4 loại đồ uống gây bệnh mãn tính trẻ em nào cũng thích, nguy hiểm đến nỗi bác sĩ nhi khoa phải liệt vào “danh sách đen”
Có một thực tế phũ phàng rằng, đồ uống gì càng ngon lại càng dễ gây hại bởi chúng chứa nhiều hóa chất gây kích thích vị giác, nhất là 4 loại mà trẻ em nào cũng thích này.
Theo ông Xiao Jiu, chuyên gia dinh dưỡng tại Bệnh viện Đại học Chiết Giang (Trung Quốc), hiện nay nhiều trẻ em và thanh thiếu niên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe tổng quát đã phát hiện mắc chứng tăng axit uric trong máu. Đặc biệt là ở học sinh THPT, mức axit uric luôn dao động ở mức 400umol/l.
Tình trạng tiểu đường ở trẻ em ngày một tăng lên bởi thói quen uống quá nhiều đồ uống có đường.
Trả lời trên tờ Aboluowang, ông Xiao thật sự rất sốc và đặt ra câu hỏi tại sao trẻ em ở độ tuổi dưới 15 thôi mà lại mắc căn bệnh của người lớn được. Chưa kể đến việc tăng axit uric trong máu sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ cao huyết áp, tiểu đường loại 2 và bệnh thận mãn tính.
Để giải đáp cho câu hỏi này, ông Xiao cũng cho biết nguyên do chính bởi việc trẻ em và thanh thiếu niên bây giờ đã uống quá nhiều đồ uống có đường. Thế nên, nếu nhà chị em nào có con trẻ thường xuyên uống 4 loại đồ uống bị bác sĩ nhi khoa liệt vào danh sách đen này thì phải bỏ ngay:
1. Đồ uống có gas
Phải khẳng định một điều rằng, không có một đứa trẻ nào là không thích đồ uống có gas cả. Chúng thật sự rất thơm ngon và gây kích thích vị giác khi ăn chung với đồ ăn vặt, nhất là kết hợp với gà rán hay thực phẩm chiên khác.
Tuy nhiên, loại đồ uống này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe chút nào. Uống đồ có gas dễ làm mòn xương dẫn đến loãng xương, gây ra các vấn đề về thận và ảnh hưởng đến việc phát triển chiều cao sau này. Do vậy, nếu chị em muốn con mình lớn lên cao to khỏe mạnh thì phải hạn chế cho chúng uống ngay từ giờ.
2. Nước ép trái cây đóng hộp
Nhiều người thường hiểu lầm nước ép trái cây rất tốt cho sức khỏe. Nhưng chỉ hoàn toàn đúng nếu như bạn ép từ trái cây tươi và uống ngay tại chỗ, còn đồ đóng hộp thì không.
Tốt nhất cha mẹ hãy mua trái cây tươi về rồi tự ép cho con em uống chứ đừng mua đồ hộp nhé.
Nước ép trái cây nếu để quá lâu không uống sẽ làm chất dinh dưỡng bị giảm đi rất nhiều, các cellulose trong trái cây gần như mất đi hoàn toàn. Ngoài ra, lượng đường trong nước ép trái cây đóng hộp thường vượt ngưỡng cần thiết hàng ngày. Việc uống quá nhiều như một cách gián tiếp đẩy con bạn đến gần hơn với bệnh tiểu đường đấy.
3. Các loại sữa nhiều hương vị
Khi nghĩ đến việc bổ sung dinh dưỡng cho gia đình, các bà nội trợ thường sẽ chọn các loại sữa hỗn hợp nhiều hương vị phù hợp với con trẻ. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết các loại đồ uống này thường chứa khá nhiều hương liệu và phụ gia, hoàn toàn gây hại cho sức khỏe của trẻ. Hơn nữa, giá trị dinh dưỡng của chúng lại quá ít và không thể sánh bằng sữa nguyên chất.
Video đang HOT
4. Đồ uống chức năng
Kết quả nghiên cứu mới nhất đã cho thấy, các loại đồ uống chức năng như nước tăng lực làm tăng nguy cơ đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim, bệnh tim, động kinh và có thể gây tử vong nếu cơ thể trẻ quá yếu. Nguy hiểm hơn, tỷ lệ này lại càng tăng nếu trẻ có sức đề kháng thấp thường xuyên uống phải.
Trước tình hình này, các chuyên gia từ Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ, Học viện Nha khoa Hoa Kỳ, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ và Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã cùng ban hành một hướng dẫn toàn diện cho đồ uống ở trẻ em, với hy vọng sẽ giúp cha mẹ đưa ra lựa chọn tốt hơn:
- Từ 0 ~ 6 tháng tuổi: Tập trung hoàn toàn vào sữa mẹ. Nếu không đủ, các mẹ bỉm sữa có thể lựa chọn các loại sữa bột phù hợp.
- Từ 6 ~ 12 tháng tuổi: Ngoài sữa mẹ và sữa bột, cha mẹ có thể cho con trẻ ăn thức ăn đặc kèm với một ngụm nước nhỏ để dễ nuốt hơn.
- Từ 12 ~ 24 tháng tuổi: Phụ huynh có thể cho con em uống thêm sữa nguyên chất và ăn vài lát trái cây nhỏ để bổ sung dinh dưỡng.
- Từ 2 ~ 5 tuổi: Nên chọn sữa ít béo hoặc các loại nước trái cây tự vắt.
- Dưới 5 tuổi: Tuyệt đối tránh các loại sữa nhiều hương vị, đồ uống chứa caffeine, và đồ uống ngọt bởi chúng không cung cấp dinh dưỡng gì cho con bạn, trái lại còn gây hại đến sức khỏe.
Theo Aboluowang/Helino
Mùa Đông: Cẩn trọng khi đốt lửa sưởi ấm
Những ngày qua, liên tiếp phát hiện những vụ người dân phải nhập viện, thậm chí tử vong khi đốt than để sưởi ấm. Các chuyên gia y tế khuyến cáo tuyệt đối không được sử dụng hình thức đốt cháy để sưởi ấm hoặc nấu nướng trong không gian kín, kể cả dùng khí gas.
Anh minh hoa
Tử vong vì đốt than sưởi ấm
Mùa đông nhiệt độ xuống thấp, nhiều người Việt có thói quen đốt lửa, đốt than để sưởi ấm, thế nhưng đốt lửa, đốt than trong các không gian khép kín lại dẫn đến nguy cơ ngộ độc khí cacbon, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. nhất là người già, phụ nữ và trẻ em.
Ngày 4/12, Khoa Cấp cứu chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh điều trị cho bà Trần Thị X. (65 tuổi) và con gái Lê Thị D. (28 tuổi, cùng trú Thạch Bằng, Lộc Hà) bị ngộ độc khí CO.
Khoảng 5h người nhà gõ cửa phòng chị D. nhưng không thấy ai trả lời. Khi đạp cửa xông vào, họ phát hiện chị D. cùng bà X. nằm bất tỉnh, toàn thân cứng đờ, còn bé trai con chị này đang nằm bên cạnh, tỉnh táo.
Ngay lập tức các nạn nhân được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Qua kiểm tra, bác sĩ kết luận chị D. và bà X. bị ngộ độc khí CO. Sức khỏe bệnh nhân hiện đã ổn định, đang được theo dõi tích cực.
Người thân cho biết, chị D. vừa sinh con trai 3 ngày tuổi, do trời trở lạnh, bà X. đốt than củi trong lò, đặt dưới giường sưởi ấm cho hai mẹ con chị này rồi ngủ lại trong phòng.
Trước đó, tại Kon Tum một sản phụ đã không được may mắn như vậy. Người này đã tử vong do đốt than sưởi ấm trong phòng. Theo thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Kon Plông (Kon Tum) đơn vị vừa tiếp nhận 3 bệnh nhân trong một gia đình nhập viện cấp cứu sau khi đốt lửa sưởi ấm, trong đó một người đã tử vong.
Nạn nhân tử vong là chị M.T.T (22 tuổi, trú thôn Măng Đen, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông).
Cụ thể, trưa ngày 20/11, Trung tâm Y tế huyện Kon Plông tiếp nhận bệnh nhân T vào cấp cứu với các triệu chứng khó thở, tức ngực, gọi hỏi kém đáp ứng, rối loạn ý thức. Ngoài bệnh nhân T, người chồng và con mới 3 ngày tuổi cũng phải vào viện cấp cứu.
Kết quả xét nghiệm, các bệnh nhân đều có chỉ số oxy trong máu thấp, nồng độ CO cao.
Theo thông tin từ người nhà, chị T vừa sinh con, do thời tiết giá rét nên nhóm lửa để sưởi ấm dẫn đến ngạt khí. Dù bệnh viện đã tận tình cứu chữa, nhưng bệnh nhân T đã tử vong sau đó.
Cũng thời điểm này năm ngoái, gia đình 4 người tại Nghệ An cũng phải nhập viện do ngộ độc khí CO, trong đó 1 người tử vong trước khi đến nhập viện. Nguyên nhân xuất phát từ việc đốt than sưởi ấm trong nhà với cửa khép kín. Vào năm 2017, một bệnh nhân nam ở Hải Phòng cũng phải chuyển lên Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu trong tình trạng hôn mê, tổn thương não do đốt than sưởi ấm.
Đây chính là hồi chuông cảnh báo tất cả mọi người. Nhất là nhóm đối tượng phụ nữ sau sinh, người cao tuổi, trẻ nhỏ, những người có sức khỏe, đề kháng yếu.
Anh minh hoa
Không được đốt than sưởi ấm trong phòng kín!
Theo PGS.TS Trần Hồng Côn (Giảng viên Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội), ngạt khí CO trong quá trình đốt bếp than diễn ra rất từ từ, nạn nhân thường chìm vào giấc ngủ mà không biết là mình rơi vào tình trạng nguy hiểm, có thể mất mạng ngay sau đó.
"Khí CO, CO2 sẽ dần dần chiếm trọn không gian, rút hết khí oxy khỏi không khí, khiến chúng ta không có khí oxy để thở, dẫn đến tử vong", ông Côn nói.
Khí CO, CO2 tỏa ra từ bếp than, củi sẽ dần dần chiếm trọn không gian, rút hết khí oxy khỏi không khí, khiến chúng ta không có khí oxy để thở, dẫn đến tử vong.
Điều đáng nói là khí CO, CO2 không có mùi vị, không gây đau đớn, do đó người bị ngạt khí không có phản ứng tự vệ, may mắn thì được người khác trông thấy và kéo ra cứu sống. Trong trường hợp được kéo ra ngoài, chữa khỏi ngạt khí CO, CO2, bạn vẫn có khả năng bị tổn thương não, dễ mắc các chứng bệnh giảm trí nhớ, liệt cơ mặt, liệt vận động...
Theo các chuyên gia y tế, nếu sưởi ấm than trong phòng kín, người ở bên trong sẽ cảm thấy ngột ngạt, mệt mỏi và rơi vào hôn mê, nguy hiểm. Việc sử dụng thiết bị đốt cháy nhiên liệu trong phòng kín như máy phát điện, bếp than, lò than,... sẽ tiêu thụ oxy rất nhanh, đồng thời sinh ra khí CO2 và CO. Khí CO2 gây ngạt thở, còn CO gây ngộ độc, cả 2 khí tạo thành một hỗn hợp nguy hiểm.
Chuyên gia khẳng định, khí CO khi hít phải sẽ nhanh chóng ngấm vào máu và cướp đi lượng oxy mà máu cung cấp cho cơ thể, dẫn đến đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, cơ thể yếu ớt, buồn nôn, đau ngực và lẫn lộn. Nếu hít phải lượng lớn có thể bất tỉnh, tử vong cực nhanh.
Nhiều người cho rằng, khi đốt than sưởi ấm, chỉ cần hé mở một phần cửa sổ là có thể thông gió, không nguy hiểm tính mạng. Chuyên gia cảnh báo, đây là suy nghĩ cực sai lầm bởi lẽ khi hít phải, khí CO vẫn ngấm độc từ từ, đặc biệt là với phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người già mắc bệnh mãn tính như phổi, tim mạch...
Nguy cơ bỏng
Ngoài sự nguy hiểm khi sưởi ấm bằng than, củi trong phòng kín gây thiếu oxy dẫn đến ngạt khí. Một nguy cơ cũng đáng được quan tâm là có thể bị bỏng khi ngã vào chậu than, chậu đốt củi. Không chỉ có vậy, kể cả các thiết bị sưởi ấm bằng điện nếu không cẩn thận cũng có thể bị bỏng.
Vụ việc người đàn ông ở Bắc Giang ngã vào than củi, cả cánh tay cháy đen và phải cắt bỏ gây xôn xao dư luận cũng như xót xa.
Theo chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Hải An, Trường khoa Hồi sức Cấp cứu, Viện Bỏng Quốc gia, vết bỏng trên tay bệnh nhân nhân Nguyễn Văn D., ở Bắc Giang quá sâu, điều trị không tiến triển nên cuối cùng vẫn phải cắt cụt 2/3 cánh tay.
Được biết, bình thường gia đình anh D. dùng bếp ga nấu ăn, nhưng những ngày rét, để tiết kiệm chi phí nên đã dùng củi đốt trong nhà để sưởi và nấu nước tắm. Sự việc không may xảy ra trong lúc vợ đi vắng, anh D. lên cơn động kinh, ngã vào bếp củi khiến cánh tay bị bỏng nặng.
Vì vậy, vào mùa đông, cách tốt nhất là nên mặc ấm, ở trong nhà kín gió, đóng cửa sổ. Nếu có điều kiện thì nên dùng điều hòa 2 chiều để giữ ấm. Nếu không có điều kiện thì nên giữ ấm bằng quần áo, khăn, mũ len sẽ tốt hơn là cách dùng than, củi để sưởi ấm.
Theo các chuyên gia y tế, đối tượng dễ bị bỏng khi sưởi ấm bằng cách thô sơ này là người già. Bởi người già có xương yếu, khi ngồi lâu và đứng lên có thể bị choáng, ngã vào lửa, than. Không chỉ người già mà trẻ nhỏ nô đùa bên cạnh các chậu than hay bếp lửa cũng có thể bị ngã gây bỏng nặng.
Nếu dùng cách này để sưởi ấm cho người già hoặc người bị ốm, bênh, cần có sự giám sát của người nhà nhằm tránh những tình huống đáng tiếc. Tuyệt đối không cho trẻ chơi đùa xung quanh chậu than, bếp lửa để tránh bị ngã vào.
Trong trường hợp không may xảy ra bỏng, người nhà cần hỗ trợ ngay với nạn nhân để tách ra khỏi than, lửa, tháo phần quần áo bị cháy để vết bỏng không lan rộng. Bên cạnh đó, cần dùng nước mát để dội lên vết bỏng và chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, sơ cứu.
Tuấn Anh
Theo baophapluat
Người già, trẻ nhỏ nhập viện vì lạnh Thời tiết tại TPHCM và khu vực phía Nam chuyển lạnh mấy ngày qua khiến nhiều người lớn lẫn trẻ con bị ho, hắt hơi, cảm cúm... Tại Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1, mặc dù là ngày thứ bảy và đã quá trưa nhưng tại Khoa khám theo yêu cầu có rất nhiều phụ huynh bế con chờ đợi để được khám....