4 loại phương thức hình thành chiến tranh Đông Á trong tương lai

Theo dõi VGT trên

Bài viết nhấn mạnh đến lực lượng mới, phát triển không cân bằng, khủng hoảng, phân phối thu nhập, luật pháp và đạo đức, nhân tố Mỹ… liên quan chiến tranh.

Mạng “Học giả Ngoại giao” Nhật Bản đăng bài viết “4 loại phương thức làm cho xung đột có thể xuất hiện ở Đông Á” của tác giả Robert Farley.

4 loại phương thức hình thành chiến tranh Đông Á trong tương lai - Hình 1

4 loại phương thức hình thành chiến tranh Đông Á trong tương lai.

Bài viết cho rằng, Viện nghiên cứu Pandia Calogeras – Bộ Quốc phòng Brazil đã tiến hành nghiên cứu đối với các phương thức hình thành chiến tranh tiềm tàng trước năm 2045, cho rằng, có vài loại xu thế có thể sẽ gây ảnh hưởng tới suy nghĩ về cách thức hình thành xung đột ở Đông Á.

Lực lượng mới ảnh hưởng tới an ninh

Hiện nay, đóng vai trò chính trong địa-chính trị trên đất liền và trên biển ở Đông Á là các quốc gia. Nhưng, giống như điều mà mọi người sớm biết được ở Trung Đông, Mỹ Latinh và các khu vực khác, các tập đoàn đa quốc gia và công ty địa phương có thể bất ngờ phủ bóng trên ma trận đe dọa.

Các phong trào ý thức hệ, tổ chức dân tộc, các nhóm tôn giáo và mạng lưới tội phạm xuyên quốc gia có thể sẽ tiếp tục nhấn mạnh sự tồn tại của họ ở châu Á-Thái Bình Dương, từ đó làm cho các vấn đề lo ngại của quốc gia không còn chỉ dừng ở những hòn đảo nhỏ không người ở. Sự phát triển của loại tình hình này có thể sẽ thúc đẩy triển khai hợp tác giữa các nước, đồng thời vì vậy làm thay đổi phương thức đưa ra kế hoạch chiến tranh của quân đội ở khu vực này.

Chiến tranh và phát triển không cân bằng

Xung đột tương lai của Đông Á sẽ xảy ra giữa các nước hay xuyên biên giới quốc gia? Sự phát triển kinh tế không cân bằng trầm trọng hơn có thể sẽ gây ảnh hưởng đến vấn đề này. Mặc dù giữa không cân bằng về kinh tế và xung đột rất khó vạch ra được một đường thẳng, nhưng tác phẩm gây tranh cãi của nhà kinh tế học Pháp Thomas Piketty đã đưa ra một số quan điểm đầy hiệu quả, tiềm ẩn.

Thomas Piketty cho rằng, mức độ phân phối của cải không cân bằng của rất nhiều quốc gia tiếp cận đến điểm cao nhất của lịch sử, điều này có thể sẽ dẫn đến vài nước xuất hiện “khủng hoảng chính quyền” mang tính hợp pháp, trong khi đó, những cuộc khủng hoảng này có thể sẽ gây ra rủi ro to lớn, thậm chí làm tan rã nội bộ chính quyền.

Đồng thời, Thomas Piketty nói rõ rằng, từ góc độ không cân bằng về của cải, chiến tranh giữa các nước lớn của thế kỷ 20 chứng minh là “ xe lu vĩ đại” (xe lăn đường). Những cuộc chiến tranh này từng tàn phá vô số tài sản, đã làm suy yếu sức mạnh của vài đế quốc châu Âu, đồng thời gây ra lạm phát và thuế suất cao, nhưng tất cả những điều này lại đem đến phân phối của cải cân bằng hơn ngày nay.

Tiến bộ của pháp luật và đạo đức

Luật xung đột vũ trang vốn được xây dựng để quản lý xung đột giữa các nước, nhưng đối mặt với sự thay đổi của hình thức xung đột, phản ứng của nó rất chậm chạp. Trong 10 năm qua, điều giới luật pháp suy nghĩ chính về chiến tranh là làm thế nào xây dựng và vận dụng quy tắc để quản lý xung đột giữa các lực lượng nhà nước và phi nhà nước.

Những tranh cãi này chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng quan trọng tới cách thức ứng phó chiến tranh của các nước Đông Á, nhưng một vấn đề lớn hơn đang xuất hiện lờ mờ: sự ra đời của hệ thống vũ khí tự động và bán tự động, sẽ tạo ra thách thức đối với cơ chế chỉ đạo sử dụng lực lượng vũ trang hiện có, thậm chí là trong xung đột giữa các nước.

Video đang HOT

Sau khi các nước tiếp nhận “sát thủ người máy”, các quy tắc liên quan có theo kịp không? Những quy tắc này sẽ ảnh hưởng thế nào tới quyết sách của chính phủ? Nhưng, đặc điểm của luật pháp quốc tế chính là có thể không ngừng phát triển và điều chỉnh theo môi trường mới, có thể mọi người sẽ nhìn thấy sự điều chỉnh như vậy sau khi có nhận thức nhiều hơn về cuộc chiến chống k.hủng b.ố.

Năng lực phối hợp hành động của Quân đội Mỹ và khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ ở mức độ rất lớn quyết định triển vọng xảy ra xung đột với Trung Quốc trong tương lai. Tương tự, tiến hành “hy sinh” để chia sẻ vũ lực, nguyện vọng tiếp nhận điều này của các nước đối tác sẽ có thể biểu hiện rõ nhất ở quyết tâm ngăn chặn Trung Quốc của họ.

Tính tương thích về công nghệ chỉ là một phần của vấn đề, các nước đối tác cần hợp tác để đảm bảo tính ăn khớp về chiến thuật và hành động. Cuối cùng, họ còn cần xem xét trước những yêu cầu và cảnh báo của nhà cầm quyền chính trị.

Muốn xác định xu thế quân sự và an ninh sau khoảng hơn 30 năm xưa nay là rất nguy hiểm. Nhìn lại quá khứ, rất khó tưởng tượng các nhà phân tích vào năm 1985 có thể dự đoán thế nào về tình hình của năm 2015.

Theo Giáo Dục

Hoa Đông nguy hiểm vì Nhật – Trung “ăn miếng trả miếng”

Nếu Nhật Bản và Trung Quốc không hành động để giải quyết mâu thuẫn ở Hoa Đông, bất kỳ tính toán sai lầm nào cũng dẫn tới hậu quả khôn lường.

"Khẩu chiến" Nhật - Trung tại Shangri-La

Tại sự kiện Đối thoại Shangri-La 13, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tướng Trung Quốc Vương Quán Trung đã "lời qua tiếng lại" về lối hành xử của 2 nước.

Ông Abe tuyên bố thẳng rằng Nhật Bản sẽ ủng hộ các quốc gia ASEAN trong các cuộc tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Đông, nhấn mạnh tầm quan trọng của luật pháp quốc tế và gián tiếp chỉ trích cách tiếp cận của Trung Quốc về vấn đề tranh chấp lãnh thổ.

Đáp lại, ông Vương cáo buộc ông Abe đã khiêu khích và gây thêm rắc rối. Cuộc "khẩu chiến" Nhật - Trung nói trên phản ánh tình hình leo thang nguy hiểm trên biển Hoa Đông có thể rất khó "hạ nhiệt". Do hai bên đều mặc định rằng nước kia sẵn lòng khơi mào một cuộc xung đột, Bắc Kinh và Tokyo không cùng nhau đàm phán để xây dựng qui tắc hợp tác giữa các lực lượng vũ trang của hai bên.

Hoa Đông nguy hiểm vì Nhật - Trung ăn miếng trả miếng - Hình 1

Máy bay chiến đấu Su-27 của Trung Quốc bị Nhật cáo buộc áp sát máy bay trinh thám của nước này.

Vấn đề đang gây căng thẳng trực tiếp là vụ một máy bay chiến đấu SU-27 của Trung Quốc áp sát 2 máy bay do thám của Nhật Bản với khoảng cách vài chục mét.

Khu vực xảy ra vụ việc thuộc khu vực trùng nhau giữa "Vùng phòng không xác định" của hai nước. Nhật - Trung đổ lỗi cho nhau vì đã xâm phạm không phận của quốc gia mình.

Ban đầu, Bắc Kinh cáo buộc máy bay Nhật Bản tiến vào khu vực mà Trung Quốc và Nga đang tiến hành tập trận hải quân chung vì thế Trung Quốc buộc phải điều động máy bay chiến đấu ra chặn máy bay Nhật Bản do thám và quấy rầy các cuộc tập trận. Nhật Bản phủ nhận cáo buộc này và cho rằng vụ việc trên xảy ra ở ngoài khu vực tập trận và máy bay của nước này đang tiến hành các hoạt động thu thập thông tin như thường lệ tại không phận quốc tế.

Quốc gia nào có lỗi?

Có nhiều cách diễn giải khác nhau về hành vi của các nước tại vùng biển/không phận quốc tế. Trước hết xét tới hành động của quân đội hai bên. Do vụ việc diễn ra tại không phận quốc tế nên theo phần lớn cách diễn giải về luật pháp quốc tế, Nhật Bản không bị cấm thu thập thông tin ở khu vực này. Tương tự, Trung Quốc và Nga cũng không bị cấm tổ chức các cuộc tập trận chung ở đây. Theo góc nhìn này, hành động của cả hai nước đều phù hợp với luật pháp quốc tế.

Tuy vậy, mặc dù không có luật quốc tế nào quy định về hành vi của các nước về vấn đề tập trận chung trên vùng biển quốc tế, các quốc gia nên tránh khu vực đang diễn ra tập trận cho tới khi cuộc tập trận kết thúc. Nếu máy bay Nhật Bản bay vào khu vực Nga và Trung Quốc tập trận chung thì đó sẽ là lỗi của Nhật Bản, đặc biệt sau khi Trung Quốc đã thông báo trước về cuộc tập trận. Tuy nhiên, vấn đề này còn đang gây tranh cãi do Nhật Bản bác bỏ kịch liệt cáo buộc của Trung Quốc.

Trung Quốc "phản pháo" bằng lập luận rằng Nhật Bản đã xâm phạm "Vùng phòng không xác định" của nước này. Luật quốc tế không bảo vệ "Vùng phòng không xác định" của bất kỳ quốc gia nào trừ không phận của vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia đó.

Hoa Đông nguy hiểm vì Nhật - Trung ăn miếng trả miếng - Hình 2

Vùng cấm bay (màu vàng) là nơi diễn ra tập trận Nga - Trung.

Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS), điều đó có nghĩa Trung Quốc chỉ có chủ quyền đối với không phận cách bờ biển nước này tối đa 12 hải lý. Cái gọi là "Vùng phòng không xác định" của Trung Quốc cách rất xa bờ biển nước này và do đó thiếu cơ sở luật pháp chắc chắn.

Nếu không tính tới các khác biệt nói trên, có một vấn đề nổi lên là thông thường các phi công phải duy trì một khoảng cách an toàn giữa các máy bay. Ví dụ, khi được điều động ra chặn các máy bay nước ngoài, máy bay Nhật Bản thường duy trì khoảng cách khoảng vài trăm mét so với các máy bay kia. Để gửi thông điệp cảnh cáo tới máy bay nước ngoài, máy bay Nhật Bản sẽ "vỗ cánh" hay hoặc gửi cảnh báo vô tuyến.

Các máy bay Trung Quốc không đưa ra các cảnh báo như vậy mà tiến sát máy bay Nhật ở khoảng cách nguy hiểm, có thể gây ra tai nạn khiến cả phi công Nhật Bản và Trung Quốc t.hiệt m.ạng.

Do máy bay Trung Quốc bay tốc độ cao hơn và bất ngờ hơn máy bay Nhật Bản, lỗi có hành động gây nguy hiểm hoàn toàn là thuộc về Trung Quốc.

Điều đó khiến Trung Quốc bị nhìn nhận là kẻ khiêu khích. Trong khi đó, chiến lược của Bắc Kinh trên biển Hoa Đông là tô vẽ sao cho các hành động của nước này chỉ là sự "phản ứng" trước các hành động của Nhật Bản bị Trung Quốc "gắn mác" là hành động khiêu khích.

Trong vụ việc trên, Trung Quốc "rêu rao" rằng nước này đang bảo vệ "Vùng phòng không xác định" của mình hành động xâm nhập của Nhật Bản. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Trung Quốc không nhận ra rằng họ đang "gậy ông đ.ập lưng ông". Lối hành xử của Trung Quốc khiến các quốc gia xung quanh sợ hãi và giúp chính sách cứng rắn với Trung Quốc của ông Abe càng dễ dàng được ủng hộ hơn.

Tuy nhiên, theo nhà phân tích Jeffrey W. Hornung (Mỹ), vụ việc trên cho thấy một xu hướng đáng lo ngại. Việc Trung Quốc liên tục có các hành động trên mức khiêu khích nhưng chưa tới mức gây chiến buộc Nhật Bản phải đối phó. Nếu hai bên tiếp tục "ăn miếng trả miếng", tính toán sai lầm có thể dẫn tới những hậu quả khủng khiếp. Vụ việc EP-3 diễn ra vào năm 2001 là một ví dụ.

Biến cố EP-3 có lặp lại trên biển Hoa Đông?

Vào năm 2001, một chiếc máy bay chiến đấu J-8 của Trung Quốc đ.âm vào một chiếc máy bay EP-3 của Hải quân Mỹ ngoài khơi đảo Hải Nam, Trung Quốc. Phi công Trung Quốc t.hiệt m.ạng còn phi hành đoàn trên chiếc máy bay EP-3 của Mỹ bị các quan chức Trung Quốc bắt giữ và thẩm vấn. Sau đó, các nhà ngoại giao hai bên đã phải hết sức cố gắng để chấm dứt căng thẳng Mỹ - Trung về vụ việc này.

Nhưng đó là vớĩ Mỹ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc không muốn tỏ ra yếu ớt trước Nhật Bản hay nhân nhượng về tuyên bố chủ quyền. Do đó, nếu một vụ "EP-3 thứ hai" xảy ra trên biển Hoa Đông, không biết vụ việc sẽ đi xa tới đâu.

Hoa Đông nguy hiểm vì Nhật - Trung ăn miếng trả miếng - Hình 3

Vì Nhật là đối thủ trực tiếp của Trung Quốc trong khu vực, nếu sự kiện EP-3 lặp lại, không ai có thể biết vụ việc sẽ đi xa đến đâu. Trong ảnh là chiếc J-8 của Trung Quốc bị phi hành đoàn EP-3 chụp lại.

Một Trung Quốc với tinh thần dân tộc dâng cao và nỗi đau lịch sử đối đầu với một Nhật Bản đang sẵn lòng cứng rắn với Trung Quốc khiến nếu một sai lầm dù nhỏ nhất cũng có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát và gây ra những hậu quả khôn lường.

Chính vì lí do đó, Bắc Kinh và Tokyo nên thức tỉnh và hành động. Có thể các cuộc tranh chấp chủ quyền về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư chưa thể được giải quyết trong nay mai nhưng do tình hình đối đầu ngày càng nguy hiểm, Bắc Kinh và Tokyo phải hành động.

Nhật - Trung phải làm gì?

Để kiểm soát tình hình, Nhật - Trung có rất nhiều việc phải làm. Trước hết, hai nước cần xây dựng quy tắc rõ ràng cho các lực lượng vũ trang của hai bên nhằm giảm nguy cơ xảy ra biến cố ngoài mong muốn. Nhật - Trung nên ký kết một thỏa thuận "Các biến cố trên biển", quy định cách liên lạc, ứng xử và ngăn chặn các biến cố leo thang thành xung đột. Hoặc hai nước có thể thành lập cơ chế liên lạc hàng hải, ví dụ như lập đường dây nóng, để các lực lượng của hai bên liên lạc với nhau tốt hơn. Trước đây, Nhật Bản đã có các thỏa thuận như vậy với Nga và có vẻ các thỏa thuận đó rất hiệu quả.

Hoa Đông nguy hiểm vì Nhật - Trung ăn miếng trả miếng - Hình 4

Trung Quốc và Nhật Bản nên xây dựng các bộ quy tắc về liên lạc và ứng xử để giảm nguy cơ xảy ra biến cố ngoài mong muốn.

Nếu hai quốc gia thấy khó đạt được các cơ chế song phương như vậy, có thể lựa chọn khác là một thỏa thuận đa phương. Tại Hội nghị chuyên đề Hải quân Tây Thái Bình Dương vừa qua, các quốc gia tham gia - bao gồm Trung Quốc và Nhật Bản - đã thông qua "Bộ quy tắc về các tình huống đối đầu bất ngờ trên biển". Mặc dù không có tính ràng buộc pháp lý, bộ quy tắc này đưa ra các nghi thức tiêu chuẩn về quy trình an toàn, các chỉ dẫn cơ bản về cách thức liên lạc và hành động để các tàu và máy bay hải quân tuân thủ trong trường hợp xảy ra đối đầu ngoài ý muốn trên biển. Nhật Bản và Trung Quốc có thể chi tiết hóa bộ quy tắc này.

Mặc dù quan hệ song phương căng thẳng, Nhật Bản và Trung Quốc có động cơ để hành động. Cả Nhật Bản và Trung Quốc đều không muốn xảy ra xung đột bắt nguồn các lỗi của quân nhân.

Nhật Bản, nước có nền quốc phòng mạnh nhất trong số các đối thủ của Trung Quốc, đang liên kết với các nước ASEAN để đối phó với lối hành xử hiếu chiến của Bắc Kinh. Nhật Bản cũng đang thực hiện các thay đổi quan trọng giúp nước này có thêm lực đối đầu với Trung Quốc.

Điều đó có nghĩa Bắc Kinh càng có động lực phải giải quyết tranh chấp với Tokyo do Trung Quốc sẽ phải đối phó với một liên minh các quốc gia đối thủ.

Tuy nhiên, xét cho cùng việc giải quyết căng thẳng trên biển Hoa Đông đòi hỏi nỗ lực từ cả hai phía. Nếu Tokyo và Bắc Kinh không thể giải quyết được tình trạng đó, trong tương lai có thể Đối thoại Shangri-La sẽ có thêm những cuộc "khẩu chiến" kịch liệt hơn hay các cuộc đối đầu trên không tại vùng biển Hoa Đông sẽ diễn ra nhiều hơn và nguy hiểm hơn.

Theo Kiến Thức

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

    Tiêu điểm

    LB Nga giảm mạnh lượng xăng dầu xuất khẩu
    12:18:26 06/07/2024
    Mưa lũ ảnh hưởng đến trên 1,5 triệu người ở Trung Quốc
    13:36:48 05/07/2024
    Pháp: Lãnh đạo phe cực hữu kêu gọi không cho Ukraine dùng vũ khí Pháp tấn công Nga
    23:11:09 06/07/2024
    Nghĩa trang ở Thái Lan chiếu phim cho người đã khuất
    22:42:21 05/07/2024
    Doanh thu từ dầu khí của Nga dự kiến giảm mạnh trong năm 2024
    12:01:19 05/07/2024
    Điều kiện sống khó khăn đối với các hộ gia đình Nhật Bản
    05:59:18 07/07/2024
    Liên quân Mỹ, Anh không kích mục tiêu của Houthi ở Yemen
    12:25:57 05/07/2024
    Nền kinh tế Mỹ đang giảm tốc
    12:19:10 06/07/2024

    Tin đang nóng

    Người tố Nam Thư giật chồng đăng clip 6 phút: Run rẩy khi đọc tin nhắn, con trai kể 1 chi tiết g.ây s.ốc
    07:02:53 07/07/2024
    Nam Thư để lộ bằng chứng liên quan đến người đàn ông trong drama giật chồng?
    06:35:55 07/07/2024
    Xôn xao loạt tin nhắn mẹ chồng hăm dọa con dâu vì "bóc phốt" chồng ngoại tình trên MXH
    06:24:31 07/07/2024
    Thúy Ngân kể hậu trường cảnh gào khóc gây chú ý trên màn ảnh Việt
    06:15:22 07/07/2024
    Clip hot: Son Ye Jin lần đầu tiết lộ lý do phải lòng Hyun Bin
    06:19:21 07/07/2024
    Ly hôn nửa năm, tôi c.hết sững thấy vợ cũ đẫy đà trong chiếc váy ngắn, nghe em nói một câu mà tôi cả đêm thức trắng
    09:35:29 07/07/2024
    Mỹ nam là "báu vật của showbiz" về quê chăn vịt
    06:31:37 07/07/2024
    Loạt khoảnh khắc Hiền Hồ trên sân pickleball: Visual nổi bật nhưng không thấy nụ cười, thi đấu quyết tâm nhưng thành tích "sấp mặt"!
    07:45:43 07/07/2024

    Tin mới nhất

    Chủ trương chính của Tổng thống đắc cử Iran

    11:05:23 07/07/2024
    Ông cũng chỉ trích các yêu cầu nghiêm ngặt về khăn trùm đầu đối với phụ nữ và vận động bỏ phiếu cho các vị trí thuộc tầng lớp trung lưu. Ông Pezeshkian nói rằng ông phản đối việc kiểm duyệt internet.

    Campuchia hợp tác với Nhật Bản rà phá bom mìn tại Ukraine

    11:02:22 07/07/2024
    Campuchia được coi là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về các biện pháp đối phó bom mìn. Quốc gia Đông Nam Á này đã hợp tác với Nhật Bản để rà phá bom mìn từ năm 1998.

    Australia: Cháy nhà tại Sydney khiến ít nhất 3 trẻ nhỏ t.hiệt m.ạng

    10:54:17 07/07/2024
    Ngày 7/7, cảnh sát bang New South Wales của Australia cho biết ít nhất 3 t.rẻ e.m, trong đó có 1 b.é g.ái 10 tháng t.uổi và 2 b.é t.rai lần lượt 2 và 4 t.uổi, đã t.hiệt m.ạng trong một vụ cháy nhà ở thành phố Sydney.

    Đàm phán về Yemen đạt đột phá trong vấn đề trao đổi tù nhân

    10:50:58 07/07/2024
    Phát biểu với hãng thông tấn Saba, người phát ngôn chính thức của phái đoàn Chính phủ Yemen, ông Majid Fadail cho biết các cuộc đàm phán đã đạt được một số bước đột phá trong vấn đề những người bị bắt cóc và bị cưỡng ép bắt bớ.

    Nam Phi là quốc gia thân thiện nhất thế giới

    10:40:53 07/07/2024
    Sau Nam Phi, Hy Lạp đứng ở vị trí thứ 2 với 33,71 điểm, trong khi Croatia ở vị trí thứ 3 với 33,5 điểm. Tiếp đó là Mexico và Thụy Điển.

    Đội tàu hải quân Nga rời Venezuela

    07:11:47 07/07/2024
    Thủy thủ đoàn trên tàu Hải quân Nga cũng thăm Đền thờ Quốc gia Panteón ở thủ đô Caracas và một số địa điểm lịch sử-văn hóa khác.

    Tân Thủ tướng Anh dừng kế hoạch trục xuất người tị nạn sang Rwanda

    07:04:38 07/07/2024
    Nhập cư ngày càng trở thành một vấn đề chính trị quan trọng kể từ khi Anh rời Liên minh châu Âu (hay còn gọi là Brexit) vào năm 2020, phần lớn nhờ cam kết kiểm soát biên giới của đất nước.

    100 ngày thử thách đối với ông Keir Starmer

    07:02:30 07/07/2024
    Rõ ràng, chiến thắng bầu cử vang dội đã mang về niềm vui rất lớn cho ông Starmer và Công đảng sau 14 năm ngồi trên băng ghế của phe đối lập. Nhưng con đường phía trước đang có rất nhiều khó khăn chờ đợi chính phủ mới của Anh.

    Nga và Iran ký thỏa thuận t.iền tệ

    06:53:52 07/07/2024
    Thống đốc Farzin nêu rõ những hướng dẫn cần thiết sẽ được công bố tới hệ thống ngân hàng và những người kinh doanh ngay sau khi ra mắt nền tảng tại Trung tâm Giao dịch t.iền tệ và vàng Iran để thực hiện các giao dịch bằng đồng rial ở nướ...

    Liệu Nga có thể dựa vào Ấn Độ để thúc đẩy nền kinh tế giữa xung đột với Ukraine?

    06:50:11 07/07/2024
    Bất chấp những chỉ trích từ phương Tây, New Delhi giải thích sự gia tăng này bằng cách viện dẫn mối quan hệ ổn định và hữu nghị truyền thống của Ấn Độ với Nga và sự phụ thuộc lớn vào dầu nhập khẩu.

    Chạy đua cứu hộ sự cố vỡ đê hồ nước ngọt lớn thứ hai của Trung Quốc

    06:40:13 07/07/2024
    Về phần mình, Thủ tướng Lý Cường chỉ thị nỗ lực hết sức để giải quyết tình trạng khẩn cấp, kiểm soát tình hình, bố trí chỗ ở phù hợp cho những người bị ảnh hưởng và tăng cường tuần tra các hồ chứa và bờ kè.

    Bầu cử Mỹ: Đảng Dân chủ chia rẽ sau màn tranh luận của Tổng thống Biden

    06:35:41 07/07/2024
    Cuộc thăm dò mới nhất của tờ Wall Street Journal cho thấy, lập luận của Tổng thống Mỹ Joe Biden rằng ông là ứng cử viên tốt nhất để đ.ánh bại đối thủ Donald Trump có thể đang sụp đổ.

    Có thể bạn quan tâm

    Vẻ đẹp hoang sơ thác Pác Hảu, Tuyên Quang

    Du lịch

    11:48:26 07/07/2024
    Thác Pác Hảu thuộc xã Sơn Phú (Nà Hang), cách trung tâm thị trấn chưa đầy chục cây số. Nhiều người ưa khám phá đã biết đến Pác Hảu như một điểm du lịch sinh thái lý tưởng

    Nhận miễn phí ngay game siêu chất lượng, đồ họa quá đẹp, giá ban đầu lên tới gần 200.000

    Mọt game

    11:43:18 07/07/2024
    Những món quà tặng miễn phí trên Epic Games Store đã dần trở thành thói quen đối với tất cả các game thủ, và đây cũng là điều mà nền tảng này hướng tới ngay từ khi ra mắt vào năm 2019.

    Rộ clip Nam Thư giật chồng, bị "bắt ghen" giữa phố đến "ăn" 50 cái tát bầm dập

    Sao việt

    11:10:28 07/07/2024
    Giữa lúc tin đồn giật chồng còn đang lan truyền rần rần những ngày qua thì trên mạng xã hội bất ngờ xuất hiện đoạn clip Nam Thư bị chính thất tát 50 cái gây xôn xao và được dân tình chú ý.

    Mặc quần áo cao cấp vào mùa hè thế nào?

    Thời trang

    11:10:00 07/07/2024
    Mùa hè là thời điểm lý tưởng để bạn diện những trang phục cao cấp, thể hiện phong cách thời trang sành điệu và cá tính. Tuy nhiên, để mặc đồ cao cấp vào mùa hè một cách thanh lịch, thoải mái và tỏa sáng, bạn cần lưu ý một số điều sau đâ...

    'Hệ tư tưởng' Bích Phương chỉ thích nằm dạo này sắc vóc 'slay' hết chỗ chê

    Làm đẹp

    11:09:56 07/07/2024
    Bích Phương nhiều lần tự nhận mình là người lười nhất Việt Nam, chỉ thích nằm và ít khi ra ngoài. Vậy làm thế nào để cô giữ được vóc dáng chuẩn nét khiến vạn người mê như vậy?

    T.rúng s.ố độc đắc đúng ngày 7/7/2024, 3 con giáp phát tài rực rỡ, t.iền bạc không lúc nào cạn

    Trắc nghiệm

    10:58:52 07/07/2024
    3 con giáp rũ bùn đứng dậy sáng loà , sự nghiệp phát tài rực rỡ, t.iền bạc không lúc nào cạn. Người t.uổi Dần sẽ có vận may bùng nổ, buôn may bán đắt và cầu được ước thấy

    Chị vợ khóc nấc tung clip 6 phút vạch trần Nam Thư, xé lòng câu nói của con trai

    Netizen

    10:44:18 07/07/2024
    Drama Nam Thư bị tố giật chồng đang là đề tài nóng được cư dân mạng vô cùng quan tâm. Dù chính chủ đã lên tiếng phủ nhận, tuyên bố đang bị vu khống, nhưng bên phía người phốt, cụ thể là chị vợ vẫn chưa chịu ngưng, cô đăng clip vạch trần...

    Trước lúc qua đời, em dâu để lại cho tôi nửa tỷ và dặn dò một việc khiến vợ chồng tôi rơi vào tình cảnh bị quấy rối liên tục

    Góc tâm tình

    10:42:03 07/07/2024
    Ngày em gọi điện về thông báo kết quả, cả nhà tôi ai nấy đều bàng hoàng và thương em lắm. Tôi lấy chồng được 8 năm nay. Gia đình chồng có hai anh em, chồng tôi là cả.

    Diva Hồng Nhung khoe cách giấu ổ điện trong penthouse 450m2, gợi nhớ cách giấu đồ trong nhà tài tình của một MC VTV

    Sáng tạo

    10:42:00 07/07/2024
    Kể từ khi có cơ ngơi mới là penthouse tại TP.HCM, Hồng Nhung liên tục chia sẻ đầy hào hứng về những cách chăm sóc, trang hoàng nhà cửa. Cô Bống còn khoe bí kíp che giấu ổ điện tài tình

    Vụ tai nạn lao động ở Bình Dương: Xác định nguyên nhân ban đầu

    Tin nổi bật

    10:31:19 07/07/2024
    Bồn phía trên có chiều ngang 3m, dài 6m, cao 5m. Nóc bồn chứa bột gỗ có 1 đường ống dẫn dùng để chứa bụi gỗ, thông từ phía trong nhà xưởng sản xuất ra bên ngoài và đưa lên hệ thống xử lý trên bồn.

    Giả danh Công an chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

    Pháp luật

    10:23:45 07/07/2024
    Ngày 7/7, thông tin từ VKSND huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá cho hay, đơn vị vừa phê chuẩn các Quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Vũ Văn Khởi (SN 1993)