4 lời khuyên vàng từ BS sản phụ khoa
Những lời khuyên cơ bản nhưng vô cùng hữu ích từ bác sỹ phụ khoa dưới đây sẽ giúp chị em bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình tôt nhât.
1. Chú ý đến dịch âm đạo
Ngoài những lý do khiến âm đạo tiết nhiều dịch như: khi mang thai; dùng viên thuốc tránh thai, thiếu máu suy nhược cơ thể, thời điểm cực khoái hay thời kỳ rụng trứng giữa chu kỳ kinh nguyệt thì mọi sự thay đổi của dịch tiết âm đạo đều là dấu hiệu bệnh lý.
Vì vậy, chị em cần luôn chú ý đến số lượng và biến đổi về màu sắc, tính chất của dịch âm đạo trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.
Chị em nên chú ý đến màu sắc bất thường của dịch âm đạo
Tính chất khác thường của chúng là một dấu hiệu cho thấy một số loại nhiễm trùng. Đặc biệt, nếu có các triệu chứng khác liên quan như có màu trắng như bột và ngứa thì có thể bạn đã bị viêm âm đạo do nấm hay phối hợp với trùng roi, có màu xanh hơi vàng và mùi hôi kèm đau bụng dưới nữa thì cần đi khám ngay vì có thể do nhiễm khuẩn cấp ở tử cung.
Hay biểu hiện hôi kèm ngứa, rát thì rất có thể bị viêm âm đạo do trùng roi trichomonas. Đặc biệt là nếu dịch tiết màu đỏ hay nâu và đôi khi có ra máu giữa kỳ thì chị em cần đi khám để loại trừ ung thư cổ tử cung.
Chị em cần luôn chú ý đến số lượng và biến đổi về màu sắc, tính chất của dịch âm đạo trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.
Phụ nữ ở độ tuổi từ 15-25, có quan hệ tình dục nên được kiểm tra hàng năm với chlamydia. Nếu kết quả là dương tính, bạn nên kiểm tra thêm sự hiện diện của gonococci. Vì đó có thể là bệnh lậu, một căn bệnh lây truyền qua đường tình dục thường đi kèm với chlamydia. Ngoài ra, cần xét nghiệm tế bào âm đạo và cổ tử cung ít nhất mỗi năm một lần cho phụ nữ từ độ tuổi 40 trở lên hay người có yếu tố nguy cơ cần làm sớm hơn.
2. Đừng bỏ qua các triệu chứng tái phát
75% phụ nữ bị nhiễm nấm candida hay tưa miệng ít nhất một lần trong đời. Nếu bạn có thể xác định chắc chắn triệu chứng bệnh tái phát (vì đã từng mắc nó) thì bạn có thể sử dụng các loại kem hoặc thuốc đặt âm đạo đặc biệt để tự điều trị.
Tuy nhiên, để an toàn hơn, nhất là khi bạn không chắc chắn về chẩn đoán bệnh sau một quá trình điều trị không hiệu quả thì bạn nên liên hệ với bác sỹ phụ khoa để làm phân tích loại trừ các bệnh khác và nhiễm nấm.
3. Quan hệ tình dục an toàn
Video đang HOT
Bạn không nên mất cảnh giác khi quan hê, ngay cả khi bạn hoàn toàn chắc chắn rằng đối tác của bạn là ai. Hãy nhớ rằng cách bảo vệ tốt nhất cho bạn, giúp chống lại bệnh tật, các bệnh lây truyền qua đường tình dục – là một bao cao su.
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng đáng ngờ, ngay lập tức tham khảo ý kiến một bác sỹ.
Viêm gan B – một căn bệnh chỉ lây truyền qua đường tình dục nhưng có thể ngăn chặn thông qua vắc-xin chủng ngừa. Tiêm chủng phòng ngừa được thực hiện trong ba giai đoạn và được lặp lại sau khoảng 10-12 năm sau khi tiêm.
Dù không có triệu chứng gì thì bác sĩ cũng khuyên chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ ít nhất 1 lần/năm.
4. Khám phụ khoa định kỳ
Khám phụ khoa định kỳ là một việc cân thiêt để phụ nữ bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc của chính mình. Nếu được thăm khám định kỳ, bệnh nhân và bác sỹ sẽ chủ động việc phát hiện bệnh, nhờ đó việc điều trị sẽ dễ dàng và không bị tốn kém.
Đối với những phụ nữ đã sinh đẻ, phụ nữ trên 35 tuổi và đang thời kỳ tiền mãn kinh thì việc khám phụ khoa định kỳ còn giúp bạn ngăn ngừa và phát hiện sớm các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục.
Dù không có triệu chứng gì thì bác sĩ cũng khuyên chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ ít nhất 1 lần/năm, còn đối với những người có tiền sử mắc bệnh phụ khoa thì 6 tháng/lần. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm như: soi tươi, nhuộm và cấy huyết trắng, siêu âm, soi cổ tử cung và nhất là phết tế bào âm đạo Pap smear để chẩn đoán sớm bệnh lý ung thư cổ tử cung.
Ung thư tử cung, buồng trứng được coi là kẻ sát nhân thầm lặng vì bệnh này có thể ẩn mình trong nhiều năm mà không hề có triệu chứng. Một khi đã lộ diện thì ở thời điểm hiện tại y học chưa có cách chữa trị.
Những phụ nữ đã có quan hệ tình dục và sinh đẻ nhiều lần nên soi cổ tử cung hàng năm để giúp phát hiện rối loạn tế bào tiền ung thư cổ tử cung. Đặc biệt là khi có một bạn tình mới – bởi vì nó làm tăng nguy cơ viêm âm đạo do vi khuẩn chlamydia và trichomonas.
Những bệnh này không có triệu chứng và ở trong tình trạng tiềm ẩn có thể dẫn đến vô sinh, thai ngoài tử cung, hoặc sinh non. Ngoài ra, chúng làm tăng cơ hội mắc phải virus suy giảm miễn dịch của con người: Nếu bạn có ít nhất một nhiễm trùng phụ khoa, các chức năng bảo vệ của cơ thể giảm và bạn dễ bị tổn thương với HIV.
Theo Thúy Phạm (Tri thức trẻ)
Lâm bệnh vì... tự khám "vùng kín"
Khi thấy vùng kín ngứa ngáy khó chịu, nữ giới thường đến ngay phòng khám chuyên khoa để được chẩn đúng bệnh trong khi không ít nam giới lại e ngại, tự "khám" rồi điều trị bằng thuốc ngoài thị trường tự do.
Các chuyên gia lĩnh vực nam khoa cho biết: Khá nhiều loại kháng sinh chống viêm không những không có tác dụng chữa dứt điểm nấm vùng kín mà có thể còn làm bệnh trầm trọng hơn.
Giấu bệnh tự kê đơn
Với khuôn mặt nhăn nhó vì sức khỏe có vấn đề, anh Nguyễn Đức Trung, phố Trần Bình, quận Cầu Giấy, Hà Nội đang chờ khám tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội ngập ngừng chia sẻ: "Lúc đầu tôi cũng chỉ thấy ngứa bình thường nên không quan tâm lắm. Hơn nữa, do gia đình tôi mới chuyển đến nhà mới nên tôi nghĩ có thể do nguồn nước ở đây làm mình bị dị ứng?!
Hai tháng sau tôi thấy cấp độ ngứa cứ tăng dần. Lúc này thì tôi nghĩ chắc "máy móc" của mình có vấn đề thật sự. Tôi lướt web để tìm hiểu thông tin về sức khỏe vùng kín nam giới rồi tự chẩn bệnh cho mình và ra hiệu thuốc gần nhà mua thuốc về sử dụng. Nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm. Triệu chứng ngứa mỗi lúc càng gây khó chịu Nên tôi đành tìm đến phòng khám chuyên khoa để được các bác sĩ giúp đỡ".
Khác với triệu chứng của anh Trung, anh Lý Văn Minh, phường Nguyễn Trãi, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang cũng đang chờ khám tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội lại có triệu chứng đau vùng kín, khó chịu, thậm chí vùng kín chảy dịch.
Anh Minh tâm sự: "Khi thấy có biểu hiện đau, khó chịu, chảy dịch tôi thấy rất lo nhưng lại ngại đi khám vì cứ thấy nó kỳ kỳ thế nào ấy. Khi thấy bệnh có vẻ nặng hơn, tôi kể bệnh rồi nhờ vợ đi mua thuốc ngoài để uống nhưng không thấy thuyên giảm. Dịch chảy khá nhiều, đôi lúc tôi thật sự mất tự tin. Tự bản thân cũng thấy bệnh đến lúc cần phải chữa trị nghiêm túc cùng với việc vợ thường xuyên khuyên nhủ, hôm nay tôi và cô ấy xin nghỉ làm 4 ngày để lên tận đây khám chữa. Hy vọng tôi qua khỏi. Khi sức khỏe "thằng nhỏ" không tốt, chuyện vợ chồng cũng hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là tự tôi thấy mặc cảm về sự thiếu sạch sẽ và sức khỏe của mình..."- anh Minh tâm sự.
Em Nguyễn Thế Anh, 17 tuổi cũng được mẹ đưa đến Bệnh viện này để khám bệnh cho vùng kín. Mẹ em- chị Lê Thị Yến, khu đô thị An Khánh, Hà Nội cho biết: "Con tôi khá nhút nhát nên tôi tin chắc rằng chuyện "chung đụng" với bạn gái là chưa có. Nhưng do thời gian này quan sát thấy cháu thường xuyên gãi vùng kín, tôi nhỏ to tâm sự thì cháu cho biết không hiểu vì sao dạo này cứ thấy bị ngứa ở đó, thậm chí xuất hiện những chấm đỏ. Những chấm này xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt là ngứa rất khó chịu nên tôi đưa cháu đi khám.
Không ít quý ông vì lý do xấu hổ hoặc ngại ngần mà đã tự "khám" và "chẩn bệnh" cho mình, mà không biết rằng với bệnh này, một số loại kháng sinh chống viêm không những không có tác dụng cân bằng nấm Candida Alb trong cơ thể mà nó có thể còn làm cho bệnh trầm trọng hơn. Vì vậy, phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời là giải pháp tốt nhất cho sức khỏe.
Xử lý muộn dễ nhiễm trùng nguy hiểm
Theo bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế Lao động (Hà Nội): Nấm thường gây ngứa ngáy khó chịu. Nhiều người cho rằng nấm là bệnh lây từ bạn tình, tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng. Phụ nữ dễ bị nấm hơn nam giới, và thường lây sang bạn tình nếu mắc bệnh. Thế nhưng không có nghĩa bản thân nam giới không thể bị nấm. Bất cứ môi trường nào ẩm ướt đều là điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển.
BS tư vấn về bệnh nam khoa cho bệnh nhân
Các triệu chứng của bệnh thường là những chấm đỏ hay mẩn đỏ ở "thằng nhỏ", bìu hay bẹn. Nó có thể phát triển dưới "nón". Bệnh nấm ở nam giới không nghiêm trọng như ở nữ giới, một số người có thể tự khỏi. Nhưng khi thấy sưng rát, mẩn đỏ nhiều, bị viêm nhiễm thì nên đi khám bác sĩ. Bên cạnh đó cũng có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng ngứa của nam giới như hắc lào, ghẻ, rận lông mu... hoặc đơn giản vì mặc quần quá chật, vùng da đó bị nóng, ẩm nên nổi mụn.
TS. BS Lê Vương Văn Vệ, Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết: "Tại bệnh viện, có khá nhiều bệnh nhân nam đến khám bệnh vùng kín khi tình trạng bệnh đã tiến triển nặng. Nguyên nhân chủ yếu là các quý ông thường e ngại, giấu bệnh. Khá nhiều nam giới bị nấm đã "cố" chịu đựng bệnh rồi tự mua thuốc ngoài để chữa nhưng không hiệu quả phải tìm đến viện.
Trong khi đây là bệnh nếu phát hiện kịp thời can thiệp sớm sẽ nhanh chóng khỏi bệnh. Nam giới chủ yếu bị bệnh nấm men vùng kín do sự mất cân bằng của một loại nấm có tên là Candida Alb trú ngụ trong cơ thể. Sự mất cân bằng loại nấm này có thể tạo ra những triệu chứng khó chịu và kéo theo nhiều ảnh hưởng khác ở cả vùng kín. Ân ái vợ chồng là con đường lan truyền nhanh nhất của căn bệnh này. Để bảo vệ bản thân và bảo vệ bạn tình, nam giới nên trao đổi về tình trạng bệnh để có biện pháp bảo vệ kịp thời".
"Khi bị nhiễm nấm, nam giới sẽ thấy có những triệu chứng tương tự như phụ nữ: Đau vùng kín, khó chịu, thậm chí là chảy dịch. Khi thấy "thằng nhỏ" có triệu chứng bất thường cần thăm khám chuyên khoa kịp thời, nếu để lâu sẽ dẫn đến nhiễm trùng trầm trọng hơn và việc chữa trị sẽ kéo dài hơn, vừa tốn kém, vừa mất thời gian. Một khi đã bị nhiễm nấm, cách tốt nhất là nên mặc quần áo rộng và tránh cọ xát làm trầy xước vùng đó"- TS Lê Vương Văn Vệ khuyến cáo.
Cũng theo các bác sĩ chuyên khoa, không ít quý ông vì lý do xấu hổ hoặc ngại ngần mà đã tự "khám" và "chẩn bệnh" cho mình, mà không biết rằng với bệnh này, một số loại kháng sinh chống viêm không những không có tác dụng cân bằng nấm Candida Alb trong cơ thể mà nó có thể còn làm cho bệnh trầm trọng hơn. Vì vậy, phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời là giải pháp tốt nhất cho sức khỏe "thằng nhỏ" cũng như bản thân mỗi nam giới nhiễm bệnh nấm. Xấu hổ, giấu bệnh chỉ khiến bệnh trầm trọng hơn thậm chí nguy hiểm hơn là gây nhiễm trùng dẫn đến hủy hoại sức khỏe của chính mình.
Đề phòng bệnh nấm "vùng kín"
- Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ "vùng kín", vệ sinh đúng cách để "vùng kín" được sạch sẽ.
- Chung thủy 1 vợ 1 chồng, không quan hệ tình dục với nhiều người.
- Giữ vùng kín luôn khô ráo, tránh mặc quần chật bó sát vào "cậu nhỏ", hạn chế mặc quần dày trong thời gian dài dễ khiến "cậu nhỏ" bị nóng, ẩm ướt...
- Ngủ đủ giấc, ăn uống hợp lí, đủ dinh dưỡng nên ăn tỏi mỗi ngày vì tỏi có chứa chất chống viêm nhiễm.
Cách xử trí khi bị bệnh
- Tránh giao hợp trong thời gian bị bệnh, chỉ giao hợp khi điều trị khỏi bệnh.
- Rửa sạch sẽ "vùng kín" bằng nước muối sinh lí, muối pha loãng sau đó thấm khô để "vùng kín" luôn được khô ráo.
- Mặc quần áo rộng rãi, tránh cọ xát vào "vùng kín" bị nấm.
- Đi khám chuyên khoa ngay và điều trị để tránh việc bệnh nặng thêm.
Theo Kỳ Anh (GiadinhNet)
Làm sao để biết nàng vẫn đang "cài then"? Theo quan niệm của người phương Đông, trước khi kết hôn, một người con gái ngoan và trong trắng phải còn trinh tiết. Sau đêm tân hôn, nếu người vợ không ra một chút máu hồng, chứng tỏ màng trinh không còn nguyên vẹn, cuộc sống sẽ khó tránh khỏi những va chạm, đổ vỡ. Chính vì sự hiểu biết không đến nơi...