4 lỗi thường gặp trên hệ thống điều hòa xe ô tô
Lái xe có thể tham khảo một số lỗi thường gặp trên hệ thống điều hòa ô tô dưới đây và cách tự xử lý.
“Kẻ thù” của hệ thống điều hòa xe ô tô chính là chất ẩm, bụi bẩn, cao su, các mảnh vỡ kim loại hay dầu bôi trơn không đúng loại. Hầu hết các “kẻ thù” trên là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc nghẽn, hình thành axit và làm giảm hiệu suất hoạt động của điều hòa. Chúng sẽ xâm nhập vào hệ thống khi xuất hiện một bộ phận nào đó bị hỏng hóc hay do va đập. Ngoài ra, quá trình sửa chữa không đúng kỹ thuật cũng là nguyên nhân dẫn đến điều hòa sẽ bị tấn công bất cứ lúc nào.
Lái xe có thể tham khảo một số lỗi thường gặp trên hệ thống điều hòa ô tô dưới đây và cách tự xử lý:
Các lỗi thường gặp trên hệ thống điều hòa xe ô tô
Hệ thống điều hoà ô tô vẫn hoạt động nhưng gió điều hòa chỉ mát hoặc rất yếu
Với các mẫu xe ô tô mới và vẫn thường xuyên được chăm sóc, bảo dưỡng thì khả năng cao là bộ lọc gió của điều hòa bị tắc. Nguyên nhân là do điều kiện thời tiết, đường xá bụi bẩn bám vào lưới lọc và kết tảng dày phía trong lưới lọc làm cho gió bị thổi trở lại vào dàn lạnh mà không thể thoát ra khoang cabin.
Các chuyên gia giàu kinh nghiệm về sử dụng ô tô cho biết người dùng chỉ cần vệ sinh tấm lưới lọc. Đối với một số dòng xe du lịch hiện đại tay lái thuận (vị trí vô-lăng ở bên trái), lưới lọc điều hòa sẽ nằm bên trong hốc sâu của hộp đựng găng tay. Dùng súng xịt hơi hay dầu bơm lớp xe để thổi sạch vụi bẩn trên tấm lưới. Nếu người dùng không vệ sinh tấm lọc hàng tuần (với các loại xe hay sử dụng ở công trường, đường đất…), hàng tháng thì tấm lưới lọc sẽ dễ bị tắc và ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống điều hòa.
Video đang HOT
Đối với các xe đã sử dụng qua lâu thì nguyên nhân có thể sẽ phức tạp hơn. Đầu tiên có thể là do dây cu-roa dẫn động lốc máy lạnh bị trùng và trượt. Hoặc do các đường ống bị lão hóa dẫn đến rò rỉ hay hở gioăng nên hệ thống điều hòa bị hao ga. Trong trường hợp này, tốt nhất tài xế nên đưa xe đến các trung tâm sửa chữa uy tín, chuyên nghiệp để xử lý bằng các thiết bị chuyên dùng.
Máy lạnh làm việc bình thường nhưng hơi điều hòa có mát và không sâu
Nguyên nhân cũng tương tự như trường hợp trên nhưng “bệnh” nhẹ hơn. Ngoài ra, có thể là do dàn nóng và dành lạnh bị bẩn. Nếu dàn bóng bị bẩn thì sẽ gây tỏa nhiệt kém, làm hiệu quả làm mát của gas. Trong khi đó, dàn lạnh bẩn làm cho không khí quanh quẩn bên trong và không thể lùa vào trong cabin xe ô tô.
Ở một số dòng xe, dàn nóng sẽ được lắp đặt thông thoáng phía trước khoang máy. Do đó, khi rửa xe, chủ xe chỉ cần yêu cầu người rửa vệ sinh dàn nóng bằng nước hoặc bằng hóa chất chuyên dùng. Tuy nhiên, người rửa xe cũng yêu cầu phải có kỹ thuật nhất định để không phá hỏng khoang động cơ, đặc biệt là hệ thống điện. Còn việc chăm sóc, vệ sinh dàn lạnh phức tạp hơn, đòi hỏi đội ngũ kỹ thuật phải có tay nghề thực thụ.
Bổ sung gas nhưng hệ thống điều hòa ô tô gần như không hoạt động
Áp suất trong hệ thống điều hòa thường được điều chỉnh ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, nếu quá trình nạp gas không cẩn thận sẽ dẫn đến tình trạng không kiểm soát chính xác được thông số áp suất gas. Thực tế, đối với nhiều dòng xe, nếu nạp quá nhiều gas, van an toàn trên hệ thống điều hòa ô tô sẽ tự động xả hết gas để bảo vệ hệ thống. Và do mấ hoàn toàn áp suất nên lốc điều hòa sẽ ngừng hoạt động.
Lời khuyên cho các lái xe là đưa “xế cưng” của mình đến các trung tâm uy tín để các chuyên gia chăm sóc và bảo dưỡng xe ô tô khắc phục sự số này.
Có mùi khó chịu nhưng hệ thống điều hòa ô tô vẫn làm việc bình thường
Nguyên nhân khách quan có thể là do hệ thống thông gió (gồm dàn lạnh, tấm lưới lọc gió, quạt gió, cửa dó và cảm biến nhiệt độ dàn lạnh) bị bẩn hoặc hỏng hóc. Ngoài ra, nguyên nhân chủ quan có thể là do người dùng để cabin bẩn, không vệ sinh thường xuyên khiến các tạp chất như mồ hôi, rác, mùi thuốc lá hay thức ăn… sẽ bám cặn trong các ngóc ngách của khoang nội thất. Khi máy làm lạnh làm việc và lùa gió vào khoang sẽ khiến các tạp chất trên theo gió điều hòa thoát ra gây mùi khó chịu.
Dù là nguyên nhân chủ quan hay khách quan, lái xe chỉ cần dọn dẹp cabin sạch sẽ, vệ sinh lưới lọc gió hoặc đưa xe đến các trung tâm chăm sóc xe để sử dụng các hóa chất vệ sinh nội thất xe hơi chuyên dùng loại bỏ bụi bẩn hay mùi ở khoang xe.
Theo Giadinhvietnam
Thời tiết nắng nóng: Cách giảm nhiệt hiệu quả tránh sốc nhiệt khi vào xe ô tô
Thời tiết nắng nóng kéo dài như hiện nay sẽ khiến nhiệt độ trong xe ô tô tăng cao. Vậy làm cách nào để giảm nhiệt ô tô tránh sốc nhiệt.
Trong những ngày nắng nóng việc phải để xe ở ngoài đường mà không có dụng cụ che chắn khi phải bước vào xe là nỗi khổ tâm của những người đi ô tô.
Theo các chuyên gia sức khỏe, việc ngồi trong ô tô sau nhiều giờ phơi nắng sẽ dễ gây hiện tượng sốc nhiệt. Bên cạnh đó, ghế ô tô thường là da, nỉ,... chất liệu hấp thụ nhiệt, vì vậy khi ngồi ô tô phơi nắng nhiều giờ không chỉ gây nóng, khó chịu mà đối với nam giới có thể bị giãn tĩnh mạch tinh (bệnh làm cho tinh trùng ít, chất lượng tinh trùng giảm...).
Sốc nhiệt cũng là hình thái nghiêm trọng nhất của tổn thương do nhiệt. Việc này có thể gây tổn hại cho não và các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. Do đó, chủ xe cần phải có phương pháp che chắn hiệu quả tránh hại xe, hại sức khỏe.
Nắng nóng nếu không che chắn ô tô cẩn thận rất dễ sốc nhiệt khi ra vào ô tô
Bật điều hòa ở chế độ MAX ngay sau khi lên xe
Theo nhiều chuyên gia, biện pháp bật điều hòa ở chế độ MAX A/C ngay sau khi lên xe sẽ giúp nhiệt độ trong xe thay đổi một cách nhanh chóng, trung bình giảm được 1 độ C trong vòng 1 phút. Tuy nhiên, đây không phải là biện pháp tối ưu, bởi việc ngay lập tức bật điều hòa lạnh hết cỡ sẽ khiến không khí trong xe bị giãn nở một cách đột ngột, tác động không tốt đến kính lái, dễ gây nứt vỡ, chưa kể còn có nguy cơ khiến người trong xe rơi vào trạng thái bị sốc nhiệt.
Khởi động A/C và mở cửa xe
Trước khi lên xe, hãy mở tất cả các cửa kính, sau đó bật điều hòa với chế độ gió lớn để không khí nóng nhanh chóng thoát ra ngoài. Sau vài phút, khi nhiệt độ đã giảm thì đóng các cửa kính và bật điều hòa trở về chế độ bình thường. Phương pháp này sẽ giúp mang luồng không khí ở bên ngoài vào trong xe cũng như đẩy lượng nhiệt nóng từ các chi tiết trong khoang nội thất ra ngoài.
Khởi động A/C và mở cửa xe khi di chuyển
Trong trường hợp người lái không muốn mất thời gian, chủ xe cũng có thể lựa chọn phương pháp bật A/C và mở cửa xe khi di chuyển. Với cách làm này, nhiệt độ cabin sẽ thay đổi nhanh chóng trong 10 phút đầu, giảm 1,4 độ/ phút. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn khiến cho điều hòa hoạt động kém hiệu quả hơn và người ngồi trong xe phải chịu lượng nhiệt nóng trong suốt khoảng thời gian đầu khi điều hòa chưa kịp làm mát toàn bộ khoang cabin.
Đóng mở cửa xe để lùa khí nóng ra ngoài trước khi di chuyển
Nếu không cần phải di chuyển nhanh chóng, tài xế có thể hạ nhiệt cabin bằng cách đóng mở cửa xe để lùa khí nóng ra ngoài. Với cách này, người lái chỉ cần thực hiện thao tác đóng/mở cửa xe khoảng từ 5 - 10 lần. Phương pháp này sẽ giúp mang luồng không khí bên ngoài vào trong xe cũng như đẩy lượng nhiệt nóng từ các chi tiết trong khoang nội thất ra ngoài.
Ngoài ra, nên thường xuyên theo dõi, kiểm tra hệ thống điều hòa trên ôtô cũng như két nước làm mát để đảm bảo chúng luôn hoạt động trong điều kiện tốt nhất. Cùng với đó là lưu ý sử dụng các biện pháp che chắn cho chiếc xe trong điều kiện phải đỗ xe ngoài trời nắng nóng.
Theo Nghean24h.vn
Biến Audi RS7 Sportback thành xe bọc thép nhanh nhất thế giới Nói đến xe bọc thép, người ta thường nghĩ ngay tới những chiếc sedan hoặc SUV hạng sang cỡ lớn, tập trung vào khả năng chống đạn hơn là trải nghiệm lái. Nhà độ AddArmor muốn thay đổi quan niệm đó với chiếc xe bọc thép có tốc độ cực đại lên tới 325 km/h... Với tốc độ tối đa lên tới 325...