4 lưu ý khi ăn hạt dẻ ai cũng cần biết để tránh rước bệnh vào thân
Hạt dẻ nướng là món ăn khoái khẩu của nhiều người nhưng có vài điều cần lưu ý khi ăn món này để tránh gặp vấn đề về sức khỏe.
Vào mùa đông, khi những cơn gió mùa lạnh lẽo thổi qua, được ngồi ở vỉa hè, vừa trò chuyện vừa nhâm nhi hạt dẻ nướng thì chẳng còn gì tuyệt vời hơn.
Không chỉ thơm ngon, hạt dẻ còn là vị thuốc quý dùng để chữa nhiều loại bệnh. Theo đông y, hạt dẻ có vị ngọt, tính ấm đi vào 3 kinh tỳ, vị và thận. Có công năng dưỡng vị kiện tỳ, bổ thận; hoạt huyết, chỉ thống. Dùng cho các trường hợp thận hư (bổ thận cường thận), hen suyễn, tiêu chảy do tỳ vị hư, loét miệng, cơ thể suy nhược sau bệnh nặng dài ngày, chấn thương đụng giập, chảy máu cam, xuất huyết dưới da, nôn, trào ngược dạ dày – thực quản.
Ăn nhiều hạt dẻ sẽ gây hại cho sức khỏe.
Tuy nhiên, cũng giống như bất cứ loại thực phẩm nào, không phải cứ dùng nhiều là tốt. Sử dụng không đúng cách có thể biến loại thực phẩm ngon lành này trở thành thứ gây hại cho cơ thể. Báo chí Trung Quốc từng đưa tin về trường hợp nữ bệnh nhân 25 tuổi bị xuất huyết dạ dày chỉ vì ăn quá nhiều hạt dẻ cùng một lúc. Mỗi ngày cô đều mua 1-2kg hạt dẻ để vừa ăn vừa xem phim. Tuy nhiên, vào một buổi tối sau khi ăn hạt dẻ, cô bị ợ chua, vùng bụng trên đau dữ dội, sau đó bị nôn, tiêu chảy, đặc biệt khi nôn có lẫn máu tươi. Khi nhập viện điều trị, các bác sĩ cho biết cô bị xuất huyết dạ dày, thủ phạm thực sự chính là hạt dẻ. Do đó khi ăn hạt dẻ chúng ta cần lưu ý 4 điều sau:
Ăn lượng vừa phải
Hạt dẻ có chứa hàm lượng Carbonhydrate và cung cấp năng lượng cho cơ thể ở mức cao. Một số nơi còn coi hạt dẻ là nguồn lương thực chính bởi lượng tinh bột phong phú và ít chất béo. Do đó, nếu ăn hạt dẻ thường xuyên trong thời gian dài rất dễ rơi vào tình trạng tăng cân liên tục.
Bên cạnh đó, ăn nhiều hạt dẻ có thể dẫn đến trướng bụng, đầy hơi, thậm chí nôn mửa và chảy máu dạ dày. Mỗi ngày một người bình thường chỉ nên tiêu thụ tối đa 10 hạt dẻ.
Video đang HOT
Không nên dùng đường khi chế biến
Một số người có thói quen ngâm hạt dẻ với nước đường sau đó mới mang đi nướng hoặc rang để hạt dẻ được bùi ngọt mà không biết sẽ gây hại cho sức khỏe. Quá trình nướng (rang) sử dụng nhiệt độ cao có thể làm đường bị cháy khét, sinh ra các chất không tốt cho sức khỏe. Cách tốt nhất là luộc hoặc hầm hạt dẻ.
Thời gian ăn hạt dẻ
Hạt dẻ nhiều tinh bột, ít chất xơ nên chỉ ăn trong bữa phụ lúc 9h sáng hoặc 15h chiều. Ăn ngay sau bữa chính sẽ cản trở hoạt động của hệ tiêu hóa.
Nhóm người nên hạn chế ăn hạt dẻ
Người cao tuổi có chức năng tiêu hóa kém và trẻ nhỏ không nên ăn nhiều hạt dẻ cùng một lúc vì nó có thể gây ra tình trạng đau bụng, khó tiêu, hóc nghẹn, tổn thương tì vị,… Người bị tiểu đường cần tránh ăn hạt dẻ bởi làm tăng lượng đường trong máu.
Người bị bệnh dạ dày kinh niên cũng cần hạn chế ăn loại thực phẩm này. Bởi ăn quá mức sẽ làm sản sinh nhiều axit, tạo nên gánh nặng cho dạ dày, từ đó có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày. Ngoài ra, người bị cảm chưa khỏi, người mắc chứng sốt rét, kiết lị, phụ nữ sau sinh cũng không nên ăn nhiều hạt dẻ.
Lưu ý nên chọn hạt dẻ có kích thước vừa phải, không nên lựa chọn hạt dẻ đầu to. Trong hạt đầu to, hàm lượng nước cũng rất cao, hương vị không thơm ngọt. Đồng thời cần chú ý không ăn các loại hạt đã có dấu hiệu mốc hỏng. Hạt dẻ bị mốc có thể gây nhiễm độc tố Afflatoxin, gây ung thư gan. Khi bóc nếu thấy màu sắc bên trong hạt dẻ thay đổi thì cần bỏ ngay.
4 thực phẩm người lớn ăn tốt nhưng có thể gây hại cho trẻ nhỏ
Nhiều thực phẩm lành mạnh trong mắt người lớn nhưng có thể không phù hợp, thậm chí gây nguy hiểm đối với trẻ nhỏ.
Với tình yêu thương vô điều kiện, cha mẹ nào cũng muốn dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Đặc biệt trong những năm đầu đời, khi trẻ bắt đầu làm quen với việc ăn dặm, không ít phụ huynh nghĩ rằng cho con ăn thêm một số đồ bổ dưỡng mà người lớn thường dùng sẽ giúp con nhanh chóng cao lớn, khỏe mạnh. Tuy nhiên, nhiều loại thực phẩm tưởng là tốt nhưng thực tế lại không hề có lợi cho sự phát triển của trẻ.
Sữa chua trái cây
Sữa chua là sản phẩm tốt cho sức khỏe vì chứa đầy đủ các chất như protein, glucid, lipid, muối khoáng, vitamin đặc biệt là vitamin nhóm A và B. Ngoài ra sữa chua còn là một nguồn lợi khuẩn dồi dào, rất tốt cho hệ tiêu hóa và tăng sức đề kháng.
Nên cho trẻ ăn sữa chua thường và ăn với lượng vừa phải.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra, bạn có thể sử dụng các sản phẩm từ sữa khi bổ sung thức ăn cho trẻ ngay từ đầu. Nhất là với trẻ bị tiêu chảy hoặc biếng ăn, sữa chua sẽ giúp lập lại cân bằng vi khuẩn ở ruột và chất kháng sinh lactocidine giúp hỗ trợ điều trị tiêu chảy. Tuy nhiên, sai lầm của nhiều bậc mẹ là cho con ăn sữa chua có vị trái cây.
Sữa chua trái cây chứa nhiều đường, chất béo và calo hơn so với sữa chua thông thường. Do đó nếu cho trẻ uống thường xuyên sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, gây đầy bụng, tiêu chảy, khó tiêu, thậm chí gây béo phì, không có lợi cho sự phát triển bình thường của trẻ.
Để bổ sung sữa chua một cách lành mạnh, bạn cần phải đọc kỹ các thành phần, tốt nhất là dùng sữa chua tự nhiên. Đồng thời không cho trẻ ăn sữa chua quá lạnh và theo dõi xem trẻ có bị dị ứng hay không. Nếu không có biểu hiện dị ứng như nôn trớ, đỏ da, quấy khóc, khó thở... thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm bổ sung loại thực phẩm này.
Mật ong
Mật ong là chất làm ngọt tự nhiên, tốt cho sức khỏe thì ai cũng biết nhưng với một số người, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi việc dùng mật ong có thể gây ra ngộ độc botulism. Ngộ độc Botulism gây ra bởi một loại vi khuẩn có tên là Clostridium botulinum. Trẻ khi ăn phải thực phẩm bị nhiễm bào tử Clostridium botulinum, vi khuẩn sẽ xâm nhập và phát triển trong ruột đồng thời sản sinh ra các độc tố gây ngộ độc cho cơ thể. Trong khi đó mật ong là nơi sinh sống ưa thích của các bào tử vi khuẩn này. Do vậy không nên sử dụng mật ong khi hệ tiêu hóa và sức đề kháng của trẻ còn non nớt.
Các triệu chứng phổ biến nhất của trẻ khi bị ngộ độc bao gồm: Chán ăn, táo bón, khó thở, tiếng khóc nghe yếu ớt, mất biểu hiện trên khuôn mặt ... Một vài trẻ cũng có thể bị co giật. Các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 12 đến 36 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, một số trẻ sơ sinh bị ngộ độc có thể không có dấu hiệu rõ rệt cho đến 14 ngày sau khi tiếp xúc với bào tử vi khuẩn. Nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng ngộ độc nào sau khi tiêu thụ mật ong, cha mẹ cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, điều trị.
Nước ép trái cây
Nhiều người cho con uống nước ép trái cây thay nước lọc vì nghĩ rằng nó bổ sung nhiều loại vitamin. Tuy nhiên điều này không hẳn đã đúng. Các loại nước trái cây đều chứa một lượng đường nhất định trong khi phần lớn chất xơ đã bị mất đi trong quá trình ép. Nếu thường xuyên uống nước ép trái cây có thể khiến trẻ bị béo phì, thậm chí tiểu đường.
Ngoài ra, lạm dụng nước ép hoa quả sẽ làm đầy dạ dày, giảm cảm giác thèm ăn các thực phẩm bổ dưỡng khác, từ đó dẫn tới mất cân bằng dinh dưỡng. Bên cạnh đó, uống nhiều nước ép trái cây có thể gây ra tiêu chảy và các vấn đề về tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi.
Hiệp hội nhi khoa Mỹ (AAP) khuyến cáo nên cho trẻ ăn trái cây tươi thay vì uống nước ép. Trong trường hợp trẻ bị táo bón có thể dùng một lượng nhỏ nước ép trái cây nhưng phải là nước ép tươi, không phải thức uống đóng chai. Lượng nước ép trái cây với trẻ từ 1 - 3 tuổi không quá 120ml mỗi ngày; Trẻ từ 4 đến 6 tuổi khoảng 120-180ml/ ngày; trẻ từ 7 tuổi trở lên cũng không quá 220ml/ngày.
Các loại hạt
Các loại hạt bổ dưỡng như hạt dẻ, hạt mắc ca, hạt hạnh nhân, hồ trăn,... có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, đây không phải là thực phẩm nên cho trẻ nhỏ ăn, nhất là trong thời kỳ ăn dặm. Nguyên nhân là do các loại hạt đa số đều nhỏ và cứng nên rất dễ khiến bé bị hóc, nghẹn. Không ít trường hợp trẻ bị hóc không được cấp cứu kịp thời dẫn đến hậu quả tắc nghẽn đường thở. Nếu muốn cho con ăn, các mẹ nên xay nhuyễn hoặc nấu thật mềm.
Nếu kinh nguyệt ra quá ít, con gái nên thực hiện tôn chỉ "3 ăn 2 không" để bổ sung khí huyết đều đặn Cứ đều đặn hàng tháng, con gái sẽ phải đối phó với tình trạng kinh nguyệt xuất hiện từ 5 - 7 ngày. Trong những ngày này, bạn thử quan sát xem mình có gặp phải vấn đề bất thường gì không để kịp thời kiểm soát sớm nhất nhé! Tùy thuộc vào thể lực và sức khỏe của mỗi người thì kỳ...