4 loại rau củ đắt hơn vàng, có loại giá tỷ đồng, công dụng thế nào
Mặc dù những loại rau củ này có “giá trên trời” nhưng nhiều người không ngại bỏ tiền tỷ để mua bởi những công dụng tuyệt vời.
1. Chồi hoa bia: gần 26 triệu đồng/kg
Với mức giá lên tới 1.000 Euro/kg (gần 26 triệu đồng), chồi hoa bia xứng đáng được xếp vào một trong những loại rau đắt nhất thế giới.
Hoa bia thường chỉ đâm chồi một lần vào mùa xuân, khoảng giữa tháng 3 và tháng 4. Vì khá kén chọn môi trường sống nên chồi hoa bia chỉ có thể trồng được nhiều ở Anh. Hơn nữa, thời gian sống của chồi hoa bia không lâu, chỉ sau một thời gian ngắn đã nhanh chóng lụi tàn. Bởi vậy người ta thường phải thu hoạch nhanh bằng tay vào tháng 4. Bởi sự khan hiếm này nên giá của chồi hoa bia mới có giá cao đến như vậy.
Chồi hoa bia có giá gần 26 triệu đồng/kg.
Về mặt sức khỏe, hoa bia nổi tiếng là loại thảo dược có tác dụng an thần. Nhiều bộ lạc người Mỹ bản địa đã sử dụng thảo dược từ hoa bia để điều trị đau và mất ngủ. Trong y học hiện đại, hoa bia được đánh giá cao về tác dụng thư giãn, an thần. Một chiếc gối nhồi hoa bia khô có thể giúp chống lại chứng mất ngủ.
Bên cạnh đó, làm trà từ hoa bia cũng rất tốt trong việc làm dịu căng thẳng thần kinh. Vị đắng của hoa bia giúp tăng cường và kích thích tiêu hóa, làm giảm co thắt cơ trơn đường tiêu hóa liên quan đến hội chứng ruột kích thích.
Một số nghiên cứu khác đang quan tâm đến việc sử dụng hoa bia để làm giảm các triệu chứng mãn kinh. Các nhà nghiên cứu đã xác định được prenylnaringenin là hợp chất quan trọng trong hoa bia liên quan đến hoạt động nội tiết tố.
2. Nấm tùng nhung: hơn 23 triệu đồng/kg
Nấm tùng nhung hay nấm Matsutake là một loài nấm được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới, thường phân bố tại những rừng cây tùng ở những ngọn núi nằm cách mặt nước biển 2500m, quanh năm mây tuyết che phủ ở một số quốc gia châu Á.
Nấm tùng nhung ở Việt Nam vô cùng quý hiếm, bổ dưỡng, chỉ mọc vào dịp lễ Vu lan (khoảng tháng 8) trên rễ cây thông lớn ở trong những cánh rừng thông đỏ. Đặc biệt, loại nấm tùng nhung tuyết sơn là loại rất quý hiếm: loại nấm này mọc trên các cánh rừng thông (Tùng) cổ thụ, trên các đỉnh núi cao cách mặt nước biển 3.500 m trở lên.
Ngày nay, loại nấm này rẻ nhất cũng phải tới 1.000 USD/kg (khoảng hơn 23 triệu đồng).
Video đang HOT
GS. Trịnh Tam Kiệt, chuyên gia hàng đầu về nấm ở Viện Công nghệ Sinh học, đã viết về loại nấm tùng nhung này rằng có chứa 8 axit amin thiết yếu, lượng lớn vitamin B1, B2, C và PP – là món ăn giá trị dinh dưỡng cao và loại dược liệu đặc biệt có tác dụng kiện thân, có lợi cho đường ruột, giảm đau, ích khí, tiêu đờm, chống viêm, tẩy giun…
Trong y văn cũng ghi nấm tùng nhung là nấm hoang dã, giá trị cao hàng đầu trong các loại nấm. là món ăn giá trị dinh dưỡng cao, là dược liệu đặc biệt. Cuốn sử “Kinh sử Chính loại vật cấp bản thảo” thời nhà Tống đã viết về nấm tùng nhung có lượng protein rất phong phú, giàu các axit amin, axit béo, các chất dẫn xuất như axit nucleic, peptide… Nghiên cứu khoa học hiện đại còn cho thấy loại nấm này có một vai trò đặc biệt trong việc điều trị bệnh tiểu đường, ung thư…
3. Nhụy hoa nghệ tây: 200 – 700 triệu đồng/kg
Saffron là tên gọi của một loại gia vị được sản xuất từ nhụy hoa nghệ tây, mỗi năm chỉ nở đúng một lần vào cuối tháng 10 và đầu tháng 11. Nhụy hoa nghệ tây đã có một thời gian rất nổi ở Việt Nam bởi những công dụng thần thánh với sức khỏe và sắc đẹp của chị em.
Tuy nhiên điều ấn tượng hơn cả chính là mức “giá trên trời” của nó. Mỗi cây hoa nghệ tây chỉ có 4 hoa, mỗi hoa có 3 nhụy, vì vậy phải mất 11.000 đến 17.000 bông hoa nghệ tây mới sản xuất ra được 1kg thành phẩm cuối cùng. Chính vì vậy, Saffron được coi là một trong những loài dược liệu đắt nhất thế giới, dao động từ 200 – 700 triệu đồng/kg.
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Nga, Trưởng khoa Y học cổ truyền BV Quận 2 (TP.HCM), nghệ tây là loại thực vật có hoa (tên khoa học là Crocus sativus, thuôc họ Diên Vĩ), có nguồn gốc ở Tây Nam Á.
“Theo Y học cổ truyền, nhụy hoa nghệ tây có vị đắng đặc trưng, chứa tinh dầu và các chất carotenoid, safranal cho mùi thơm, picrocrocin cho vị đắng. Các chất này có tính kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa. Các bộ phận khác của nghệ tây như cánh hoa, lá, củ cũng chứa hoạt chất chống oxy hóa, trong đó tập trung nhiều nhất ở đầu nhụy hoa. Ngày nay cả y học cổ truyền và y học hiện đại sử dụng nhụy hoa nghệ tây như vị thuốc có tác dụng an thần, trừ đờm, kích thích tình dục. Bên cạnh đó nó có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư, trầm cảm, làm sạch máu.”, BS Nga nói.
Theo BS Nga, với đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, nhụy hoa nghệ tây có tác dụng đánh bay mụn, phòng ngừa mụn quay lại. Ngoài ra, đây còn được xem là thần dược trong việc trị thâm nám, làm da sáng mịn, tẩy tế bào chết, chống lão hóa…vì chứa nhiều loại vitamin, protein thực vật, thúc đẩy cơ thể sản sinh collagen.
4. Nấm truffle: Kỷ lục hơn 7,4 tỷ đồng/1,5 kg
Nấm truffle gần như không thể gieo trồng, vì chúng chỉ mọc dại tại một số vùng đất nhất định ở châu Âu. Loại nấm này được ca tụng như “viên kim cương trong nhà bếp”, chỉ xuất hiện trên những bàn tiệc thượng hạng. Cách đây vài năm ở một hội chợ bán đấu giá nổi tiếng được tổ chức ở Mỹ, một bao tải chứa khoảng 2kg nấm Truffles lớn đã được mua với giá 61,250 USD (khoảng 1,4 tỷ VND) bởi một thương gia người Trung Quốc. Nhiều người còn cho rằng giá này khá rẻ cho những chiếc nấm có kích cỡ to như vậy.
Vào tháng 12/2007, Stanley Ho – một ông vua sòng bạc nổi tiếng ở Macau thậm chí còn từng chi tới 330.000 USD (tương đương hơn 7,4 tỷ đồng) để mua 1,5kg nấm.
Nấm truffle được ví như viên kim cương trong nhà bếp.
Tương truyền, người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã ca tụng truffle như một loại thần dược phòng the, có tác dụng khơi nguồn cảm hứng và ẩn chứa đầy sự bị ẩn lôi cuốn.
Nấm truffle cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng như protein và chất xơ và chứa cả axit béo bão hòa và không bão hòa, cũng như các vi chất dinh dưỡng; như vitamin C, phốt pho, natri, canxi, magiê, mangan và sắt.
Chuyên gia hướng dẫn cách chọn men vi sinh hiệu quả mà không tốn kém
Bác sĩ tiêu hóa Jay N. Yepuri - Hiệp hội sức khỏe tiêu hóa Texas (Mỹ) cho biết: Bổ sung men vi sinh sẽ làm giảm một số triệu chứng tiêu hóa, miễn là uống đúng chủng và đúng loại.
Tại sao phải bổ sung men vi sinh?
Men vi sinh (hay còn gọi là probiotics) là những vi sinh vật nhỏ bé khi được bổ sung đủ số lượng sẽ đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người dùng.
Trong cơ thể của chúng ta, đặc biệt là trong ruột có hàng tỷ loại vi sinh vật giúp tiêu hóa thức ăn và giúp chúng ta khỏe mạnh. Các vi sinh vật trong đường ruột luôn "chung sống hòa bình" với tỷ lệ 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn (vi khuẩn xấu).
Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân phá vỡ tỷ lệ này, điển hình như dùng thuốc kháng sinh, ăn uống linh tinh, thực phẩm không đảm bảo... Nếu tỷ lệ 85:15 bị phá vỡ, các vi khuẩn xấu sẽ tăng mạnh gây rối loạn tiêu hóa, suy giảm hệ miễn dịch và nhiều vấn đề khác. Để ngăn ngừa điều này xảy ra, bạn có thể bổ sung lợi khuẩn từ men vi sinh!
Các chuyên gia đã chứng minh bổ sung men vi sinh giúp giải quyết các vấn đề về tiêu hóa như:
Đau bụng
Táo bón
Bệnh Crohn (một bệnh viêm ruột)
Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Không dung nạp đường sữa
Viêm loét đại tràng
Tiêu chảy (đặc biệt là tiêu chảy do dùng thuốc kháng sinh)
Bổ sung men vi sinh Bio Vigor giúp giảm tiêu chảy do thuốc kháng sinh
Lý do dùng men vi sinh nhưng không có tác dụng
Tại sao các chuyên gia khuyến cáo là men vi sinh có nhiều công dụng nhưng nhiều người bổ sung men vi sinh không có tác dụng? Dưới đây là những lý do mà các chuyên gia đã đúc kết được:
Liều lượng lợi khuẩn quá ít
Không bổ sung men vi sinh đúng cách (uống khi no hoặc khi đói). Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để dùng cho đúng.
Dùng không đúng chủng lợi khuẩn. Không phải tất cả các chủng đều có tác dụng với mọi triệu chứng. Bạn nên tìm chủng lợi khuẩn phù hợp với triệu chứng mà mình gặp phải.
Chất lượng của sản phẩm thấp. Một trong những thách thức lớn nhất khi sản xuất men vi sinh là tỷ lệ lợi khuẩn sống sót. Lợi khuẩn phải sống sót trong quá trình sản xuất, lưu trữ và vượt qua hàng rào axit dạ dày khi uống để vào đến đường ruột thành công.
Men vi sinh được lưu trữ không đúng cách: Độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng đều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến men vi sinh. Một số loại men vi sinh cần phải được bảo quản lạnh.
Bổ sung men vi sinh không đúng cách sẽ làm giảm tác dụng
Khi chọn men vi sinh cần lưu ý điều gì?
Để bổ sung men vi sinh có tác dụng cần lưu ý: Hiệu quả của men vi sinh phụ thuộc vào tỷ lệ sống sót của lợi khuẩn, có nghĩa là mức độ chúng có thể chống chọi với môi trường rất axit của dạ dày và đường tiêu hóa. Men vi sinh trên thị trường rất đa dạng về chủng loại, nhưng không phải sản phẩm nào cũng đảm bảo tỷ lệ lợi khuẩn sống sót cao. Thậm chí, nghiên cứu cho thấy, có một số loại men vi sinh có tỷ lệ lợi khuẩn sống sót rất thấp nên nhiều người mới "kêu ca" bổ sung men vi sinh mà không có tác dụng!
Ngoài ra, vì men vi sinh là bổ sung lợi khuẩn sống, vì vậy khả năng tồn tại của chúng chịu ảnh hưởng lớn từ việc sản xuất, đóng gói và lưu trữ. Nhiều loại bổ sung vi khuẩn sống (như sữa chua uống len men) yêu cầu cần phải bảo quản lạnh. Nếu việc bảo quản, lưu trữ gặp vấn đề thì tác dụng của men vi sinh sẽ giảm hoặc không còn.
Men vi sinh dạng bào tử lợi khuẩn có hiệu quả vượt trội
Để khắc phục những nhược điểm này, các chuyên gia đã nghiên cứu và bào chế thành công men vi sinh bổ sung bào tử lợi khuẩn (không phải lợi khuẩn thông thường). Bào tử lợi khuẩn có cấu trúc dạng KÉN đặc biệt, với nhiều lớp vỏ bao bọc lõi lợi khuẩn bên trong. Những lớp áo này sẽ bảo vệ bào tử vượt qua axit dạ dày, dịch vị, enzyme... vào đến ruột non. Từ đây, bào tử sẽ hút nước, nảy mẩm, phát triển thành lợi khuẩn bình thường và phát huy tác dụng của mình. Men vi sinh bổ sung bào tử lợi khuẩn có tỷ lệ sống sót rất cao, nên được đánh giá là hiệu quả vượt trội hơn so với những men vi sinh bổ sung lợi khuẩn thông thường.
Ngoài ra, khi bổ sung men vi sinh từ bào tử lợi khuẩn như men vi sinh Bio Vigor, lợi khuẩn còn kích thích cơ thể sản sinh enzyme để tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng, nhờ đó sẽ tiêu hóa tốt hơn, ăn ngon miệng hơn, giảm tình trạng biếng ăn...
Những bệnh tiêu hóa ở người cao tuổi, nguyên tắc điều trị và cách phòng tránh Những bệnh tiêu hóa ở người cao tuổi dễ mắc do sức khỏe suy yếu. Bộ máy tiêu hóa tính từ miệng tới hậu môn bất cứ vị trí nào đều có thể bị bệnh và chức năng, bài tiết dịch vị hay co bóp của đường tiêu hóa đều ngày càng sa sút hơn do lão hóa. Những bệnh tiêu hóa ở...