ khí cho Ukraine (ảnh: Reuters)
2. Thiếu mục tiêu thống nhất
Phương Tây dường như không có mục tiêu nhất quán cho cuộc xung đột ở Ukriane. Phương Tây muốn kết thúc xung đột ở Ukraine bằng đàm phán? Hay muốn quân đội Nga thất bại hoàn toàn ở Ukraine để khiến quyền lực của Tổng thống Putin bị lung lay? Phương Tây liệu có muốn Ukraine nhượng bộ lãnh thổ?
Mục tiêu cụ thể có thể định hình loại vũ khí và tần suất gửi vũ khí của phương Tây cho Ukraine. Nếu muốn đánh bại hoàn toàn quân đội Nga, phương Tây cần viện trợ nhiều vũ khí hạng nặng hơn cho Kiev, thậm chí là cả máy bay chiến đấu.
Hiện tại, phương Tây dường như vẫn chưa “tất tay” trong viện trợ vũ khí cho Ukriane. Một số quốc gia thành viên NATO như Đức, Slovakia ngần ngại viện trợ vũ khí cho Ukraine để tiết kiệm nguồn lực quân sự trong nước. Hungary từ chối gửi vũ khí cho Ukraine.
Mỹ – quốc gia dẫn đầu NATO – cũng tỏ ra thận trọng khi viện trợ vũ khí cho Ukraine. Nếu Kiev sử dụng vũ khí phương Tây viện trợ bắn vào lãnh thổ Nga, đó có thể bị coi là hành động khiêu khích đối với Moscow.
Tàu chiến Nga khai hỏa vào mục tiêu (ảnh: RT)
3. Không bảo vệ Ukraine khỏi tên lửa
Phương Tây từ chối cùng cấp hoặc bán các hệ thống phòng không tiên tiến cho Ukraine. Điều này khiến lực lượng Ukraine hứng chịu các đòn tấn công bằng tên lửa của Nga như “cơm bữa”. Chi phí tái thiết Ukraine cũng tăng lên. Chỉ hơn 5 tháng sau xung đột, Kiev đã ước tính cần khoảng 1.000 tỷ USD để khôi phục kinh tế và cơ sở hạ tầng. Chưa rõ Kiev sẽ xoay xở số tiền này từ đâu.
Nếu Mỹ cung cấp hệ thống tên lửa phòng thủ Patriot cho Ukraine, Nga có thể mất ưu thế về hỏa lực tầm xa và từng bước xuống thang xung đột. Mỹ cũng có thể thúc giục Israel chấm dứt lệnh cấm cung cấp hệ thống phòng thủ “Vòm sắt” cho Ukraine.
Pháo tầm xa quân đội Ukraine sử dụng ở Donbass (ảnh: CNN)
4. Không thể làm Nga cảm thấy mệt mỏi
Trước các lệnh trừng phạt từ phương Tây, nền kinh tế Nga cho thấy khả năng thích nghi tốt và chưa chịu nhiều áp lực. Kinh tế Nga có thể sụt giảm trong năm nay, tuy nhiên mức độ thiệt hại là chưa đủ để Moscow cân nhắc về việc dừng chiến dịch quân sự.
Ngoài chính sách tài chính hợp lý, Nga vẫn còn có thể trông cậy vào năng lượng để phát triển kinh tế. Trong khi giá nhiên liệu, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt tăng vọt giúp Nga thu lợi, nội bộ phương Tây lại tỏ ra mâu thuẫn về chính sách năng lượng.
Đức (nền kinh tế lớn nhất EU) và nhiều quốc gia châu Âu khác đang phải thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng” khi Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt. Hunagry – quốc gia từ chối trừng phạt Moscow và không viện trợ quân sự cho Ukraine – khiến giới lãnh đạo EU “đau đầu” khi liên tục công kích chính sách hạn chế phụ thuộc năng lượng Nga của khối.
Trước khi trừng phạt được Nga, phương Tây, kể cả Mỹ, đã tự “làm đau” chính mình, theo 19Fortyfive.
Nga điều 140 tàu quân sự, 10.000 lính tập trận khắp các đại dương
Nga thông báo huy động 140 tàu quân sự các loại, 60 máy bay, 1.000 thiết bị cơ giới khác và 10.000 binh sĩ tham gia các cuộc tập trận tại Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Bắc Cực và Địa Trung Hải.
AFP ngày 20/1 dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Nga xác nhận nước này sẽ tổ chức các cuộc tập trận hải quân quy mô lớn trên Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Bắc Cực và Địa Trung Hải trong tháng 1 và tháng 2/2022, bất chấp căng thẳng leo thang với phương Tây.
Tàu chiến Nga tham gia một cuộc duyệt binh trên biển. Ảnh: TASS
Các cuộc tập trận sẽ có sự góp mặt của 10.000 binh sĩ cùng 140 tàu chiến, tàu hỗ trợ; hơn 60 máy bay quân sự; 1.000 thiết bị cơ giới các loại. Đây được đánh giá là lượng khí tài lớn nhất mà Nga huy động tham gia một cuộc tập trận hải quân trong vài năm gần đây.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết mục tiêu chính của cuộc tập trận sắp tới là nhằm "bảo vệ lợi ích quốc gia của Nga trên các đại dương và chống lại các mối đe dọa quân sự đối với Nga từ các vùng biển, đại dương".
Thông tin về cuộc tập trận được đưa ra một ngày trước khi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov gặp gỡ người đồng cấp Mỹ Antony Blinken ở Geneva để tiếp tục thảo luận về các đề xuất an ninh mà Nga đưa ra trước đó, cũng như về tình hình ở Ukraine.
Thời gian qua, Ukraine, Mỹ và phương Tây nhiều lần lên tiếng phản đối việc Nga tập trung trên dưới 100.000 binh sĩ tại khu vực gần biên giới với Ukraine, cho rằng Moscow đang lên kế hoạch tấn công quốc gia láng giềng.
Cách đây hai hôm, Tổng thống Mỹ Joe Biden nêu quan điểm rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ "tiến vào" Ukraine, đồng thời thề sẽ đáp trả "mạnh tay" động thái này. Tuy nhiên, Nga tiếp tục khẳng định họ không có ý định tấn công Ukraine. Điện Kremlin chỉ trích nhận xét của Tổng thống Mỹ "gây bất ổn".
Trong diễn biến liên quan, TASS ngày 19/1 dẫn lời ông Konstantin Gavrilov, trưởng phái đoàn Nga tại Đàm phán Vienna về Kiểm soát Vũ khí và An ninh Quân sự cảnh báo Mỹ và phương Tây cần sớm đưa ra câu trả lời liên quan đến các đề xuất an ninh mà Nga đưa ra.
Cuối năm ngoái, Bộ Ngoại giao Nga đã công bố dự thảo thỏa thuận với Mỹ và NATO, trong đó nội dung chủ chốt là yêu cầu NATO không kết nạp Ukraine, không tiếp tục mở rộng liên minh về phía Đông, và không triển khai quân đội hoặc vũ khí tới các nước gia nhập khối sau năm 1997
Nga tìm tuyến đường mới để đưa dầu ra thị trường Theo hãng tin Bloomberg, Nga dường như đã tìm ra một phương pháp mới để đưa dầu của mình ra thị trường bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moskva. Tàu chở dầu Chris. Ảnh: Vesselfinder.com Một chuyến hàng khoảng 700.000 thùng dầu của Nga đã được chuyển đến cảng dầu El Hamra của Ai Cập trên bờ biển...