4 loại trái cây tuyệt đối không được đặt lên bàn thờ trong những ngày đầu năm mới kẻo tài lộc tiêu tán
Bày biện mâm ngũ quả hay khay trái cây thông thường thì bạn cũng không nên để những loại trái này lên bàn thờ.
Bí mật mâm ngũ quả ngày Tết: Tại sao người miền Nam kỵ chuối còn người miền Bắc phải có bằng được?
Những ngày đầu năm, ngoài mâm cơm mặn truyền thống, các gia đình còn chuẩn bị thêm mâm ngũ quả cũng như các loại khay/giỏ trái cây khác để dâng lên tổ tiên. Mỗi vùng miền có thể có những quan niệm khác nhau về cách bài trí, tuy nhiên vẫn có những nguyên tắc nhất định về phong thuỷ, tâm linh mà bất kỳ nhà nào cũng nên lưu ý. Để tấm lòng được thêm trọn vẹn, đón vận khí tốt trong ngày đầu năm, các gia chủ không nên bày biện 4 loại trái cây sau đây trên bàn thờ.
Không phải ngẫu nhiên từ xưa đến nay người miền Bắc chỉ chọn chuối thật xanh để chuẩn bị mâm ngũ quả. Bởi khi chuối chín vừa không để được lâu, vừa sinh ra chất khiến cho các loại trái cây khác cũng bị chín nhanh hơn. Tương tự với chuối, các loại trái cây khác cũng nên ở trạng thái ương hoặc xanh. Trái cây một khi đã chín tới hay chín già khi trưng bày lâu còn bị hỏng, thối, sinh ruồi bọ – kiêng kỵ trên bàn thờ.
2. Trái cây có gai, nặng mùi
Theo những chuyên gia phong thuỷ, những loại trái cây nhọn khi bày lên bàn thờ dịp đầu năm sẽ ảnh hưởng đến gia đạo và sự bình an của người trong gia đình. Còn với những loại trái cây nặng mùi thì càng nên tránh vì bàn thờ là nơi linh thiêng, thanh tịnh.
3. Trái cây giả
Mặc dù trái cây giả có vẻ ngoài đẹp mắt, để được lâu không hư hỏng nhưng lại không tốt về mặt tâm linh. Theo các chuyên gia phong thuỷ, cúng bái trái cây giả là hành động không tôn trọng tổ tiên, thần linh.
4. Trái cây bị ướt
Video đang HOT
Nên tránh rửa trái cây nếu có ý định bày lâu trên ban thờ vì khi dính nước sẽ nhanh hư. Thay vào đó, bạn lấy giấy ướt và giấy khô lau bề mặt qua là được rồi.
Nguồn: Tổng hợp
Những loại quả bạn nên chọn để bày mâm ngũ quả vừa hợp phong thuỷ vừa thêm ý nghĩa trong dịp Tết
Trong dịp Tết Nguyên đán, theo truyền thống sẽ có những mâm ngũ quả thật đẹp được bày biện hướng lòng thành của con cháu dành cho ông bà, tổ tiên. Hãy chọn những loại quả thật ý nghĩa giúp năm mới thêm cát lành.
Nhắc đến mâm ngũ quả, mọi người thường nhắc tới nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Mâm ngũ quả không chỉ tượng trưng cho tấm lòng của con cháu dâng lên ông bà, tổ tiên cùng những thức quà đặc biệt trong ngày Tết mà còn là mong muốn của mọi người dành cho tổ ấm, với niềm hy vọng một năm mới an lành, thịnh vượng.
Ý nghĩa của mâm ngũ quả
Theo phong thủy phương Đông, mỗi dịp Tết đến xuân về, trên bàn thờ thường sẽ có mâm ngũ quả cúng ông bà, tổ tiên. Ngũ quả thể hiện cho 4 yếu tố cấu thành nên vũ trụ là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Mâm ngũ quả mang ý nghĩa sâu sắc, thể hiện lòng hiếu thảo, mong ước những điều tốt lành trong năm mới. Mỗi vùng miền lại chọn lựa những loại quả khác nhau.
Mâm ngũ quả còn được xem là biểu tượng của thành quả sau một năm lao động miệt mài. Những sản vật kết tinh từ mồ hôi, công sức được chắt chiu để đến mùa xuân nắng ấm, lựa dịp tốt lành để thành kính dâng lên tổ tiên.
Mâm ngũ quả miền Bắc
Miền Bắc thường sẽ có 5 loại quả là chuối, bưởi, đào, hồng, quýt.
Chuối là loại quả chiếm vị trí quan trọng trong cách bài trí mâm ngũ quả ngày tết. Chuối tượng trưng cho bàn tay ngửa lên, bao bọc sự bình an, đa phúc lộc. Màu xanh của chuối tượng trưng cho mùa xuân, sự tinh túy của đất trời, cho niềm hy vọng về một năm mới nhiều may mắn, tài lộc.
Bưởi hoặc phật thủ bày mâm ngũ quả đều mang ý nghĩa cầu mong trời Phật ban lộc, may mắn, thịnh vượng.
Cam, quýt, hồng, mận... là những loại quả tượng trưng cho bốn mùa ở miền Bắc với mong muốn suốt năm gia đình sẽ được no đủ, hạnh phúc.
Mâm ngũ quả của người miền Bắc thường có chuối, quýt...
Mâm ngũ quả tượng trưng cho đủ đầy, phúc lộc trong năm mới.
Các loại quả được bày biện khéo léo, hài hòa.
Đu đủ và sung là các loại quả được đặt lên bàn thờ gia tiên với ước vọng sung túc, đủ đầy, tránh gặp bần hàn, khó khăn trong năm mới.
Mâm ngũ quả của người miền Bắc thường đặt nải chuối dưới cùng tượng trưng cho bàn tay ngửa, hứng những gì tinh túy nhất của mùa xuân. Thứ hai là phật thủ hoặc bưởi màu vàng tượng trưng cho hành Thổ với cầu mong trời ban phúc lộc. Thứ ba là các quả màu đỏ, màu trắng tượng trưng cho hành Hỏa, hành Kim, quả màu đen như mận, hồng xiêm tượng trưng cho hành Thủy...
Mâm ngũ quả của người miền Trung
Người miền Trung sống ở vùng đất nghèo khó, đất đai khô cằn, vốn ít hoa trái, lại thêm thời gian Tết rơi vào mùa đông khắc nghiệt, hoa quả thường không có nhiều nên thường sẽ chọn những loại quả đẹp, mâm ngũ quả miễn sao đẹp mắt để thể hiện năm mới đủ đầy, trọn vẹn và hạnh phúc.
Mâm ngũ quả của người miền Trung là sự giao thoa văn hóa của người miền Bắc và miền Nam.
Mâm ngũ quả đẹp mắt.
Mâm ngũ quả của người miền Nam
Trong dịp Tết cổ truyền, người miền Nam thường cầu kỳ hơn trong việc chọn quả bày biện cúng gia tiên. Mâm ngũ quả của người miền Nam thường có các loại quả như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, có thể thêm dứa ở dưới đế để thể hiện sự vững chãi. Đặc biệt, mâm ngũ quả không thể thiếu cặp dưa hấu ruột đỏ vỏ xanh, tượng trưng cho lòng trung nghĩa của người dân nơi đây.
Mâm ngũ quả của người miền Nam thường có dưa hấu, dừa...
Dứa, táo, nho trong mâm ngũ quả của người miền Nam.
Mâm ngũ quả dù là ở miền nào vẫn không thể thiếu trong dịp Tết để thể hiện sinh động cho nét văn hóa truyền thống của người Việt. Mâm ngũ quả trên bàn thờ là nơi hội tụ tinh túy của đất trời, của hồn quả hương cây với ý nguyện vạn vật bình an, tốt lành trong năm mới.
Thông tin mang tính chất tham khảo
Quy tắc phong thuỷ bày mâm ngũ quả ngày Tết Mâm ngũ quả tượng trưng cho ngũ hành, là thứ không thể thiếu trên bàn thờ ngày Tết của các gia đình Việt. Việc chọn lựa, bày biện các loại quả sao cho chuẩn phong thủy sẽ mang lại nhiều may mắn trong năm mới. Chuối xanh Theo quan niệm phong thủy, quả chuối xanh ứng với hành Mộc. Một nải chuối thường...