4 loại xét nghiệm phụ nữ nên làm
Dù có dấu hiệu bệnh hay không thì những xét nghiệm sau đây cũng rất quan trọng đối với chị em sau 30 tuổi.
Phụ nữ dễ bị mất xương, loãng xương hơn nam giới, đặc biệt sau tuổi 30. Đây là lý do tại sao bạn cần kiểm tra mật độ xương ngay sau tuổi 30. Lặp lại kiểm tra 5 năm/lần là điều cần thiết bởi người phụ nữ bị mất 30% khối lượng xương của mình trong vòng 5 năm từ thời kỳ mãn kinh.
Phụ nữ nhẹ cân có khối lượng xương thấp thì càng có nguy cơ cao. Nếu mật độ xương của bạn có vẻ thấp, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên làm thêm các xét nghiệm để đo tốc độ mất đi khối lượng xương.
Ngoài ra, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên bổ sung canxi cùng với Vitamin D hoặc tập thể dục để củng cố xương của bạn. Nếu bạn được chẩn đoán loãng xương, bác sĩ sẽ kê toa thuốc cùng với các khuyến nghị chế độ ăn uống.
2. Chụp quang tuyến vú
Cả chụp nhũ ảnh và khám ngực đều có thể giúp phát hiện các dấu hiệu của bệnh ung thư vú. Theo hội chống ung thư Mỹ, gần 97% phụ nữ được chẩn đoán và phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm có tỷ lệ sống 100% và không có dấu hiệu bệnh ung thư tái phát trong vòng ít nhất 5 năm. Trong thực tế, hầu hết các bác sĩ đề nghị bạn nên bắt đầu khám vú lâm sàng ở độ tuổi 20. Kể từ khi quá trình này là không xâm lấn, nó có thể là một phần của kiểm tra sức khỏe hàng năm của bạn.
Sau 30 tuổi, chụp nhũ ảnh được tiến hành hàng năm là điều nên làm. Chụp quang tuyến vú thực hiện bởi một tia X không xâm lấn. Nếu chụp quang tuyến vú phát hiện có dấu hiệu bất thường như cục u, bác sĩ có thể đề nghị phương pháp MRI, siêu âm vú hoặc thậm chí sinh thiết để biết khối u có phải là ác tính không.
Như vậy, phụ nữ 30 tuổi nên tập thói quen kiểm tra sức khỏe 6 tháng/lần
3. Xét nghiệm Pap và khám phụ khoa
Video đang HOT
Pap là xét nghiệm trong đó các tế bào cổ tử cung sẽ được thu thập bằng cách sử dụng một tăm bông để xác định bạn có nguy cơ ung thư cổ tử cung không. Trong đa số trường hợp, ung thư cổ tử cung có thể được điều trị chỉ khi chúng được phát hiện ở giai đoạn sớm.
Như vậy, phụ nữ 30 tuổi nên tập thói quen thử nghiệm 6 tháng/lần. Những người trong độ tuổi từ 20-30 nên kiểm tra hàng năm. Ngoài ung thư, xét nghiệm Pap cũng phát hiện các thay đổi khác trong cổ tử cung như nhiễm trùng, viêm và các tế bào cổ tử cung không khỏe mạnh.
Những người trong độ tuổi từ 20-30 nên làm các xét nghiệm hàng năm để kiểm tra sức khỏe
Phụ nữ ngoài 30 tuổi càng không nên trì hoãn xét nghiệm Pap vì ung thư cổ tử cung là rất nguy hiểm và cũng là khó chữa trong giai đoạn cuối.
4. Kiểm tra tuyến giáp và phân tích nước tiểu
Sau khi bạn 30, các bác sĩ khuyên rằng bạn nên thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ hormone kích thích tuyến giáp. Tuyến giáp bị suy yếu có thể là lý do bạn thấy tăng cân, da khô và móng tay giòn. Điều này được đặc trưng bởi mức độ hormone TSH (hormone do một tuyến trong não (tuyến yên) tiết ra) cao.
Tuy nhiên, mức độ TSH thấp có nghĩa là bạn có một tuyến giáp hoạt động quá mức mà có thể là lý do của việc mất ngủ, giảm cân và nhịp tim nhanh. Thử nghiệm khác cũng quan trọng không kém là phân tích nước tiểu, một mẫu nước tiểu của bạn sẽ được kiểm tra để xem xét liệu bạn có bị bất kỳ bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu nào hay các bất thường ở thận như sỏi thận hoặc rối loạn thận và thậm chí có thể phát hiện bệnh tiểu đường loại 2.
Theo Tri thức trẻ
4 lời khuyên vàng từ BS sản phụ khoa
Những lời khuyên cơ bản nhưng vô cùng hữu ích từ bác sỹ phụ khoa dưới đây sẽ giúp chị em bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình tôt nhât.
1. Chú ý đến dịch âm đạo
Ngoài những lý do khiến âm đạo tiết nhiều dịch như: khi mang thai; dùng viên thuốc tránh thai, thiếu máu suy nhược cơ thể, thời điểm cực khoái hay thời kỳ rụng trứng giữa chu kỳ kinh nguyệt thì mọi sự thay đổi của dịch tiết âm đạo đều là dấu hiệu bệnh lý.
Vì vậy, chị em cần luôn chú ý đến số lượng và biến đổi về màu sắc, tính chất của dịch âm đạo trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.
Chị em nên chú ý đến màu sắc bất thường của dịch âm đạo
Tính chất khác thường của chúng là một dấu hiệu cho thấy một số loại nhiễm trùng. Đặc biệt, nếu có các triệu chứng khác liên quan như có màu trắng như bột và ngứa thì có thể bạn đã bị viêm âm đạo do nấm hay phối hợp với trùng roi, có màu xanh hơi vàng và mùi hôi kèm đau bụng dưới nữa thì cần đi khám ngay vì có thể do nhiễm khuẩn cấp ở tử cung.
Hay biểu hiện hôi kèm ngứa, rát thì rất có thể bị viêm âm đạo do trùng roi trichomonas. Đặc biệt là nếu dịch tiết màu đỏ hay nâu và đôi khi có ra máu giữa kỳ thì chị em cần đi khám để loại trừ ung thư cổ tử cung.
Chị em cần luôn chú ý đến số lượng và biến đổi về màu sắc, tính chất của dịch âm đạo trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.
Phụ nữ ở độ tuổi từ 15-25, có quan hệ tình dục nên được kiểm tra hàng năm với chlamydia. Nếu kết quả là dương tính, bạn nên kiểm tra thêm sự hiện diện của gonococci. Vì đó có thể là bệnh lậu, một căn bệnh lây truyền qua đường tình dục thường đi kèm với chlamydia. Ngoài ra, cần xét nghiệm tế bào âm đạo và cổ tử cung ít nhất mỗi năm một lần cho phụ nữ từ độ tuổi 40 trở lên hay người có yếu tố nguy cơ cần làm sớm hơn.
2. Đừng bỏ qua các triệu chứng tái phát
75% phụ nữ bị nhiễm nấm candida hay tưa miệng ít nhất một lần trong đời. Nếu bạn có thể xác định chắc chắn triệu chứng bệnh tái phát (vì đã từng mắc nó) thì bạn có thể sử dụng các loại kem hoặc thuốc đặt âm đạo đặc biệt để tự điều trị.
Tuy nhiên, để an toàn hơn, nhất là khi bạn không chắc chắn về chẩn đoán bệnh sau một quá trình điều trị không hiệu quả thì bạn nên liên hệ với bác sỹ phụ khoa để làm phân tích loại trừ các bệnh khác và nhiễm nấm.
3. Quan hệ tình dục an toàn
Bạn không nên mất cảnh giác khi quan hê, ngay cả khi bạn hoàn toàn chắc chắn rằng đối tác của bạn là ai. Hãy nhớ rằng cách bảo vệ tốt nhất cho bạn, giúp chống lại bệnh tật, các bệnh lây truyền qua đường tình dục - là một bao cao su.
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng đáng ngờ, ngay lập tức tham khảo ý kiến một bác sỹ.
Viêm gan B - một căn bệnh chỉ lây truyền qua đường tình dục nhưng có thể ngăn chặn thông qua vắc-xin chủng ngừa. Tiêm chủng phòng ngừa được thực hiện trong ba giai đoạn và được lặp lại sau khoảng 10-12 năm sau khi tiêm.
Dù không có triệu chứng gì thì bác sĩ cũng khuyên chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ ít nhất 1 lần/năm.
4. Khám phụ khoa định kỳ
Khám phụ khoa định kỳ là một việc cân thiêt để phụ nữ bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc của chính mình. Nếu được thăm khám định kỳ, bệnh nhân và bác sỹ sẽ chủ động việc phát hiện bệnh, nhờ đó việc điều trị sẽ dễ dàng và không bị tốn kém.
Đối với những phụ nữ đã sinh đẻ, phụ nữ trên 35 tuổi và đang thời kỳ tiền mãn kinh thì việc khám phụ khoa định kỳ còn giúp bạn ngăn ngừa và phát hiện sớm các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục.
Dù không có triệu chứng gì thì bác sĩ cũng khuyên chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ ít nhất 1 lần/năm, còn đối với những người có tiền sử mắc bệnh phụ khoa thì 6 tháng/lần. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm như: soi tươi, nhuộm và cấy huyết trắng, siêu âm, soi cổ tử cung và nhất là phết tế bào âm đạo Pap smear để chẩn đoán sớm bệnh lý ung thư cổ tử cung.
Ung thư tử cung, buồng trứng được coi là kẻ sát nhân thầm lặng vì bệnh này có thể ẩn mình trong nhiều năm mà không hề có triệu chứng. Một khi đã lộ diện thì ở thời điểm hiện tại y học chưa có cách chữa trị.
Những phụ nữ đã có quan hệ tình dục và sinh đẻ nhiều lần nên soi cổ tử cung hàng năm để giúp phát hiện rối loạn tế bào tiền ung thư cổ tử cung. Đặc biệt là khi có một bạn tình mới - bởi vì nó làm tăng nguy cơ viêm âm đạo do vi khuẩn chlamydia và trichomonas.
Những bệnh này không có triệu chứng và ở trong tình trạng tiềm ẩn có thể dẫn đến vô sinh, thai ngoài tử cung, hoặc sinh non. Ngoài ra, chúng làm tăng cơ hội mắc phải virus suy giảm miễn dịch của con người: Nếu bạn có ít nhất một nhiễm trùng phụ khoa, các chức năng bảo vệ của cơ thể giảm và bạn dễ bị tổn thương với HIV.
Theo Thúy Phạm (Tri thức trẻ)
Làm sao để biết nàng vẫn đang "cài then"? Theo quan niệm của người phương Đông, trước khi kết hôn, một người con gái ngoan và trong trắng phải còn trinh tiết. Sau đêm tân hôn, nếu người vợ không ra một chút máu hồng, chứng tỏ màng trinh không còn nguyên vẹn, cuộc sống sẽ khó tránh khỏi những va chạm, đổ vỡ. Chính vì sự hiểu biết không đến nơi...